Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹcủa công ty cp may xuất khẩu đại đồng (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CP MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty

3.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp

Nguồn cung ứng nguyên vật liệu - Thị trường trong nước:

Yếu tố nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là vấn đề luôn được quan tâm đối với Công ty May Xuất khẩu Đại Đồng. Hiện nay, nguồn nguyên liệu đầu vào như vải, bông, sợi, phụ liệu, chỉ, nhãn…của Đại Đồng được mua khoảng 30% từ các nhà cung cấp trong nước như công ty TNHH Phồn Thịnh, Công ty TNHH CKM Hoàng Hà, Công ty TNHH chỉ Vĩnh Thái…Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các

49

nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và chất lượng trong nước để giảm bớt áp lực về vấn đề chi phí nhập khẩu nguyên liệu, chi phí vận chuyển, việc lệ thuộc vào ngoại tệ từ các nước khác. Đại Đồng hiểu rõ hơn ai hết việc làm chủ nguyên liệu trong nước là

“chìa khóa” giúp thúc đẩy xuất khẩu bền vững hàng may mặc sang Mỹ.

Dịch Covid-19 đã khiến chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu của ngành dệt may bị đứt gãy, xong rất nhanh chóng, Đại Đồng đã nỗ lực đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu may mặc, chiếm khoảng 10% nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào của Công ty để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đại Đồng xây dựng một hệ thống sản xuất sợi phát triển tương đối hoàn chỉnh.

- Thị trường nước ngoài:

Việc sản xuất của Đại Đồng chiếm phần lớn 60% nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu của vẫn là Hàn Quốc, Mỹ. Cụ thể:

+ Năm 2020: Năm 2020, Đại Đồng nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 10,2% so với năm 2019. Thứ 2 là Mỹ tăng 16,5% so với năm 2019. Phần lớn phương thức xuất khẩu trong Công ty là gia công quốc tế, do đó các đối tác của Công ty sẽ chịu trách nhiệm cung cấp các nguyên vật liệu chính và giao cho công ty sản xuất. Một nguyên nhân khác dẫn đến công ty phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu năm 2020 là do sản lượng, diện tích trồng bông trong nước còn quá ít và có chất lượng không ổn định.

Việt Nam mới đáp ứng khoảng 1% về bông. Sợi sản xuất trên 1,2 triệu tấn/năm và 70% nhập khẩu

+ Năm 2021: Năm 2021, nhìn chung KNNK nguyên liệu đều giảm so với năm 2020. Đây là tín hiệu tốt giúp xuất khẩu ròng, nâng cao sức cạnh tranh của Đại Đồng trên trường quốc tế. Cụ thể, KNNK năm 2021 từ Mỹ giảm 23,3% so với năm 2020.

Nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc năm 2021 không thể nhập do quốc gia này cấm xuất khẩu cả sản phẩm, nguyên liệu và máy móc sản xuất khẩu trang, do đó công ty chỉ nhập khuy, dây kéo, chỉ, vải, bông…cho các sản phẩm quần áo.

+ Năm 2022: Nguyên liệu từ Mỹ có giá tăng rất mạnh, trước dịch giá mỗi kg vải là 2 USD nhưng đến nay đã tăng lên 12 USD nên công ty gặp khó khăn trong giao dịch với nhà cung ứng bên Mỹ, Đại Đồng đã tìm đến nhà cung ứng bên Hàn Quốc, đàm phán mức giá thuận mua vừa bán cho đôi bên, KNNK sang xứ sở kim chi năm 2022 tăng 81,25% so với năm trước.

50

Đối thủ cạnh tranh

- Đối thủ cạnh tranh nội địa:

Tại thị trường trong nước, các ông lớn đối đầu với các sản phẩm may mặc Công ty may xuất khẩu Đại Đồng có thể kể đến như:

+ Công ty Cổ phần May và Thương Mại Kim Sơn: Công ty được thành lập từ năm 2011, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc, thiết kế và sản xuất quần áo thời trang cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Với dây chuyền hiện đại, thiết bị vật tư được trang bị đầy đủ, cùng với đội ngũ nhân viên có chuyên môn, Kim Sơn 51 có khả năng đáp ứng được các nhu cầu khác nhau ở các thị trường khác nhau như các thị trường nước ngoài khó tính (Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản…). Năm 2020, Kim Sơn xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ 50,8 tỷ VND; chiếm 30,11% tổng KNXK;

năm 2021 với 36,64% thị trường, đạt gần 54 tỷ VND; năm 2022 chiếm 42,18% thị trường đạt 65 tỷ VND.

+ Công ty TNHH May Thiên Nam: Công ty được thành lập năm 2003. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực may mặc, Thiên Nam có nhiều sản phẩm chất lượng cao được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng với phương châm là mang lại sự thanh lịch và sang trọng cho khách hàng. Thị trường XK của Công ty là: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… trong đó thị trường chủ lực là Mỹ với các đối tác như VanHeusen, Portfolio, Geoffrey Beene…Năm 2020 XK sang Mỹ với 79% thị trường đạt hơn 45 tỷ VND; năm 2021 với 84,82% thị trường đạt 60 tỷ VND; năm 2022 với 87,51% thị trường đạt 72 tỷ VND.

- Đối thủ cạnh tranh quốc tế tại thị trường Mỹ:

Mỹ là một trong hai thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, bên cạnh EU. Châu Á là khu vực cung ứng hàng may mặc lớn nhất đối với Mỹ. Trước đại dịch Covid-19, từ 2015-2019, KNNK hàng may mặc tại Hoa Kỳ đều trên 120.000 triệu USD. Năm 2020, KNNK hàng may mặc giảm 30,2% so với năm 2019 và đây là mức giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tài cầu năm 2008-2009.

Những số liệu thống kê mới nhất của US OTC, cho thấy, các công ty thời trang Mỹ tiếp tục chọn Trung Quốc là quốc gia cung ứng các mặt hàng may mặc thiết yếu, mặc dù có nhiều “biến cố” xảy ra như dịch bệnh Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Năm 2020, Trung Quốc nhanh chóng lấy lại vị trí là quốc gia cung cấp

51

hàng may mặc hàng đầu sang Mỹ, với 28% thị phần, 6 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc chiếm 23% thị phần. Các công ty dệt của Trung Quốc đã đầu tư tới 25 tỷ đô la chỉ để nâng cấp công nghệ và hợp lý hóa dây chuyền sản xuất. Trung Quốc có một lực lượng lao động có kỷ luật và lành nghề và nước này tự đảm bảo được nhu cầu về sợi tổng hợp và tự nhiên. Trung Quốc thường là người giao hàng đầu tiên, hàng giá rẻ, đa dạng mẫu mã, chất lượng hàng hóa tốt nhất tại thị trường Mỹ.

Xếp thứ hai về thị phần xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ là Việt Nam. Năm 2020 chiếm 15% thị phần, sụt giảm 4% thị phần so với năm 2019 do đại dịch Covid 19, tương ứng giảm 7,18% về giá trị. Năm 2021 các đơn đặt hàng may mặc tăng vọt sau khi Việt Nam tiêm chủng ngừa COVID-19. Việt Nam cũng có nhiều lợi thế so với đối thủ lớn nhất là Bangladesh như: Sản phẩm áo phông của Việt Nam mang lại lợi nhuận gần gấp đôi so với Bangladesh. Hàng may mặc của Việt Nam đa dạng hơn, thời gian sản xuất của Việt Nam chỉ xấp xỉ 1/3 so với Bangladesh. Việt Nam cũng có vị trí gần với các nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn như Trung Quốc và tạo dựng được hình ảnh tốt hơn do phát triển bền vững và các tiêu chuẩn tốt hơn.

Ấn Độ đứng thứ ba trong các cường quốc dệt may XK sang Mỹ với 8% thị phần. Năm 2020, giá trị KNXK sang Mỹ giảm 23,5% so với năm 2019. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ 2015 đến nay, do nước này đã và đang phải chịu tác động của làn sóng Covid-19 mới, siêu lây nhiễm gây ra ảnh hưởng nặng nề tới sản xuất may mặc, khiến nhiều nhà máy bị đóng cửa và đơn hàng bị giao trễ nhiều so với quy định.

Mexico đứng thứ tư với 4% thị phần xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ năm 2020. Năm 2019, tăng mạnh nhất 11,53% so với năm trước đó năm về giá trị XK sang Mỹ kể từ năm 2015 đến nay. Năm 2020 sụt giảm nặng nề 43,3% về giá trị so với năm 2019. Tuy nhiên Hiệp định Thương mại USMCA có hiệu lực vào ngày 01/7/2020 vừa qua sẽ tạo một môi trường thương mại ổn định hơn giữa Mỹ và Mexico, từ đó có thể khuyến khích các doanh nghiệp may mặc Mỹ tăng cường nhập khẩu thêm từ Mexico trong thời gian tới. Hơn nữa Mexico cung cấp năng lực lắp ráp hàng may mặc mà Hoa Kỳ thiếu vào thời điểm này.

Kết luận: Đối mặt với các đối thủ cạnh tranh nội địa và quốc tế đáng gờm với nhiều kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường, có nền móng vững chắc, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Đại Đồng phải thực sự cố gắng, tạo ra lợi thế cạnh tranh từ

52

những nhược điểm của các đối thủ này, không ngừng đổi mới, thay đổi linh hoạt nhằm phù hợp với xu thế của thị trường, xuất khẩu sang Mỹ các mặt hàng với các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú, đẹp mắt đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách hàng và nâng cao uy tín của mình trên thương trường.

3.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô bên trong doanh nghiệp

Đơn giá xuất khẩu

Đơn giá xuất khẩu trung bình hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Đại Đồng và các đối thủ cạnh tranh lớn được thống kê qua bảng dưới đây.

Bảng 3.6. Đơn giá xuất khẩu trung bình hàng may mặc sang Mỹ của một số nước 2020-2022 (Đơn vị: USD/m2 quy đổi)

Thị trường Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Đại Đồng-Việt Nam

3,20 3,27 3,98

Trung Quốc 2,27 1,88 2,1

Bangladesh 2,84 2,77 3,12

Indonesia 3,67 3,83 4,36

Ấn Độ 3,55 3,52 4,18

Mexico 3,79 3,16 3,64

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu của Công ty và Hiệp hội dệt may Việt Nam) Đơn giá nhập khẩu may mặc của Mỹ từ Trung Quốc rất cạnh tranh, năm 2021 đã giảm 17,18% so với năm 2020. Đơn giá từ Trung Quốc thấp hơn khoảng 25-35%

so với đơn giá nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á.

Sau Trung Quốc, Mexico giảm 16,62%. Trong khi đó, đơn giá từ Đại Đồng năm 2021 tăng 2,19% so với năm 2020. Năm 2022, đơn giá nhập khẩu của Mỹ từ các nước đều tăng. Công ty tăng mạnh nhất tới 21,71% so với năm 2021. Sau Công ty là Ấn Độ tăng 18,75%. Trung Quốc với mức tăng thấp nhất là 11,7%. Nguyên nhân là do, năm 2022 giá các nguyên phụ liệu trên thế giới hầu hết đều tăng kỷ lục, giá bông tăng hơn 20% so với năm 2021, giá sợi cũng tăng khoảng 8-10%. Nhu cầu bông, sợi

53

tăng cao cùng với chi phí vận chuyển tăng với tốc độ phi mã khiến giá thành sản phẩm may mặc cũng tăng theo trong thời gian qua và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Về phía Trung Quốc, 3 năm gần đây đều có mức giá thấp nhất là vì nước này tự đảm bảo được nhu cầu về sợi tổng hợp và tự nhiên. Phương cách one-stop-shopping của Trung Quốc, theo đó các nhà máy nối kết với nhau, sử dụng nguyên liệu có sẵn để thực hiện tất cả các khâu: kéo sợi, dệt, nhuộm, cắt, và may, tỏ ra rất khó bị đánh bại trong cuộc đua hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ.

Năm 2020, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã gây ảnh hưởng tới tỷ giá giữa các đồng tiền. Theo đó, giá gia công tại Đại Đồng bị cao hơn Trung Quốc, Bangladesh. Năm 2021-2022, trong thời điểm giãn cách, năng suất lao động của Công ty không đạt kế hoạch, trong khi chi phí phát sinh duy trì theo phương thức sản xuất

"3 tại chỗ" rất cao như chi phí ăn ở, xét nghiệm sàng lọc...giá nguyên liệu tăng kỷ lục, trong khi đó phải nhập khẩu 60% nguyên liệu, chi phí lại đội lên gấp 4,5 lần, khiến Công ty đã "khó chồng khó". Như vậy, việc tăng giá đơn hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ là điều tất yếu. Với mức giá này, công ty phải rất nỗ lực đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tự chủ nguồn cung nguyên vật liệu… để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹcủa công ty cp may xuất khẩu đại đồng (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)