Từ số liệu phòng kế toán ta có bảng một số chỉ tiêu phục vụ cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng năm 2007 và năm 2008.
BẢNG 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHỤC VỤ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG NĂM 2007 VÀ 2008
ĐVT: đồng
Sản phẩm q08p07 q08z07 q08CBH07 q08CQL07
Dầu công nghiệp 6.199.151.756 5.822.241.680 215.099.949 83.606.745 Dầu động cơ 8.165.226.878 7.826.739.200 189.435.354 73.631.227
Dầu thủy lực 959.744.244 922.563.535 19.784.535 7.690.009
Dầu xe máy 1.610.558.877 1.562.480.504 22.657.988 8.806.885
Tổng 16.934.681.755 16.134.024.918 446.977.827 173.734.867
(Nguồn: phòng kế toán)
Dựa vào phần lý luận ta có đối tượng cần phần tích như sau:
∆ L = L08 – L07 = 453.919.975 - 427.549.119 = 26.370.856 đồng
Như vậy lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 26.370.856 đồng. Sự biến động này do các yếu tố sau:
- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận:
Tỷ lệ doanh thu năm 2008 so với năm 2007
4 ∑q08i p07i T = i =1 ∑q07i p07i i=1 x 100% = 16.934.681.755 40.694.635.663 x 100% = 41,61% đồng Khi đó ∆ q = L07 x T – L07 = 427.549.119 x 41,61% - 427.549.119 = - 249.628.660
Như vậy, do lượng sản phẩm tiêu thụ giảm đã làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng 249.628.660 đồng.
- Mức độ ảnh hưởng nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm.
∆ k = ∑ [(q08i − q07i )(p07i − z07i − CBH 07i − CQL07i )− ∆q]
i=1 4
4 = ∑ (q08i p07i − q08i z07i − q08i CBH 07i − q08i CQL 07i ) - DT07 + GV07 + CBH07 + CQL07 - i=1 ∆ q = 16.934.681.755 – 16.134.024.918 – 446.977.827 – 173.734.867 – 40.694.635.663 + 38.803.517.584 + 1.053.922.177 + 409.646.783 + 249.628.660 = 2.023.684 đồng
Như vậy, khi kết cấu hàng hóa thay đổi làm cho lợi nhuận tăng thêm 2.023.684 đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm.
4
∆ p = ∑ q08i ( p08i − p07i )
i=1
= 19.518.935.933 – 16.934.681.755 = 2.584.254.178 đồng
Như vậy, do giá bán sản phẩm tăng thêm nên đã là cho lợi nhuận tăng thêm 2.584.254.178 đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá vốn đơn vị sản phẩm.
4
∆ z = ∑ q08i (z08i − z07 i )
i=1
= 17.924.478.609 – 16.134.024.918 = 1.790.453.691 đồng
Như vậy, do giá vốn đơn vị sản phẩm tăng thêm nên đã làm cho lợi nhuận giảm đi 1.790.453.691 đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng
4
∆ CBH = ∑ q08i (CBH 08i − CBH 07i )
i=1
= 615.092.293 – 446.977.827 = 168.114.466 đồng
Như vậy do ảnh hưởng của chi phí bán hàng đã làm lợi nhuận giảm đi 168.114.466 đồng.
- Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý
∆ CQL = ∑ q08i (CQL 08i − CQL 07i )
i =1
= 525.445.056 – 173.734.867 = 351.710.189 đồng
Như vậy do ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý làm cho lợi nhuận giảm 351.710.189 đồng.
Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng. - Các yếu tố làm tăng lợi nhuận
+ Kết cấu sản phẩm: 2.023.684 đồng
+ Giá bán: 2.584.254.178 đồng
- Các yếu tố làm giảm lợi nhuận
+ Sản lượng: - 249.628.660 đồng
+ Giá vốn: - 1.790.453.691 đồng
+ Chi phí bán hàng: - 168.114.466 đồng
+ Chi phí quản lý: - 351.710.189 đồng
26.370.856 đồng
Như vậy, lợi nhuận năm 2008 tăng thêm 26.370.856 đồng so với năm 2007. Sự tăng đó do sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố kết cấu sản phẩm và giá bán làm cho lợi nhuận tăng thêm. Còn các yếu tố như sản lượng, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý làm cho lợi nhuận giảm.
Tóm lại, lợi nhuận của Chi nhánh đều tăng qua các năm cho thấy Chi nhánh kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận vẫn tăng trưởng hàng năm. Kết quả đạt được như thế do tác động của nhiều yếu tố trong quá trình kinh doanh, trong đó có các nhân tố tích cực làm tăng lợi nhuận, cũng có những nhân tố tiêu cực làm giảm đi lợi nhuận của Chi nhánh.
Trong các nhân tố đó, giá bán luôn là yếu tố làm tăng lợi nhuận của Chi nhánh qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2008, khi giá bán tăng thì lợi nhuận của Chi nhánh tăng điều đó chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh tăng khi tăng giá bán của sản phẩm.
Về sản lượng sản phẩm tiêu thụ, trong năm 2007 khi khối lượng sản phẩm tăng đã làm cho lợi nhuận của Chi nhánh tăng, còn năm 2008 khi khối lượng sản phẩm giảm đã làm cho lợi nhuận giảm, từ đó hiệu quả của Chi nhánh gắn liền với việc tăng giảm sản lượng sản phẩm tiêu thụ, hiệu quả kinh doanh tăng khi sản lượng tiêu thụ tăng và ngược lại khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ giảm làm cho lợi nhuận giảm.
Riêng về khoản mục giá vốn bán hàng, chi phí quản lý và chi phí bán hàng luôn tăng qua các năm chính là nhân tố tác động làm cho lợi nhuận Chi nhánh giảm qua các năm, điều đó cho chúng ta thấy khi giá vốn hàng bán, chi phí quản lý cũng như chi phí bán hàng giảm thì hiệu quả kinh doanh của chi nhánh tăng.
Từ các phân tích trên cho ta thấy được một số vấn đề đang tồn tại Chi nhánh ảnh hưởng trực tiếp kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh:
- Trong quá trình kinh doanh, Chi nhánh Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam chỉ kinh doanh gần như duy nhất mặt hàng dầu nhớt thương hiệu SOLUBE. Chính điều đó làm cho sản phẩm kinh doanh tại Chi nhánh không đa dạng, không có sức cạnh tranh với các đối thủ khác trong hoạt động kinh doanh.
- Hiện tại Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty kiêm luôn chức trưởng phòng kinh doanh và có tất cả 4 nhân viên sale, vì vậy xem như Chi nhánh không có phòng marketing, phòng kinh doanh đảm nhiệm luôn chức năng của phòng marketing. Cho nên công việc tiếp xúc, lấy thông từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh rất hạn chế, phần nào ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của Chi nhánh.
- Trong quá trình phân tích ở phía trên, ta thấy chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp luôn tăng qua các năm. Chính điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Chi nhánh Công ty.
Năm 2007, sự thay đổi của kết cấu hàng hóa làm cho lợi nhuận giảm đi một lượng so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, chính sự thay đổi kết cấu sản phẩm làm cho lợi nhuận tăng thêm. Đó là do các sản phẩm có tỷ trọng lợi nhuận cao được đẩy mạnh tiêu thụ.
Mặc dù lợi nhuận có tăng qua các năm, nhưng xét tỷ số ROS không được cao. Điều đó chứng tỏ chi phí vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong kinh doanh, chi nhánh cần xem xét kỹ về tình hình thực hiện, tiết kiệm chi phí tại Chi nhánh.
Nguồn dầu thô sản xuất dầu nhớt trên thế giới biến động phức tạp cả về số lượng và giá cả. Điều đó ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN
NAM TẠI CẦN THƠ