CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÁY IN VÀ THIẾT BỊ IN SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY CP TM XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THUYỀN THÔNG SMD
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÁY
4.1. Định hướng xuất khẩu mặt hàng máy in và thiết bị in sang thị trường ASEAN của công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền thông SMD
4.2.1. Một số giải pháp kiến nghị với công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền thông SMD
4.2.1. Một số giải pháp kiến nghị với công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền thông SMD
4.2.1.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Khi tiếp cận được thị trường một cách đầy đủ nhất, điều tra về thị hiếu, thói quen tiêu dùng, thông tin về giá cả, thông tin về các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chính sách của thị trường, chính sách của nước nhập khẩu... sẽ giúp công ty chủ động hơn trước những bất ngờ có thể xảy ra và tìm đúng hướng đi cho sản phẩm.
Để làm được điều đó, công ty có thể thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, công ty nên thành lập một phòng nghiên cứu thị trường riêng chuyên môn hóa các công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên nghiên cứu thị trường tập trung vào công việc chính của mình, tránh tình trạng chồng chéo các công việc dẫn đến hiệu quả công việc thấp. Với quy mô hiện nay và trong một vài năm tới công ty có thể bố trí số lượng nhân viên phòng nghiên cứu thị trường khoảng 4 - 6 người, số nhân viên này có thể tuyển từ nội bộ hoặc tuyển từ bên ngoài. Với nguồn lực từ bên ngoài, công ty có thể đăng tin tuyển dụng trên Internet, báo chí, website công ty... Với nguồn nội bộ, công ty nên tuyển từ
61
phòng kinh doanh quốc tế vì hầu hết các nhân viên tại phòng này đã quen với công việc và phù hợp chuyên môn hơn. Khi thành lập một phòng chuyên nghiên cứu thị trường như vậy sẽ phát huy năng lực chuyên môn của các nhân viên, tăng hiệu quả nghiên cứu thị trường xuất khẩu giúp hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty ngày càng hiệu quả.
Thứ hai, linh hoạt trong việc tổ chức nghiên cứu thị trường. Việc điều tra thu thập thông tin từ một thị trường nước ngoài tốn rất nhiều thời gian và kinh phí. Tùy theo từng giai đoạn phân phối hoặc yêu cầu về thông tin cụ thể, công ty có thể kết hợp hình thức tự tổ chức nghiên cứu trực tiếp, đồng thời có thể thuê, mua nguồn thông tin từ các tổ chức có uy tín chuyên nghiên cứu thị trường tại Việt Nam và nước sở tại để có được nguồn thông tin nhanh chóng và chính xác làm cơ sở hoạch định các chiến lược kinh doanh của công ty.
Thứ ba, tăng cường phối kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sẽ đảm bảo khả năng khai thác tốt thông tin từ nguồn kênh nội bộ, đồng thời tăng mức độ sử dụng kết quả nghiên cứu và hoạt động thực tiễn ở các bộ phận sẽ có hiệu quả cao hơn cũng như việc đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ thuận lợi hơn.
4.2.1.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Để thực hiện hiệu quả công đoạn xúc tiến thương mại, công ty cần có những hoạt động như:
Thứ nhất, công ty nên đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu. Sử dụng và quảng bá thương hiệu trên các trang thương mại điện tử B2B giúp nâng cao độ nhận diện của công ty với khách hàng thức sự và tiềm năng.
Thứ hai, công ty nên tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức trong và ngoài nước, các hội nghị, hội thảo quốc tế... Đây là cơ hội tốt để công ty nâng cao uy tín, trao đổi thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường, chào hàng và tìm đối tác kinh doanh.
62
Thứ ba, công ty cần thúc đẩy quan hệ với nhà nhập khẩu và các nhà phân phối lớn, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài có uy tín để lợi dụng uy tín của họ nâng cao uy tín hàng xuất khẩu của công ty, tạo dựng thương hiệu từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Đồng thời đưa hàng hoá của công ty vào kênh phân phối của họ, qua đó nâng cao khả năng xâm nhập vào thị trường ASEAN.
Thứ tư, mở văn phòng giao dịch tại những khu vực trọng điểm tại thị trường ASEAN, chọn các kiốt phân phối và tiêu thụ hàng hóa, tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuếch trương và tuyên truyền thế mạnh của doanh nghiệp thông qua banner, Internet...
4.2.1.3. Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Thứ nhất, công ty phải thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, thống kê số lượng và chất lượng sản phẩm, lên kế hoạch đổi mới công nghệ bằng cách tìm hiểu những thiết bị, máy móc mới và lập bảng so sánh thiết bị hiện đại về thông số kỹ thuật và mức độ hao hụt...
Thứ hai, công ty cần phải hiện đại hoá từng bước về công nghệ, trang thiết bị, hạn chế tối đa việc nhập khẩu thiết bị quá cũ và lạc hậu, cải tiến công nghệ và trang thiết bị hợp lý trong đầu tư chiều sâu.
Thứ ba, luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm như đã cam kết. Cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm xuất khẩu sang thị trường ASEAN và tính đến việc xây dựng và phát triển những sản phẩm mới sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Vì vậy, công ty cần có sự đầu tư công nghệ, vào công tác R&D nhiều hơn cho các sản phẩm của mình.
4.2.1.4. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì nguồn nhân lực là một vấn đề nan giải và khó giải quyết trong thời gian ngắn. Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong công ty để khắc phục những hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao hiệu quả của việc đánh giá dự đoán tình hình biến động một cách tốt hơn, qua đó ban lãnh đạo công ty có thể đưa ra quyết định chính xác cho chiến lược thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường ASEAN.
63
Thứ nhất, công ty cần phải không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bằng cách lên kế hoạch đào tạo bổ sung cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác này. Hay tổ chức đào tạo trình độ ngoại ngữ cho mọi cán bộ trong công ty, đặc biệt là đội ngũ trực tiếp tiến hành thực hiện các hoạt động ngoại thương, gửi cán bộ nhân viên đi nghiên cứu và học tập tại các lớp tập huấn về nghiệp vụ do cơ quan của Bộ hoặc cơ quan khác tổ chức. Trong điều kiện cho phép, công ty có thể mời các chuyên gia về kinh tế, ngoại thương mở lớp học ngắn hạn hoặc nói chuyện trực tiếp tại công ty hoặc gửi cán bộ đi nghiên cứu và học tập nước ngoài vừa nâng cao trình độ nghiệp vụ vừa xúc tiến tìm hiểu thực tế thị trường.
Thứ hai, công ty cần tạo điều kiện để các nhân viên còn yếu kém và chưa có kinh nghiệm và nghiệp vụ đi học các lớp đào tạo bổ sung hoặc đào tạo tại chức. Bố trí để các nhân viên trẻ, có năng lực, năng động nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong doanh nghiệp cùng làm việc với những nhân viên lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Thứ ba, công ty cần động viên, khuyến khích các nhân viên tự mình tham gia các khoá học để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học... của mình. Bên cạnh đó, công ty cần hoàn thiện hệ thống những công cụ, biện pháp tạo động lực cho người lao động như: xây dựng chế độ, chính sách lương thưởng hấp dẫn; xây dựng chính sách lương có tính đến yếu tố kinh nghiệm, thâm niên công tác hoặc thành tích cá nhân nhằm thu hút và giữ chân nhân tài.