Giới thiệu chung về Công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền thông SMD

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng máy in và thiết bị in sang thị trường asean của công ty cp tm xuất nhập khẩu và truyền thông smd (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÁY IN VÀ THIẾT BỊ IN SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY CP TM XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THUYỀN THÔNG SMD

3.1. Giới thiệu chung về Công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền thông SMD

Tên công ty: Công ty CPTM Xuất nhập khẩu và Truyền Thông SMD

Tên tiếng anh: SMD Media and Import-Export Trading Joint Stock Company.

Tên viết tắt: SMD Media and Import-Export Trading., JSC.

Địa chỉ: Số 7, Đại lộ Thăng Long, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Tổng giám đốc/ Người đại diện pháp luật: Phạm Văn Linh

Địa chỉ kho bãi: Thôn Đông Trù, Xã Đông Hội, Huyện Đông Anh, Hà Nội 3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty SMD được thành lập vào ngày 09/03/2009 dưới hình thức công ty CP và hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, và thiết bị máy móc, cụ thể là máy móc in ấn, linh kiện thiết bị.

 Năm 2009: Công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền Thông SMD được thành lập trên cơ sở giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103527849 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp 09/03/2009 với số vốn điều lệ ban đầu của ông Phạm Văn Linh là 1 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo.

 Năm 2017: Xây dựng nhà kho tại Đông Anh, Hà Nội và bắt đẩu đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị linh kiện điện tử.

3.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty

Công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền Thông SMD chuyên cung cấp toàn cầu các loại máy móc và thiết bị điện tử. Sản phẩm chính của công ty là máy in, máy quét, máy ảnh và thiết bị điện tử, linh kiện đi kèm.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nguồn lực của Công ty

26

3.1.4.1 Cơ cấu tổ chức

Dù mới mở rộng hoạt động sang lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng công ty SMD đã và đang dần đi vào ổn định và ngày càng phát triển với cơ cấu tổ chức hoạt động các phòng ban rõ ràng và linh hoạt. Dưới đây là cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty:

(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự) Sơ đồ 1.1. Tổ chức quản lý của công ty CP TM Xuất nhập khẩu và Truyền

thông SMD Ban giám đốc

Gồm Tổng giám đốc và Phó giám đốc. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất và là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh. Phó giám đốc hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, triển khai các kế hoạch của công ty.

Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Bộ phận nhập khẩu: chịu trách nhiệm về tổ chức các hoạt động mua hàng từ các nguồn cung quốc tế; nghiên cứu nhu cầu và biến động thị trường quốc tế;

tìm kiếm các nhà cung cấp các sản phẩm với giá rẻ, xử lý các thủ tục hải quan, lưu Tổng giám đốc

Phòng Tài chính - kế toán Kế toán

trưởng Kế toán

viên

Phòng hành chính nhân sự Trưởng phòng

hành chính Nhân viên hành chính

Phòng Truyền thông Trưởng phòng truyền

thông Dựng phim Biên tập

viên

Phòng kinh doanh XNK Trưởng phòng

kinh doanh Nhân viên

XNK Nhân viên kinh doanh

Bộ phận quản lý kho Hệ thống

kho bãi Phó giám đốc

27

trữ chứng từ, kiểm tra sản phẩm và vận chuyển sản phẩm về kho.

Bộ phận xuất khẩu: chịu trách nhiệm về các hoạt động tìm kiếm khách hàng và các hoạt động liên quan trực tiếp đến: xử lý và quản lý lưu trữ chứng từ và các thủ tục, Công văn cần thiết giúp bộ phận giao nhận hoàn thành tốt công việc; quản lý và theo dõi các đơn hàng; giải quyết các vấn đề hậu mãi.

Phòng tài chính - kế toán

Chịu trách nhiệm thu thập và xử lý thông tin tài liệu, chứng từ kế toán, thực hiện thu chi nội bộ, viết hóa đơn; theo dõi và quản lý công nợ, giao dịch với ngân hàng và các công ty đối tác; báo cáo tài chính, thuế theo quý, năm.

Phòng hành chính - nhân sự

Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty; tham gia xây dựng quy định và văn hóa doanh nghiệp; quản lý và đảm bảo các bộ phận, cá nhân thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ; tuyển dụng và đào tạo phát triển nhân lực cho công ty.

Bộ phận quản lý kho

Dưới sự chỉ đạo của giám đốc và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà kho sẽ quản lý và vận chuyển các sản phẩm theo kế hoạch và theo mỗi đơn đặt hàng:

Hệ thống kho: có thủ kho chịu trách nhiệm quản lý hàng xuất nhập kho và hàng tồn kho theo ngày, tháng và thông báo lại cho bộ phận xuất khẩu cũng như bộ phận nhập khẩu để điều chỉnh lượng mua hàng và đẩy mạnh bán hàng cho phù hợp.

Phòng truyền thông

Phòng truyền thông chịu trách nhiệm hỗ trợ công ty trong việc nâng cao độ phủ sóng, nhận biết của công ty và các sản phẩm trên các nền tảng thương mại quốc tế, tổ chức và thực hiện các chiến dịch quảng cáo,... Ngoài ra, phòng truyền thông còn hoạt động riêng lẻ trong lĩnh vực truyền thông quảng cáo.

3.1.4.2 Nguồn nhân lực

STT Loại lao động Số lượng Tỷ trọng

28

1 Ban giám đốc 3

2 Phòng tài chính – kế toán 4 3 Phòng hành chính – nhân sự 4

4 Phòng Truyền thông 6

5 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 8

5 Bộ phận quản lý kho 3

Tổng 28 100%

Nguồn: Phòng Hành chính-nhân sự Bảng 3.1. Số lượng lao động trong công ty năm 2022

Nguồn lao động trong bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý kho chiếm tỷ trọng lớn hơn các bộ phận khác trong cơ cấu lao động theo phòng của công ty (chiếm 46,9% số lượng lao động trong công ty năm 2022). Đây cũng là nguồn lao động trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận củ SMD. Các bộ phận khác đóng góp vào sự ổn định và cân bằng trong hoạt động công ty.

Tiêu chí Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 I. Phân theo giới tính

- Lao động Nam 12 7 9

- Lao động Nữ 20 8 19

II. Phân theo trình độ chuyên môn

- Từ Đại học trở lên 14 9 15

- Cao đẳng, Trung cấp 10 2 5

- Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật 5 3 6

- Lao động phổ thông và khác 3 1 2

III. Tổng 32 15 28

Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự Bảng 3.2. Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2020-2022

Có thể thấy được sự biến động rõ về tổng số lượng cũng như trình độ lao động của công ty qua các năm. Tổng số lao động từ năm 2020 đến năm 2021 đã có sự

29

cắt giảm, cụ thể là từ 32 người năm 2020 giảm xuống còn 19 người năm 2021, tức đã giảm 13 lao động (tương ứng với 40,6%). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước, cần phải giảm lao động để giảm chi phí. Ngoài ra, làm việc dưới hình thức online của một số bộ phận nhân viên giúp tạo điều kiện thuận lợi làm việc và gia tăng hiệu quả công việc của một số nhân viên.

Lao động có trình độ cao vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động của công ty, lực lượng lao động của công ty chủ yếu là lao động cao đẳng, đại học và công nhân có kỹ thuật. Đây là điều dễ lý giải vì công ty không thực hiện hoạt động sản xuất nên sẽ không cần lượng lớn lao động làm việc “chân tay”. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty tiếp tục duy trì sự ổn định. Tỷ lệ lao động có trình độ Đại học trở lên luôn giữ tỷ trọng lớn trong công ty (lao động trình độ Đại học trong giai đoạn 2020-2022 lần lượt là 43,75%, 60% và 53,57%). Công ty cũng chú trọng hơn trong việc tuyển dụng có tay nghề kỹ thuật để hoàn thiện hơn công đoạn kiểm tra và bảo quản máy móc, thiết bị, linh kiện. Việc chú trọng và công nhân viên có tay nghề và kiến thức giúp công ty tiết kiệm nhiều về thời gian đào tạo cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm và thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển mở rộng thị trường.

3.1.5. Tình hình tài chính của Công ty

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 2022

Nợ phải

trả 2.986.963.355 3.673.667.901 3.925.486.852 6.468.357.967 1. Nợ ngắn

hạn 2.986.963.355 3.673.667.901 3.925.486.852 6.468.357.967 2. Nợ dài

hạn - - - -

Vốn chủ

sở hữu 7.684.035.930 8.635.130.392 8.982.160.550 11.635.130.392

30

Tổng cộng 10.670.999.285 12.308.798.293 12.907.647.402 18.103.488.359 Đơn vị: VND Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán

Bảng 3.3. Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2019- 2022 (Đơn vị: VND) Trong quá trình phát triển, nguồn vốn của Công ty luôn được mở rộng và bổ sung. Cụ thể, chỉ sau 4 năm, nguồn vốn công ty đã tăng từ 14,67 tỷ đồng lên 29,10 tỷ đồng (tăng gần 15 tỷ đồng). Nguồn vốn lưu động được tăng cường trong những năm gần đây (đặc biệt là năm 2022) để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sau những tác động của Covid-19. Về nợ phải trả trong 3 năm gần đây của công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giai đoạn năm 2019-2022 lần lượt là 0,91; 089; 1,44 và 1,5.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng máy in và thiết bị in sang thị trường asean của công ty cp tm xuất nhập khẩu và truyền thông smd (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)