Tổng quan thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹcủa công ty cp may xuất khẩu đại đồng (Trang 53 - 61)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CP MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG

3.3. Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường Mỹ của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng

3.3.1. Tổng quan thị trường Mỹ

a. Đặc điểm chung về môi trường kinh doanh tại thị trường Mỹ

Môi trường kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế phát triển nhất thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm đến 20-30% toàn cầu. Kinh tế Mỹ đã bật tăng trở lại với mức tăng trưởng 5,7% trong năm 2022. Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc từ Mỹ tăng vọt sau khi nước này triển khai tiêm chủng ngừa COVID-19 và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may của Nhà nước Hoa Kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho Đại Đồng thúc đẩy các đơn đặt hàng lớn từ các đối tác Mỹ.

Báo cáo của Pew Research Center cho biết gần 30% hộ gia đình tại Mỹ thuộc

“tầng lớp thấp” , họ có xu hướng chọn các sản phẩm may mặc bình dân. Khoảng 52%

54

hộ gia đình Mỹ được coi là tầng lớp trung lưu, trong khi 19% thuộc giới thượng lưu.

Tầng lớp thượng lưu ở Mỹ chi tiêu mạnh tay cho các sản phẩm may mặc cao cấp, độc quyền và họ chỉ quan tâm đến sản phẩm có thương hiệu thời trang. Điều này đòi hỏi Đại Đồng cần xây dựng chính sách giá linh hoạt, phù hợp với từng phân khúc khách hàng Mỹ và phải đặc biệt chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại nhằm định vị hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng Hoa Kỳ.

Năm 2020, nước Mỹ trở thành tâm dịch khi số lượng người nhiễm bệnh và tử vong cao nhất thế giới khiến thu nhập bình quân đầu người Mỹ năm 2020 giảm 2,6%

so với 2019 do Covid-19, đẩy tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt từ mức thấp nhất trong 50 năm lên mức cao đến 14,8%. Nhiều người dân Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ nghiêm trọng đã không thể đến bệnh viện khám và điều trị, họ thắt chặt chi tiêu, sức mua giảm sút mạnh, từ đó sẽ gây giảm SLXK hàng may mặc sang Mỹ của công ty.

- Chính sách tiền tệ:

Doanh nghiệp xuất khẩu cần tính toán rủi ro do biến động tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và đồng Việt Nam vào kế hoạch xuất khẩu và định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp không làm như vậy, ngân sách của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng tiêu cực, và theo đó doanh nghiệp có thể bị thua lỗ thậm chí có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.

Môi trường nhân khẩu - Dân số

Dân số hiện tại của Hoa Kỳ là 334.309.078 người vào ngày 27/03/2022 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, ước tính tăng trung bình 5.179 người mỗi ngày trong năm 2022. Hoa Kỳ đang đứng thứ 3 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ, điều này khiến Mỹ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc khổng lồ với nhu cầu đa dạng đòi hỏi để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng năm Mỹ phải nhập khẩu một lượng hàng hóa cực lớn. Theo số liệu của Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA), KNNK hàng dệt may 9 tháng đầu năm 2021 lên tới 82,2 tỷ USD, trong đó KNNK hàng may mặc tăng 24,5% so với cùng kỳ. Mỹ được xem là thị trường lý tưởng của ngành may mặc Việt Nam nói chung và Đại Đồng nói riêng.

- Độ tuổi:

55

Cơ cấu dân số Mỹ với cơ cấu trẻ đang trở thành lực lượng tiêu thụ may mặc quan trọng. Theo Cục Thống kê Lao động của Hoa Kỳ, mức chi tiêu trung bình hàng ngày của người Mỹ từ 25-34 tuổi là khoảng 209 USD.

Độ tuổi thành đạt ở Mỹ có tỷ lệ đầu tư mua sắm lớn, họ đặc biệt quan tâm đến mẫu mã, kiểu dáng, sự sang trọng và thương hiệu thời trang trong khi đó, đối tượng trung niên lại thường quan tâm đến chất lượng và giá cả của sản phẩm. Tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Hoa Kỳ là 79,0 tuổi. Người cao tuổi ở Mỹ thường thích sản phẩm may mặc truyền thống, đơn giản, thoải mái như quần jeans rộng và bling, âu phục thì mặc những dịp mang tính cách trang nghiêm, trịnh trọng và họ đặc biệt chú trọng đến xuất xứ của hàng may mặc trước khi mua. Sự phân hóa nhu cầu thành những phân đoạn thị trường đặc trưng là tín hiệu cho phép Đại Đồng tập trung phát huy ưu thế trong từng phân đoạn thị trường mục tiêu.

Môi trường chính trị và các chính sách đối ngoại

Năm 2021, Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, Joe Biden lên nắm quyền đã khôi phục lại quan hệ của Mỹ với các đồng minh và đối tác chiến lược trong NATO, EU và G7; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và ảnh hưởng chính trị của nước Mỹ trên trường quốc tế. Việc Mỹ thúc đẩy và được nhiều nước thành viên hưởng ứng, NATO tiếp tục mở rộng tới gần biên giới Nga, ngày càng gia tăng sự hiện diện cả về khía cạnh vũ khí, huấn luyện và nhân sự của NATO với Ukraine, đây được cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga. Vấn đề mà tổng thống Biden phải đối mặt hiện nay là tìm ra cách duy trì lập trường của Ukraine mà không tỏ ra có vẻ nhượng bộ trước Nga. Câu chuyện Mỹ muốn duy trì và khẳng định vị thế dẫn dắt quốc tế vấp phải lập trường cứng rắn của Nga tạo ra những bế tắc rất khó giải quyết. Về thanh toán các hợp đồng thương mại, liên tiếp trong thời gian vừa qua, Mỹ và các nước phương Tây đã đưa ra hàng loạt lệnh trừng phạt nhắm vào hệ thống ngân hàng - tài chính của Nga, ảnh hưởng đến việc thanh toán nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ của Công ty sử dụng đồng tiền thanh toán là USD.

Môi trường tự nhiên

Do có diện tích lãnh thổ rộng lớn trải dài từ Đông sang Tây chiếm đến gần một nửa lục địa Bắc Mỹ nên khí hậu nước Mỹ rất đa dạng. Nhưng nhìn chung khí hậu của nước Mỹ có 4 mùa riêng biệt: Khí hậu Mỹ vào mùa xuân từ tháng 3 tới tháng 5 tuy

56

có vùng vẫn khá lạnh ở các khu vực tiếp giáp với Canada do nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. Mùa hè từ tháng 6 đến hết tháng 8 với nhiệt độ trung bình là 20 độ C.

Mùa thu thời tiết nước Mỹ rất mát mẻ mát mẻ kéo dài trong 3 tháng từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa đông tại xứ sở cờ hoa bắt đầu từ tháng 12 không khí rất lạnh, nhiều nơi có tuyết, ở vùng Đông Bắc Mỹ nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -6,6 độ C.

Đại Đồng cần chú ý sự khác biệt về thời tiết phân theo 7 vùng khí hậu hoặc 4 mùa để giao hàng kịp tiến độ, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây.

b. Tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc tại thị trường Mỹ

Tình hình sản xuất hàng may mặc tại thị trường Mỹ

Ngành sản xuất hàng may mặc ở Mỹ đã bị thu hẹp đáng kể về quy mô trong những thập kỷ qua do nhiều yếu tố khác nhau, từ tự động hóa, cạnh tranh nhập khẩu… Khi nền kinh tế Mỹ ngày càng phát triển, tỷ trọng ngành sản xuất hàng may mặc của Mỹ trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm xuống chỉ còn 0,12% vào năm 2020 từ 0,57% năm 1998.

Để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, các nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu ở Mỹ đang áp dụng các công nghệ mới và tự động hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đang gia tăng, bao gồm sự phát triển của phương pháp tiếp cận đa kênh để bán hàng. Hoa Kỳ ngày nay là nước nhập khẩu hàng may mặc ròng. Không hiếm khi tìm thấy quần áo nhập ngoại trong các cửa hàng.

Năm 2020, do doanh số bán lẻ chậm lại và nhập khẩu giảm trong thời kỳ đại dịch, thâm hụt thương mại hàng may mặc của Hoa Kỳ đã giảm 17% ở mức 65.353 triệu USD năm 2020, so với mức 78.867 triệu USD năm 2019.

Nhu cầu tiêu thụ mặt hàng may mặc tại thị trường Mỹ

Hoa Kỳ là nước tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất thế giới. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), trung bình một người Mỹ chi khoảng 161 USD cho quần áo mỗi tháng, mỗi gia đình Mỹ chi 1.700 USD cho quần áo hàng năm, Phụ nữ Mỹ chi khoảng 2.000 USD mỗi năm cho quần áo, tương đương 64 món quần áo và 7 phụ kiện mỗi năm, gấp 1,5 lần người Châu Âu- thị trường tiêu dùng hàng may mặc thứ hai thế giới. Nhưng phần lớn, những mặt hàng này không được sản xuất ở Mỹ. Sau một năm bị kìm nén bởi các biện pháp phòng, chống dịch của Nhà nước, tổng chi tiêu cho thời trang ở Hoa Kỳ năm 2021 đã trở lại với mức 470.000 triệu USD, tương

57

đương với 20 triệu tấn quần áo, tăng 62% so với năm 2020, cao nhất sau 15 năm, kể từ năm 2006 nhờ kinh tế Mỹ phục hồi và gói hỗ trợ trị giá 1.900 tỷ USD giúp kích thích tiêu dùng của người dân với hàng may mặc.

Sự phục hồi đã bắt đầu vào năm 2021, khi tổng chi tiêu cho quần áo tăng 19,3%

sau khi chạm đáy vào cùng kỳ năm 2020 và 11,05% so với năm 2019, theo dữ liệu từ BLS.

Trong năm 2022, lĩnh vực thời trang tiếp tục tăng tới 62,48% so với năm 2021 và tăng 2,26% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng trong tổng tiêu dùng tư nhân đã tăng lên 3,04%, cao hơn gần một điểm so với mức tối thiểu 2,26% được thiết lập trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Theo danh mục, phần lớn chi tiêu cho thời trang tập trung vào quần áo phụ nữ, chiếm 45,93% tổng tiêu dùng trong ngành. Trang phục nam giới năm 2022 chiếm 26,52%, quần áo trẻ em chiếm 4,59%.

Theo Statista Digital Market Outlook, doanh số bán lẻ hàng may mặc ở Hoa Kỳ bắt đầu phục hồi vào tháng 3 năm 2021, đạt 302,79 tỷ USD cả năm 2021, tăng 48,3%

so với mức 204,2 tỷ USD năm 2020 và tăng 12,7% so với mức 268,74 tỷ USD năm 2019. Thị trường may mặc Hoa Kỳ được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,5% trong giai đoạn dự báo (2020-2025). Thu nhập bình quân đầu người tăng, nhân khẩu học thuận lợi và sự thay đổi sở thích đối với các sản phẩm có thương hiệu được cho là sẽ thúc đẩy nhu cầu thị trường.

c.Quy định về chính sách xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ

Quy định về thuế quan

Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu Thuế quan hài hoà của Hợp chủng quốc Hoa kỳ (Harmonized Tariff Schedule - HTS). Ðược chính thức thông qua ngày 1/1/1989.

HTS sẽ được tính theo 1 trong 3 phương pháp sau:

+ Thuế suất trị giá: là thuế suất tính theo tỷ lệ % giá trị hàng hóa nhập khẩu. Đây là thuế suất phổ thông, hầu hết các hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ đều được tính theo phương thức này.

+ Thuế suất đặc định: Là một loại thuế cụ thể đánh vào một hàng hóa cụ thể.

+ Thuế suất phối hợp: Là mức thuế suất áp dụng cho cả hai phương pháp tính thuế trên

58

Mức thuế: Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/11/2007 và kí kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) vào ngày 13/7/2000 nên hàng may mặc xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ áp dụng Mức thuế tối huệ quốc (MFN): Mức thuế tối huệ quốc (MFN) nằm trong phạm vi từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế từ 2% đến 7%. Thuế xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường Mỹ là 17,5% đối với sản phẩm may mặc theo BTA

Công cụ phi thuế quan - Quy định về visa:

Visa: Hiện nay đang áp dụng ELVIS (electronic transmission of visa information): visa điện tử đối với hàng may mặc từ một nước nào đó nhập vào Hoa Kỳ. Nhìn chung hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam cần phù hợp quy chế visa NK theo Hiệp định dệt may đa phương (Multi-Fiber Arrangement) do Bộ Thương mại (DOC) quản lý.

- Quy định về xuất xứ hàng may mặc:

Hàng may mặc nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt về tờ khai xuất xứ hàng hóa. Với hàng may mặc: nước xuất xứ là nơi hàng may mặc được lắp ráp toàn bộ. Tờ khai xuất xứ hàng hóa được nộp cho Hải quan Mỹ ngay khi hàng nhập. Tờ khai xuất xứ được dùng cho việc nhập khẩu hàng may mặc mà chỉ có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia khác nơi mà nó được sản xuất.

- Quy định về nhãn hiệu thương mại ở Mỹ:

Các quy định liên quan đến nhãn sản phẩm may mặc (16 CFR part 423) có thể tìm thấy trên trang web Văn phòng Dệt may (Office of Textiles and Apparel). Nói chung, nhãn trên quần áo và hàng dệt được bán ở Mỹ phải hiển thị các nội dung sau:

Tên thương mại của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu; Nước sản xuất Hàm lượng vải (ví dụ %cotton, %len...); Hướng dẫn bảo quản (giặt, sấy, phơi...).

- Đạo luật Cải tiến An toàn Sản phẩm Tiêu dùng CPSIA:

Đạo luật CPSIA (Consumer Product Safety Improvement Act), được ban hành 14/8/2008 nhưng đối với ngành may mặc thị áp dụng từ năm 2010. Đạo luật này quy định về giới hạn hàm lượng chì, phthalate, về tính dễ cháy của quần áo, quy định các

59

chất cụ thể trong quần áo và đồ ngủ của trẻ em, Quy định An toàn Tiêu chuẩn cho Dây rút nơi Áo khóac ngoài của Trẻ em.

- Đạo luật Liên bang về các Chất độc hại FHSA và TSCA:

+ Các quy định của FHSA đưa ra các yêu cầu đối với các chất gia dụng độc hại trong sản phẩm (16 CFR 1500) về điểm và cạnh sắc của sản phẩm dành cho trẻ em, lệnh cấm đối với đệm cho trẻ sơ sinh...

+ Đạo luật kiểm soát chất độc hại (TSCA) năm 1976 (15 USC 2601-2692).

EPA đã ban hành một quy tắc sử dụng quan trọng mới (SNUR) khi sử dụng chất hexabromocyclododecane và chất 1,2,5,6,9,10-hexabromocyclododecane (HBCD) làm cháy chậm trong hàng dệt tiêu dùng. Ngoài ra, EPA đang đề xuất để chỉ định Polybrom diphenyl ete (PBDEs), được sử dụng làm chất chống cháy, và thuốc nhuộm benzidine, được sử dụng để nhuộm hàng dệt may, là những SNUR.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật về xuất khẩu thiết bị y tế

Khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, bộ quần áo bảo hộ y tế phòng dịch muốn xuất khẩu sang Mỹ cần xin số đăng ký, được liệt kê trên hệ thống FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ) và được FDA chấp thuận. Với khẩu trang N95 là các thiết bị loại II được quy định theo Quy định 21 CFR 878.4040 bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và theo quy định 42 CFR Phần 84 bởi Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh - Viện Sức khỏe và An toàn Lao động Quốc gia Hoa Kỳ (CDC NIOSH).

- Quy định về luật chống bán phá giá, trợ giá và biện pháp chống trợ giá:

Vấn đề bán phá giá, trợ giá và các biện pháp chống trợ giá của Mỹ được điều chỉnh bởi Luật thuế 1930 và năm 1995, được sửa đổi thành Luật Hiệp định vòng đàm phán Uruguay (URAA). Mỹ có quyền áp đặt thuế chống phá giá lên hàng nhập khẩu để bù lại mức giá. Việc xác định bán phá giá được tính trên cơ sở so sánh mức giá bán tại Mỹ với mức giá của sản phẩm tương tự tại Mỹ hoặc một nước thứ 3.

- Quy định về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và WRAP:

+ SA 8000: Các nội dung trong SA 800 bao gồm: Lao động trẻ em, Lao động cưỡng bức, Vệ sinh và an toàn, Tự do liên kết và thỏa thuận tập thể, Không phân biệt đối xử, Kỷ luật lao động, Giờ làm việc, Thù lao lao động, Hệ thống quản lý.

60

+ Chứng nhận sản xuất được công nhận có trách nhiệm toàn cầu (Wrap): gồm 12 nguyên tắc: Tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành, Cấm sử dụng lao động cưỡng bức, Cấm sử dụng lao động trẻ em, Cấm quấy rối và lạm dụng, Lương bổng và phúc lợi, Giờ làm việc, Cấm phân biệt đối xử; An toàn vệ sinh lao động, Tự do hiệp hội và thỏa ước tập thể, Môi trường, Tuân thủ các quy định thuế quan, An ninh.

d.Đặc điểm thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hàng may mặc tại thị trường Mỹ

Xu hướng ưa chuộng phong cách ăn mặc thoải mái, bình thường

Do các biện pháp phòng dịch, người Mỹ hầu như phải làm việc ở nhà. Không còn những bộ quần áo đặt may riêng hay những bộ vest lịch lãm, giờ đây người Mỹ bắt gặp nhiều hơn những bộ đồ thoải mái. Họ chỉ chú trọng vẻ bề ngoài từ thắt lưng trở lên, trong khi phía bên dưới có thể mặc quần soóc khi làm việc trực tuyến. Họ thích quần áo với chất liệu cotton, dệt thoi, quần jeans và áo thun polo. Chính vì không còn yêu cầu cao trong phong cách ăn mặc nên việc lựa chọn có chất lượng và giá thành rẻ cũng là yếu tố ưu tiên hàng đầu.

Xu hướng ưa chuộng phong cách thể thao

Theo Statista, giá trị của thị trường đồ bơi và thể thao ở Hoa Kỳ năm 2021 là khoảng 53 tỷ USD, được dự báo sẽ vượt 95,7 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Nike chiếm thị phần thống trị trong thị trường quần áo thể thao tại Hoa Kỳ. Khoảng một phần tư thanh thiếu niên đã xếp hạng Nike là thương hiệu quần áo thể thao hàng đầu của họ..

Xu hướng ưa chuộng bông và quần áo “Made in USA”

Người tiêu dùng Mỹ nói rằng họ luôn/thường mua quần áo được sản xuất tại Hoa Kỳ (45%). Tiếp theo là quần áo được tiếp thị là bền vững (30%), thân thiện với môi trường (24%) hoặc tái chế (20%). Gần 74% người mua sắm nói rằng họ kiểm tra thông tin quốc gia xuất xứ ít nhất một chút trước khi mua quần áo. Gần 86% người tiêu dùng nói rằng bông Mỹ là thứ đáng tự hào. Ngoài ra, 62% người mua sắm nói rằng họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho quần áo làm từ bông được trồng ở Mỹ. Họ cho rằng sản phẩm giàu bông Mỹ có tính thoải mái, bền chắc và có giá trị cao.

Xu hướng ưa chuộng mua hàng trực tuyến

Theo Statista Digital Market Outlook, năm 2022, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ từ việc bán hàng may mặc và phụ kiện ở Hoa Kỳ lên tới 220,5 tỷ đô la Mỹ, tăng từ 180,8 tỷ năm 2021. Macy's, Gap Walmart, Amazon cũng nằm trong số các

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường mỹcủa công ty cp may xuất khẩu đại đồng (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)