Các tiêu chí đánh giá thúc đẩy xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng máy in và thiết bị in sang thị trường asean của công ty cp tm xuất nhập khẩu và truyền thông smd (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

2.2. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu và các tiêu chí thúc đẩy xuất khẩu

2.2.3. Các tiêu chí đánh giá thúc đẩy xuất khẩu

Việc đo lường và đánh giá tình hình xuất khẩu là một trong những bước quan trọng quyết định thành công của chiến lược kinh doanh, giúp cho DN xác định và tính toán được mức doanh thu, lợi nhuận, chỉ ra được hiệu quả của mỗi hợp đồng thương mại cũng như một số giai đoạn của hoạt động xuất khẩu. Từ đó, DN sẽ có phương án xử lý nhanh chóng trước diễn biến của thị trường đồng thời có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế.

19

2.2.3.1. Kim ngạch XK và tốc độ tăng trưởng

Thứ nhất, xét kim ngạch XK hàng hóa. Cụ thể, DN XK đã xuất khẩu được bao nhiêu hàng hóa, khối lượng và trị giá là bao nhiêu. Nếu kim ngạch xuất khẩu càng lớn chứng tỏ cán cân thương mại thặng dư và đạt hiệu quả XK càng cao. Muốn vậy, DN cần phải xác định những mặt hàng có lợi thế. Hơn nữa, kim ngạch cao và trị giá hàng hóa XK lớn thể hiện được chiến lược hướng về xuất khẩu của DN.

Bên cạnh đó, theo giáo trình Tài chính quốc tế, bộ môn Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Đại học Thương mại xuất bản, DN cần tính toán đến tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu để có cái nhìn khách quan nhất về số lượng bản tệ bỏ ra để thu về một đơn vị ngoại tệ.

Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu = ổ í ( )

( )

Điểm hòa vốn là điểm mà tỷ suất ngoại tế xuất khẩu (TSNTXK) = Tỷ giá hối đoái (TGHĐ). Trong trường hợp TSNTXK > TGHĐ: DN không nên xuất khẩu.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục qua các năm hoặc duy trì được một sự gia tăng ổn định qua các năm và các thời kỳ. Đây được xem là hoạt động XK có hiệu quả. Ngược lại, sự tăng giảm không đồng đều và bất thường trong kim ngạch XK là những dấu hiệu cho thấy những hạn chế hay những hiệu quả không mong muốn trong hoạt động xuất khẩu.

2.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng XK

Thông qua cơ cấu mặt hàng XK chúng ta cũng có thể đánh giá được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của DN. Khi hàng hóa được sản xuất bằng công nghệ cao, áp dụng KH – KT và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đối tác thì hàng hóa đó sẽ mang lại nguồn thu lớn. Bên cạnh đó, các sản phẩm dạng thô, chưa qua chế biến không chỉ có giá trị rất thấp mà còn ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu trách nhiệm đạo đức và xã hội cho DN. Từ đó, hoạt động XK giảm và mất dần khả năng cạnh tranh.

20

2.2.3.3. Cơ cấu thị trường

Kết quả của DN trong việc đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu của mình trên thị trường, khả năng mở rộng thị trường, mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, khả năng khai thác, cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu. Các kết quả này chính là thuận lợi trong quá trình DN có thể khai thác để phục vụ cho quá trình xuất khẩu.

Mở rộng thị trường xuất khẩu chính là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, thúc đẩy việc đưa những sản phẩm hiện tại và những sản phẩm mới của doanh nghiệp vào tiêu thụ ở những thị trường mới. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tích cực nghiên cứu thị trường nước ngoài như: Thu thập và xử lý các thông tin về tình hình cung - cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng, dung lượng thị trường, khả năng cạnh tranh của mặt hàng. Tham gia các cuộc hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với khách hàng nước ngoài.

2.2.3.4. Lợi nhuận

Theo giáo trình Kinh tế Vi mô 1, Đại học Thương mại xuất bản, lợi nhuận tiêu thụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong một giai đoạn nhất định.

Đây là chỉ tiêu phản ánh tốt nhất hoạt động tiêu thụ sản phẩm và được đo lường bằng:

Tổng doanh thu – Tổng Chi phí.

Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.

Nó được xác định theo các công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: p =

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu p =

Trong đó: p: Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu LN: Lợi nhuận xuất khẩu

TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu.

21

TC: Tổng chi phí từ hoạt động xuất khẩu

Nếu p > 0 thì DN đạt hiệu quả trong xuất khẩu, ngược lại, nếu p < 0 thì DN chưa đạt hiệu quả trong xuất khẩu.

2.2.3.5. Hình thức xuất khẩu

Khi DN xuất khẩu theo con đường chính ngạch sẽ giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động thương mại, từ đó mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ, khi tham gia xuất khẩu chính ngạch, DN phải tuân thủ những quy định pháp luật của hai nước, tuần thủ thông lệ quốc tế. Đây chính là cơ hội, là chất xúc tác để thúc đẩy xuất khẩu tăng uy tín của DN vào thị trường đó. Ngược lại, nếu các DN xuất khẩu thông qua con đường tiểu ngạch mặc dù lợi nhuận thu về rất lớn nhưng rủi ro mang lại vô cùng cao. Chính vì thế sẽ làm thiệt hại và giảm đi hiệu quả do hoạt động xuất khẩu mang lại.

Trên đây là năm chỉ tiêu đánh giá phổ biến nhất về hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu của DN. Trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, các DN có thể dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của mình sao cho thu về hiệu quả cao nhất, đồng thời đáp ứng được các mục tiêu, chiến lược đề ra và có phương án xử lý kịp những tình biến động của mặt hàng đó ở thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng máy in và thiết bị in sang thị trường asean của công ty cp tm xuất nhập khẩu và truyền thông smd (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)