CHƯƠNG III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÁY IN VÀ THIẾT BỊ IN SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY CP TM XUẤT NHẬP KHẨU VÀ THUYỀN THÔNG SMD
3.3. Tổng quan về thị trường máy in và thiết bị in của ASEAN
3.3.1.1 Thị trường ASEAN là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng.
ASEAN là một thị trường rộng lớn gồm 11 quốc gia với khoảng 673,6 triệu dân, tổng GDP của ASEAN năm 2005 là 3.619,9 tỷ USD (theo thống kê của IMF năm 2022). Đây cũng là nơi mà các nước ASEAN hợp tác, hoạt động sôi nổi trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Khu vực đầu tư toàn diện (ACIA). Thị trường ASEAN vừa là thị trường trung gian vừa là thị trường tiêu thụ trực tiếp nhiều sản phẩm từ Việt Nam, là một thị trường có sức tiêu thụ rất lớn và đa dạng trong cả hiện tại và tương lai.
Phần lớn dân số của ASEAN là những nước đang phát triển hoặc những nước thu nhập thấp của thế giới, nên nhu cầu của người dân rất đa dạng và phong phú. Thị hiếu của người dân cũng thuộc loại dễ tính, không đòi hỏi quá cao về chất lượng sản phẩm. Nhiều nước vẫn có tỷ lệ dân số sống ở nông thôn còn rất cao, thị trường này còn chưa được khai thác một cách đầy đủ. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu của người dân cũng tăng nhanh không kém. Do đó, đây là mảnh đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp biết khai thác các cơ hội trên thị trường ASEAN.
Suốt trong một thời gian dài, ASEAN đã đạt được mức tăng trưởng nhanh:
Tổng GDP chiếm 7% GDP toàn cầu và 9% tăng trưởng GDP toàn cầu trong 10 năm vừa qua (2012-2022). Như vậy, xét trên bình diện chung nhất, khi kinh tế ASEAN tăng trưởng với mức cao, dung lượng thị trường do đó cũng được mở rộng, ASEAN cần một khối lượng hàng hóa ngày càng lớn. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế cao cũng làm cho thu nhập thực tế tính theo đầu người tâng lên, kéo theo nhu cầu hàng hóa tiêu dùng tăng nhanh, cơ cấu tiêu dùng có sự thay đổi đa dạng và mở rộng.
37
3.3.1.2. ASEAN là thị trường đa văn hóa.
Văn hóa có ảnh hưởng khá lớn đến thị hiếu tiêu dùng của người dân. Sự đa dạng trong văn hóa đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong thị hiếu tiêu dùng.
ASEAN là Hiệp hội của 10 quốc gia, mà mỗi quốc gia lại là cộng đồng của rất nhiều dân tộc thuộc những nền văn hóa khác nhau. Thị trường ASEAN đa dạng, nhu cầu của người dân cũng rất đa dạng, văn hóa lại tương đối giống Việt Nam nên đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu cữa người dân ASEAN là khá dễ dàng, từ đó các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để thâm nhập thị trường.
Trừ Singapore là nước trung chuyển mậu dịch lớn của thế giới, các nước ASEAN còn lại có các mặt hàng xuất khẩu tương đối giống nhau gồm khoáng sản, nông phẩm và các mặt hàng sơ chế, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Chất lượng và tạo dáng mẫu mã công nghiệp không thua kém nhau bao nhiêu và hơn nữa ở ASEAN không có hiện tượng trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất kiểu EU, nên các mặt hàng của ASEAN mang tính cạnh tranh nhau hơn là bổ sung cho nhau.
3.3.1.3 Thị trường ASEAN có cơ cấu hàng hoa xuất khẩu tương đối giống nhau.
Các mặt hàng của ASEAN không những cạnh tranh nhau trên thị trường thế giới mà còn cạnh tranh nhau trên chính thị trường khu vực. Ví dụ như có rất nhiều mặt hàng cùng sản xuất, có thế cạnh tranh nhau không chỉ riêng trên thị trường quốc tế mà cả thị trường ASEAN như các loại nông sản chưa chế biến và đã chế biến, ôtô, xe máy, máy móc gia dụng, sắt thép, các sản phẩm cơ khí thông dụng, hàng dệt may, đồ chơi trẻ em, mỹ phẩm... Việc tham gia AFTA tạo điều kiện thuận lợi cho các nước ASEAN mua được các nguyên vật liệu với giá rẻ của nhau để sản xuất các sản phẩm có giá thành thấp, đồng thời tạo động lực cho việc phân công lại lao động và tăng khả năng trao đổi buôn bán, hợp tác đầu tư trong nội bộ khu vực.
3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng máy in và thiết bị in vào thị trường ASEAN.
38
Thị trường in ấn thương mại toàn cầu được định giá 433,79 tỷ USD vào năm 2021, trong đó thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất là châu Á Thái Bình Dương.
Đồng thời đây cũng là thì trường lớn nhất của ngành in ấn thương mại.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm thị phần đáng kể do nhu cầu ngày càng tăng. Sự gia tăng này không chỉ từ các thì trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, mà một số nước trong khối ASEAN cũng đóng góp không nhỏ vào chuỗi cung ứng toàn cầu như Philippines, Việt Nam và Thái Lan. Các yếu tố như sự ra đời của công nghệ mới, lối sống thay đổi, sự phát triển của thương mại điện tử và đô thị hóa đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường in ấn trong khu vực. Một số nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu máy in và thiết bị in vào thị trường ASEAN có thể kể đến như:
3.3.2.1. Môi trường kinh doanh
Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trong những năm gần đây đã làm thay đổi đáng kể thói quen sinh hoạt và làm việc của doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, nhu cầu sử dụng máy tính, laptop và các thiết bị ngoại vi liên quan như máy in cũng không ngoại lệ. Do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, một loạt trường học và công sở chuyển sang hình thức học trực tuyến và làm việc tại nhà trong thời gian dài, nên thị trường sản phẩm máy in nói chung có giảm nhẹ. Tuy nhiên, nhu cầu lại chuyển dịch đáng kể sang phân khúc máy in tại nhà.
Cụ thể, trong khi toàn thị trường máy in laser giảm 6% so với năm trước đó, thì số lượng máy in phun tiêu thụ lại tăng 6%, nhờ nhu cầu in ấn tại nhà tăng lên. Nhìn chung, doanh thu sản phẩm của các nhà sản xuất và chuỗi cung ứng máy in đều có sự tăng trưởng, bất chấp sự ảnh hưởng của Covid-19 và vẫn giữ nhịp tăng trưởng đều đặn qua các năm.
Để ứng phó với đại dịch Covid-19, không chỉ có doanh nghiệp, mà cả các cá nhân đều phải tìm cách xoay sở liên tục với hai mục tiêu chính là giữ vững nguồn thu nhập đến tối đa và giảm chi phí về mức tối thiểu. Các sản phẩm trên thị trường máy in cũng không nằm ngoài xu hướng này. Trên thực tế, với người dùng, phần chi phí được giảm đáng kể là nhờ sự bền bỉ của phần cứng, năng suất in được tăng lên nhờ tốc độ máy in được cải thiện và in nhanh hơn, các ứng dụng in ấn được mở rộng hơn.
39
Có thể thấy thị trường ASEAN đã và đang có nhu cầu lớn về thiết bị in ấn.
Trong khi các nhà sản xuất thiết bị in ấn tại Trung Quốc, Ấn Độ đang cải thiện và đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp cung ứng các dòng máy móc, thiết bị in tại thị trường ASEAN lại đang phải cạnh tranh khốc liệt để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Thị trường thiết bị in ấn tại ASEAN được bao trùm bởi một số các “ông lớn” trong ngành, đặc biệt là Canon tăng trưởng hơn 110% bất chấp tác động của dịch bệnh Covid-19. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ đều khá khó khăn khi vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng quy mô, vừa phải chịu tác động từ những thương hiệu lớn. Sức ép cạnh tranh càng lớn sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược mạnh mẽ để thúc đẩy xuất khẩu.
3.3.2.2. Quản lý Nhà nước
Các chính sách của Nhà nước là tiền đề ảnh hưởng tới các quyết định của doanh nghiệp. Tại thị trường ASEAN, các chính sách quản lý nhà nước của các nước trong khu vực đều đang rất ủng hộ các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. ASEAN có sự ổn định gắn kết về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam ổn định thị trường, quyết định tham gia và mở rộng thị trường tại các nước bạn.
Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước trong việc việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ trong cơ sở hạ tầng của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN đều rất có lợi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt. Thuế quan của nhiều mặt hàng đang được dần dỡ bỏ về mức 0%, và các biện pháp phi thuế quan bị cắt bỏ nhờ tác động của Khu vực mậu dịch tự do AFTA.
3.3.2.3. Công nghệ
Bên cạnh nguồn lao động trẻ, dồi dào, tiềm năng phát triển kinh tế số còn nằm ở vị trí địa lý của khu vực. Nằm ở vị trí giao thoa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, gần các nền kinh tế số lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, ASEAN đứng trước nhiều cơ hội để tiếp cận công nghệ mới, thị trường mới và đầu tư mới, những yếu tố góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong khu vực. Ngoài Singapore là một nước
40
có nền công nghệ hiện đại nổi bật, các nước còn lại không sự chênh lệch quá lớn về công nghệ. Các nước bao gồm Việt Nam đều đang trong quá trình nâng cao vào cải cách nền kinh tế trở thành nền kinh tế hiện đại hóa. Chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW với các nhóm giải pháp, trong đó có nhóm giải pháp về chính sách hội nhập quốc tế, bao gồm hoàn thiện luật pháp, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng nâng cao tiêu chuẩn công nghệ, khuyến khích hình thức liên doanh và tăng cường liên kết, chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài;...
Như vậy có thể thấy, công nghệ của doanh nghiệp cũng như chất lượng và kỹ thuật của máy móc thiết bị cần phải đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với nền công nghiệp của thị trường mục tiêu. Do đó, doanh nghiệp cần phải luôn chú trọng đến việc ngày càng nâng cao trình độ khoa học công nghệ, máy móc hiện đại để không bị tụt hậu so với đối thủ và thị trường, song song với đó là việc giữ được bí quyết của doanh nghiệp để giữ được tính cạnh tranh cá biệt so với các công ty khác.
3.3.2.4. Nhân tố khác
Yếu tố văn hóa-xã hội: ASEAN có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa- xã hội vì những cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa là lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế chính. Nhờ sự tương tự trong các lĩnh vực văn hóa –xã hội (về giáo dục, y tế, văn hóa ứng xử, văn hóa làm việc...), các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu có thể dễ tiếp cận và phát triển tại thị trường nước bạn hơn.
Quan hệ kinh tế quốc tế: Khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường nước khác, doanh nghiệp phải đối mặt với các hàng rào thuế quan và phi thuế quan do nước nhập khẩu đặt ra. Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc xuất khẩu vào các thị trường trong khu vực ASEAN trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn nhờ những lợi ích và lại từ việc Việt Nam trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC và ký kết hàng loạt các hiệp định mang tính hỗ trợ giao lưu thương mại và hợp tác quốc tế như: Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định Thương mại Hàng hóa
41
ASEAN (ATIGA), Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định khung về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA),… gồm các nguyên tắc điều chỉnh thương mại nội khối dựa trên cơ sở các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và mức độ mở cửa thị trường rất cao.