Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty Best Care Shipping tại Hà Nội 50 1. Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty best care shipping tại hà nội (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY BEST CARE

3.5. Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty Best Care Shipping tại Hà Nội 50 1. Thành tựu đạt được

3.5.1. Thành tựu đạt được

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty Best Care Shipping tại Hà Nội có thể nhận thấy công ty đã đạt được một số thành công rõ rệt như:

3.5.1.1. Trong quá trình nhận dạng rủi ro

Các nhân viên trong công ty đã liệt kê các rủi ro thường gặp trong từng khâu và tổn thất của quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển trong từng quý. Các rủi ro đã được liệt kê được phân chia theo các nhóm tác nghiệp cụ thể để dễ dàng tìm ra nguyên nhân và kịp thời sửa chữa.

3.5.1.2. Trong hoạt động phân tích và đo lường rủi ro

Công ty đã không ngừng cố gắng để tuyển chọn nhân tài và đào tạo đội ngũ nhân viên ngày càng có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lí các vấn đề phát sinh. Trong quá trình làm việc, đội ngũ nhân viên công ty luôn cố gắng hoàn thiện bản thân, trách nhiệm với công việc, trau dồi những kiến thức về quản trị rủi ro một cách tốt nhất. Ngoài ra, nhân viên làm việc lâu năm có dày dặn kinh nghiệm luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ các nhân viên còn non trẻ để tạo ra môi trưởng làm việc thân thiện, mọi người cùng phát triển.

3.5.1.3. Trong hoạt động kiểm soát rủi ro

Công ty đã chú trọng hơn tới công tác quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Tính đến nay, số lượng rủi ro xảy ra trong các hợp đồng giao nhận có xu hướng giảm. Để làm được như vậy, công ty đặc biệt quan tâm tới việc giám sát thực hiện hợp đồng ở tất cả các khâu.

Công ty cũng đã xây dựng mối quan hệ làm ăn thân thiết với các đối tác là các hãng tàu lớn,.. Điều này giúp công ty luôn dễ dàng kí hợp đồng, đảm bảo tốt lợi ích của hai bên, góp phần tăng doanh thu lợi nhuận của công ty.

Khi xảy ra những rủi ro bất ngờ, công ty đã kịp thời đưa ra biện pháp để kiểm soát và khắc phục rủi ro, không để ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng cho khách.

3.5.1.4. Trong hoạt động tài trợ rủi ro

Tích cực huy động vốn từ các nguồn khác nhau để có khả năng chỉ trả trong hoạt động kinh doanh và khi xảy ra rủi ro.

Củng cố quỹ dự phòng rủi ro để tự tài trợ cho mình nếu phải bồi thường rủi ro nghiêm trọng.

Có chiến lược nhằm duy trì và phát triển công tác tài trợ rủi ro trong công ty.

3.5.2. Hạn chế

3.5.2.1. Trong hoạt động nhận dạng rủi ro

Có những thời điểm công ty kí quá nhiều hợp đồng dẫn tới tình trạng chồng chéo các công việc với nhau, trong khi đó đội ngũ nhân viên không đề ra các phương án để thực hiện quy trình hợp lí, thiếu khoa học, bị động nên dễ mắc phải những rủi ro mà không nhận dạng được.

3.5.2.2. Trong hoạt động phân tích và đo lường rủi ro

Đội ngũ nhân viên phụ trách từng khâu tác nghiệp mặc dù được đào tạo tốt từ các trường đại học nhưng vẫn còn nhiều nhân viên còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, chưa nhiệt huyết trong công việc.

Nhân viên mới chỉ được đào tạo về nghiệp vụ chứ chưa được củng cố sâu về kiến thức quản trị rủi ro. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro cho công ty, bởi lẽ chính nhân viên trực tiếp đảm nhận công việc còn không thể nhận biết được rủi ro để có biện pháp kiểm soát thì ban giám đốc công ty sẽ không thể xử lí kịp thời rủi ro được.

3.5.2.3. Trong hoạt động kiểm soát rủi ro

Công ty vẫn còn chủ quan và thực hiện việc mua bảo hiểm cho các chuyến vận chuyển còn lơ là, đại khái.

Hiện tại công ty chưa có bộ phận riêng biệt nghiên cứu về quản trị rủi ro và chưa có nhân viên phụ trách xử lý, đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro chủ yếu là đợi lệnh từ cấp trên đưa xuống.

3.5.3. Nguyên nhân

 Nguyên nhân từ bên ngoài:

- Cơ sở hạ tầng, đường xá, hệ thống cảng biển, kho bãi… vẫn còn nhỏ, lạc hậu, logistics chưa được áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới khiến cho hàng hóa nhập khẩu về khó khăn, chi phí cao và gặp nhiều bất trắc.

- Những biến động về thuế và tỷ giá giữa USD và VND gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình thanh toán các hợp đồng thương mại của công ty.

 Nguyên nhân tại chi nhánh công ty Best Care Shipping tại Hà Nội:

- Best Care Shipping chưa quan tâm và trú trọng đúng mức vào công tác đào tạo kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro cho nhân viên của mình. Ngoài ra, nhân viên không trang bị đủ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững chắc, có tâm lý chủ quan, không cẩn thận gây nhầm lẫn, sai sót không đáng có. Nhân viên cũng phải làm nhiều công việc đan xen, chồng chéo dẫn đến tình trạng không kiểm soát được hết đầu mối công việc.

- Tổ chức bộ máy chưa hợp lý, hoạt động chồng chéo công việc của nhau, lượng công việc cụ thể của từng nhân viên chưa rõ ràng. Đặc biệt là Công ty chưa có bộ phận quản trị rủi ro trong khi hoạt động của Công ty xuất hiện rất nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của chi nhánh công ty best care shipping tại hà nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)