Một số tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹcủa công ty cp may xuất khẩu đại đồng (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CP MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG

3.4. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty

3.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Tốc độ XK sang Mỹ tăng qua các năm nhưng tăng chậm và không đều

Mỹ là 1 trong những thị trường XK chủ lực của Đại Đồng. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của dịch bệnh mà tốc độ XK sang Mỹ của công ty chưa thực sự có sự đột phá.

Cụ thể kim ngạch XK sang Mỹ của công ty tăng nhưng tỷ trọng XK lại giảm. Năm 2020 kim ngạch XK sang Mỹ đạt 2,2 triệu USD chiếm 47,89% cơ cấu XK. Đến năm 2021 kim ngạch giảm nhẹ còn 2,1, triệu USD và chỉ chiếm 28,33% cơ cấu XK của công ty. Năm 2022 công ty ghi nhận sự tăng mạnh của kim ngạch XK sang Mỹ, lên đến 3,2 triệu USD, nhưng cơ cấu vẫn thấp, chỉ chiếm 29,86%.

Số lượng đối tác mới ở Mỹ còn ít

Việc thu thập thông tin về thị trường chủ yếu được thực hiện qua các phương tiện thông tin như mạng Internet, sách, báo... nên chưa theo sát được nhu cầu thường xuyên thay đổi của thị trường. Trong những năm vừa qua, phần lớn đơn đặt hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu mới chỉ dựa vào uy tín và những mối quan hệ bạn hàng lâu năm ở thị trường Mỹ, công ty vẫn chưa thể lên được kế hoạch thu hút được thêm nhiều bạn hàng mới.

Vẫn sử dụng phần lớn lao động trong xưởng may 1 và 2

Các loại máy móc công ty đầu tư chỉ góp phần hỗ trợ công nhân, 2 xưởng sản xuất của Công ty vẫn sử dụng 79% tổng số nhân lực, lên tới 1021 công nhân. Trong khi tự động hóa được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, in 3D, phân tích dữ liệu lớn, trí thông minh nhân tạo và robot sẽ dần dần thay

75

thế người lao động ở các dây chuyền sản xuất trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc. Công nghệ sản xuất của Đại Đồng chưa đáp ứng được xu thế sử dụng vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ biến trên thế giới.

Chưa đẩy mạnh Marketing, xúc tiến và quảng bá sản phẩm tại Mỹ

Các chiến dịch quảng cáo trên thị trường Mỹ không được Đại Đồng tiến hành rộng rãi và liên tục dài hạn. Chiến dịch thường chỉ trong một khoảng thời ngắn, khiến sản phẩm của Công ty bị khách hàng “lãng quên”. Chưa đầu tư phát triển Website, Facebook, thiết kế không đẹp mắt, việc cập nhật chưa thường xuyên. Đại Đồng chưa có kế hoạch sử dụng Instagram và Kol Marketing để quảng bá sản phẩm, hay là thâm nhập vào các trang thương mại điện tử phổ biến ở Mỹ như Amazon, Ebay, Target…trong khi nhu cầu mua sắm trực tuyến và sự ảnh hưởng bởi mạng xã hội của người Hoa Kỳ hiện nay là rất lớn

Phương thức XK thiếu đa dạng, trong đó gia công quốc tế vẫn là chủ yếu Hiện nay, Công ty mới chỉ có hai hình thức xuất khẩu chủ yếu là gia công quốc tế và xuất khẩu trực tiếp. Trong suốt giai đoạn 2020-2022, tỷ trọng phương thức xuất khẩu gia công quốc tế luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (hơn 70%) và tăng nhiều hơn so với phương thức xuất khẩu trực tiếp.

Trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế

Công ty chưa chú trọng đầu tư vào chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhân viên văn phòng. Số lượng nhân viên phòng kỹ thuật chỉ chiếm 3,13% trong cơ cấu nhân sự, trong khi cán bộ kỹ thuật giỏi còn ít, do công ty ít khi tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật tham gia các hội thảo chuyên ngành. Cán bộ phòng XNK hiếm khi được tham gia điều tra trực tiếp thị trường Mỹ, gây không ít khó khăn trong việc cập nhật xu thế thị trường. Năng lực của đội ngũ Marketing còn hạn chế, dẫn đến một phần nhỏ thư chào hàng được biên soạn chưa thật sự tốt, vẫn còn lỗi chính tả và ngữ pháp. Các lao động có trình độ phổ thông chiếm phần lớn 92% trong 2 xưởng may, có một số nhân viên có tuổi đời khá cao, gây cản trở cho việc tiếp cận các công nghệ hiện đại mới ngày nay.

b. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty

Nguyên nhân khách quan

76

- Thứ nhất, sự tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Năm 2019.

Đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trị giá 21 nghìn tỷ USD của Mỹ diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường quốc tế như việc biến động của tỷ giá và thị trường chứng khóan. Giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc và theo đó tác động đến các đơn hàng xuất khẩu. Tâm lý chung của người mua đều lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ leo thang nên các đơn hàng có số lượng nhỏ và ký theo tháng, từ đó gây sụt giảm sản lượng xuất khẩu hàng may mặc của Đại Đồng sang Mỹ.

- Thứ hai, sự tác động nặng nề của đại dịch Covid-19

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã đẩy nền kinh tế Mỹ đột ngột rơi vào suy thoái trong năm 2020 khiến tốc độ tăng trưởng GDP rơi xuống mức âm 3,5%.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics, nhu cầu tiêu dùng may mặc trên toàn cầu, dẫn đến hoạt động XNK của Đại Đồng gặp rất khó khăn.

Nước Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19 khiến Việt Nam bị tạm dừng các hoạt động thương mại quốc tế với Mỹ. Giãn cách, phong tỏa, hạn chế tiếp xúc khiến đơn hàng XK sang Mỹ của Đại Đồng giảm mạnh do bị hoãn, hủy đơn hàng, giãn tiến độ giao hàng.

Covid-19 làm giá nguyên liệu tăng chóng mặt, giá bông tăng hơn 20% so với năm 2020, giá sợi tăng khoảng 8-10%. Dịch bệnh còn làm đứt gãy chuỗi cung ứng khiến nguồn nguyên vật liệu không đủ cho sản xuất và đáp ứng các đơn hàng lớn, chỉ đủ cầm chừng cho các đơn hàng nhỏ.

- Thứ ba, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt

Sản phẩm may mặc XK sang Mỹ của Đại Đồng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn đến từ các cường quốc dệt may như Trung Quốc, Mexico, Bangladesh, Ấn Độ…và cả các doanh nghiệp thời trang đình đám trong nước như May 10, TNG, Kim Sơn, Thiên Nam.... Thực tế, với các mặt hàng cần đẩy giá thấp hay các mặt hàng đòi hỏi gia công phức tạp, phần lớn các doanh nghiệp Mỹ chọn đặt nguồn hàng từ Trung Quốc. Trong khi đó, với các mặt hàng cần phản ứng nhanh với thị trường hay mặt hàng thuộc nhóm cần bổ sung thường xuyên, các doanh nghiệp Mỹ sẽ tìm đến các quốc gia thuộc Tây bán cầu.

77

- Thứ tư, chưa chủ động được nguồn cung nguyên vật liệu trong nước

Do thiếu rất nhiều nguyên vật liệu để sản xuất, phụ thuộc đến 60% nguồn nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến Đại Đồng chủ yếu phải gia công cho nước ngoài. Đặc biệt, “người khổng lồ” Trung Quốc có sức chi phối mạnh mẽ chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu của Đại Đồng.

Hơn nữa, sản lượng, diện tích trồng bông trong nước còn quá ít. Một số nguyên phụ liệu khác mà trong nước đã sản xuất được thì giá thành lại cao hơn sản phẩm nhập khẩu (cao hơn 5%) và có chất lượng không ổn định, nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nguyên liệu. Trong nhiều năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho may mặc đã tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho Công ty.

- Thứ năm, tính liên kết kém giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may

Mối liên kết giữa các DN dệt may và DN sản xuất nguyên phụ liệu còn yếu kém, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau. Chưa có sự liên kết giữa một hoặc nhiều giai đoạn từ thiết kế, phát triển sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu, sản xuất hoàn thiện, phát triển thị trường, phát triển thương hiệu. Đơn cử, để tạo thành chuỗi giá trị thì doanh nghiệp phải liên kết theo chiều dọc, tức là tập hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của ngành để cung cấp cho nhà sản xuất. Trong khi đó, các DN Việt Nam nói chung và Đại Đồng nói riêng lại liên kết theo chiều ngang, tập hợp các DN sản xuất cùng một mặt hàng, dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau, như lôi kéo lao động, cạnh tranh về giá để lấy khách hàng của nhau.

Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, Đại Đồng có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn đầu tư còn hạn chế

Đại Đồng có quy mô vừa và nhỏ, điều kiện tài chính khó khăn, khả năng trả nợ trong ngắn hạn của công ty rất yếu, khả năng huy động vốn yếu từ việc vay vốn của các tổ chức tín dụng cho đến việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu… đều gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. Trong khi vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào công nghệ, đa dạng hóa mặt hàng, đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm…Tiền lãi của một vài hợp đồng nhỏ chưa chắc đã bù đắp lại được những chi phí đã bỏ ra cho hoạt động thúc đẩy XK ở Mỹ.

78

- Thứ hai, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên còn hạn chế Chất lượng nguồn nhân lực của Công ty còn nhiều bất cập, số lượng công nhân không đủ đáp ứng nhu cầu hàng đặt, trong khi đó số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao còn ít. Đại Đồng phải liên tục phải tuyển lao động, chủ yếu là lao động phổ thông rồi đào tạo. Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, chưa chủ động cập nhập về công nghệ mới trong sản xuất. Bộ phận nghiên cứu thị trường chưa được tách riêng rõ ràng, nhân viên chưa có chuyên môn cao. Khi mà những rào cản kỹ thuật ở Mỹ ngày càng khắt khe thì việc thiếu hiểu biết về thị trường sẽ làm cho các sản phẩm của Đại Đồng không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường đề ra.

- Thứ ba, Công ty chưa thực sự chủ động thường xuyên liên hệ với khách hàng cũ để duy trì thị trường hiện có cũng như tìm kiếm thị trường mới

Hoạt động phát triển thị trường của công ty còn rất nhiều hạn chế. Công ty vẫn còn thụ động ngồi chờ bạn hàng lâu năm đặt hàng, chứ chưa chủ động liên hệ trước với khách hàng cũ để chăm sóc khách hàng trong dịch vụ sau bán, cũng như tìm kiếm khách hàng mới. Công ty vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng, cũng như sự điều tiết xuất khẩu từ trên xuống. Một số đơn hàng Công ty vẫn phải dùng đến các trung gian môi giới do còn yếu trong khâu tìm khách hàng dẫn đến phải chia sẻ một phần lợi nhuận.

- Thứ tư, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm riêng

Việc sản phẩm chưa có thương hiệu, phần lớn là gia công cho các thương hiệu thời trang ở Mỹ, nên người tiêu dùng Hoa Kỳ chỉ nhận thấy sản phẩm mang thương hiệu đó nhưng không biết thực chất sản phẩm do Đại Đồng sản xuất hoàn toàn, dẫn đến độ phủ sản phẩm của Đại Đồng tại Mỹ còn thấp.

- Thứ năm, đơn giá hàng hóa XK sang Mỹ của Đại Đồng còn cao

Giá gia công tại May mặc Đại Đồng cao hơn Trung Quốc, Bangladesh, Mexico. Năm 2020-2021, trong thời điểm giãn cách, năng suất lao động của Công ty không đạt kế hoạch, trong khi chi phí phát sinh duy trì theo phương thức sản xuất "3 tại chỗ" rất cao, giá nguyên liệu tăng kỷ lục, chi phí lại đội lên gấp 4,5 lần, khiến Công ty đã "khó chồng khó". Điều này dẫn đến Công ty phải tăng giá đơn hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ, từ đó tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

79

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹcủa công ty cp may xuất khẩu đại đồng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)