CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.3. Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.3.2. Phân tích và đo lường rủi ro
Đây là bước tiếp theo của nhận dạng rủi ro, sau khi đã tìm ra được chính xác rủi
là tìm hiểu rõ nguyên nhân xảy ra rủi ro, nguồn gốc phát sinh vấn đề và sau đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro:
Rủi ro từ chuyên môn nhân lực: do một số nhân viên chưa tích lũy đủ cả kiến thức kinh nghiệm làm việc khi học trên giảng đường và khi làm việc thực tế tại các doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp chưa đầu tư để bồi dưỡng nhân viên đi học thêm các khóa huấn luyện nghiệp vụ, ít tổ chức sắp xếp các công việc nhóm để mọi người phối hợp hỗ trợ học hỏi nhau…
Rủi ro về hàng hóa: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hàng hóa kém chất lượng như việc áp dụng các yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất, bảo quản trong khâu vận chuyển không phù hợp với đặc tính của hàng hóa…
Rủi ro về thời hạn giao hàng: Các nguyên nhân chủ quan từ phía nhà XK không giao hàng cho đại lý vận chuyển đúng hạn, phía nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào thiếu dẫn đến tình hình sản xuất chậm trễ và giao hàng chậm. Và nguyên nhân khách quan từ yếu tố thiên nhiên như mưa lớn kèm theo sấm chớp, giông, bão, lũ lụt, ... hoặc các sự cố liên quan đến máy bay trong quá trình vận chuyển làm cho thời gian vận chuyển kéo dài hơn gây tổn thất lớn cho các bên.
Rủi ro trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, tồn trữ: Nguyên nhân do các yếu tố kĩ thuật lạc hậu, tai nạn đường biển, các thiết bị máy móc hỗ trợ bốc dỡ kém chất lượng, công nghệ chưa hiện đại tân tiến ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng hóa.
Rủi ro trong khâu giao nhận hàng hóa: Khi các bên không có sự đồng nhất trong các điều khoản trong hợp đồng, đại lý giao nhận cũng sơ suất khi giao hàng mà không kiểm tra kỹ các chứng từ liên quan sẽ dẫn đến rủi ro khi giao nhận hàng hóa cho nhà nhập khẩu, khó khăn khi làm thủ tục hải quan.
Rủi ro trong khâu nhận bộ chứng từ: FWD không kiểm tra kỹ thông tin, địa chỉ của người nhận dẫn đến sai địa chỉ người nhận, sơ suất để thiếu một số chứng từ trong bộ chứng từ…
Rủi ro trong khi kiểm tra, giám định hàng hóa: Do nhân viên không kiểm tra kĩ tất cả hàng hóa, thiếu hàng, thiếu giấy tờ vẫn cho nhập kho, kết quả giám định chưa chính xác mà đã niêm phong hàng hóa, máy móc thiết bị hỗ trợ giám định còn lạc hậu và độ chính xác không cao.
Rủi ro trong quá trình thanh toán: Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình thanh toán từ việc không đồng nhất đồng tiền thanh toán, tỷ giá biến động không kiểm soát được, các vấn đề về khủng hoảng kinh tế lạm phát khiến đồng tiền mất giá, ngân hàng hai phía chậm trễ trong quá trình thanh toán…
Nội dung của phân tích rủi ro
Phân tích hiểm họa: là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện, những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra. Để phân tích các điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro thì cần sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu điều tra khác nhau để phát hiện ra mối hiểm họa.
Phân tích nguyên nhân rủi ro: có các cách để tiếp cận nguyên nhân như liên quan đến con người, liên quan đến yếu tố kỹ thuật và kết hợp cả hai nguyên nhân trên. Hoặc cũng có thể xem xét nguyên nhân rủi ro theo hai nhóm đó là nguyên nhân khách quan (những điều kiện bất lợi về thiên nhiên như gió, bão, mưa giông...) và các nguyên nhân chủ quan (liên quan trực tiếp tới hành vi của con người).
Phân tích tổn thất: bằng tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai.
b) Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là việc xây dựng tần suất rủi ro và tiến độ hay mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Cùng với việc phân tích rủi ro thì đo lường rủi ro cũng rất quan trọng.
Mục đích của việc đo lường rủi ro là xác định xem tần suất xuất hiện rủi ro là cao hay thấp, mức độ nghiêm trọng cao hay thấp. Qua đó có thể đo lường tổn thất mà nó gây ra ở mức độ nghiêm trọng như thế nào và tìm ra biện pháp để khắc phục.
Bảng 2.1. Đo lường rủi ro dựa trên mức độ tổn thất và tần suất xuất hiện Tần suất xuất hiện
Mức độ tổn thất Cao Thấp
Cao (I) (III)
Thấp (II) (IV)
Nguồn: PGS. TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 77
Cụ thể như sau:
● Nhóm (I): Rủi ro nhiều, mức độ tổn thất nghiêm trọng cao. Nhà quản trị rủi ro bắt buộc phải quan tâm đến nhóm này.
● Nhóm (II): Tần suất xuất hiện cao, mức độ tổn thất không cao. Nhà quản trị cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng ở mức độ thấp hơn nhóm I. Nhà quản trị có thể chấp nhận rủi ro ở nhóm này.
● Nhóm (III): Rủi ro ít ở mức độ tổn thất cao. Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở mức độ tập trung nhiều lần.
● Nhóm (IV): Mức độ tổn thất không lớn và xác suất xảy ra rủi ro không nhiều. Quản trị rủi ro ở nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất.
2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức.” (PGS.TS Trần Hùng, 2017, Giáo trình quản trị rủi ro, Trang 82).
Có nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro cụ thể:
- Biện pháp né tránh rủi ro:
● Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra
● Né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân xảy ra rủi ro - Biện pháp ngăn ngừa tổn thất:
● Tập trung tác động vào môi trường rủi ro
● Tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro, thông qua trung gian hoặc người thứ 3 để tiếp cận thị trường và tạo quan hệ tốt với địa phương
● Mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất
● Chọn ngân hàng uy tín để mở L/C - Biện pháp giảm thiểu rủi ro:
● Cứu vớt, tận dụng những tài sản còn có thể sử dụng được
● Chuyển nợ bằng cách bồi thường cho bên thứ 3
● Dự phòng
● Phân tán rủi ro
● Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa rủi ro
- Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác, tổ chức khác. Thêm vào đó mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa để ngăn ngừa tổn thất.
- Chấp nhận rủi ro: Là việc doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu với rủi ro đó nhưng với một hy vọng hay niềm tin rằng rủi ro không hoặc khó xảy ra. Về nguyên tắc, tổ chức chỉ chấp nhận các rủi ro suy đoán.