Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ASC

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần asc trans việt nam (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM

3.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ASC

3.1.1. Khái quát về Công ty cổ phần ASC TRANS Việt Nam

Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam là một doanh nghiệp tư nhân với loại hình công ty Cổ phần, là một trong những công ty vận tải hàng đầu Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực Logistics, vận tải biển, vận tải hàng không và thủ tục hải quan cho hàng Thiết bị y tế, Thực phẩm chức năng và Mỹ phẩm.

Hình 3.1: Logo Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam

Với phương châm hoạt động “Hiệu quả lan tỏa niềm tin”, ASC Trans luôn không ngừng đổi mới, tiếp thu, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu và là đối tác đáng tin cậy của khách hàng trên khắp thế giới qua việc cung cấp dịch vụ với giá cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ liên tục sáng tạo. ASC TRANS làm một trong hơn 3600 thành viên của Hiệp Hội Logistics toàn cầu JCtrans (ID:

112794) - Hiệp hội Logistics hàng đầu và dần trở thành một công ty giao nhận quốc tế uy tín với cột mốc 1.807 khách hàng mới sử dụng dịch vụ của công ty (tính đến 1/02/2023).

Công ty Cổ phần ASC TRANS Việt Nam hiện có một hệ thống đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng gồm nhiều thành viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong các công ty lớn trong và ngoài nước trong lĩnh vực giao nhận Logistics. Lãnh đạo bộ máy tổ chức của ASC Trans đứng đầu là Ban Giám đốc. Sau đó bộ máy công ty được chia ra làm 2 khối Kinh doanh và khối Văn phòng tương ứng 5 bộ phận phòng ban: Phòng Kinh doanh, Phòng Agent - Pricing, Phòng Kế toán, Phòng chứng từ và Phòng giao nhận hiện trường.

25

3.2.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần ASC TRANS Việt Nam Với vai trò là một Forwarder có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị y tế, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng, dù thời gian thành lập và phát triển còn ngắn nhưng ASC TRANS đã thành công xây dựng uy tín, niềm tin với khách hàng thông qua cách thức làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, chi phí hợp lý, từng bước khẳng định vị thế cạnh tranh của mình trong tâm trí khách hàng nói riêng, trong lĩnh vực giao nhận logistics ở Việt Nam nói chung. Công ty đã mở rộng, đa dạng ngành nghề kinh doanh, bao gồm: Cước vận tải quốc tế, xuất khẩu và nhập khẩu bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ,…; Thủ tục hải quan; Cung cấp dịch vụ liên quan đến chứng từ như C/O, Bill, giấy phép, Kiểm dịch,…; Vận tải nội địa. Sự thành công của công ty được thể hiện qua mức doanh thu tăng liên tục trong giai đoạn 2020-2022 bất chấp sự tác động đến từ Đại dịch Covid 19.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty giai đoạn 2020 - 2022 Đơn vị: nghìn VNĐ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Doanh thu 24,062,490 37,105,251 63,290,503 Chi phí 22,997,988 35,499,628 60,460,844 Lợi nhuận trước thuế 1,064,502 1,605,623 2,829,659 Thuế TNDN phải nộp 212,900 321,125 565,932

Lợi nhuận sau thuế 851,602 1,284,499 2,263,728 Nguồn: Phòng Kế toán Với hoạt động chính trong lĩnh vực vận tải quốc tế, vận tải nội địa và các dịch vụ đại lý hải quan, dịch vụ làm chứng từ, dịch vụ hỗ trợ thủ tục nhập khẩu... có thể thấy được doanh thu của công ty theo loại hình dịch vụ như sau:

26

Bảng 3.2: Doanh thu theo loại hình dịch vụ giai đoạn 2020 - 2022

Đơn vị: nghìn VNĐ và % Loại hình dịch vụ Năm 2020 Tỷ trọng Năm 2021 Tỷ trọng Năm 2022 Tỷ trọng Vận tải đường biển 6,518,240 27.09% 9,812,659 26.45% 17,292,479 27.32%

Vận tải đường

hàng không 5,997,516 24.92% 10,987,619 29.61% 25,529,185 40.34%

Dịch vụ hải quan 4,309,460 17.91% 5,787,895 15.60% 7,848,025 12.40%

Dịch vụ chứng từ 6,826,595 28.37% 9,987,761 26.92% 11,740,027 18.55%

Dịch vụ khác 410,679 1.71% 529,317 1.43% 880,788 1.39%

Tổng doanh thu 24,062,490 100% 37,105,251 100% 63,290,503 100%

Nguồn: Phòng Kế toán Qua số liệu biểu đồ trên có thể thấy rằng nhóm dịch vụ vận tải đường biển, vận tải đường hàng không và dịch vụ chứng từ xuất nhập khẩu là 3 loại hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2020 - 2022. Với dịch vụ giao nhận hàng bằng đường biển, đây là một trong 3 lĩnh vực chủ chốt, đem lại nhiều lợi nhuận và doanh thu cao nhất cho công ty từ năm 2020 đến 2022. Cụ thể năm 2020, phương thức vận tải đường biển đạt mức doanh thu 6,5 tỷ, năm 2021 tăng khoảng 3,2 tỉ so với năm 2020. Tuy có sự sụt giảm nhẹ tỷ trọng của dịch vụ vận tải đường biển trong năm 2021 do nhiều biến động về thiếu container, chi phí vận chuyển tăng cao nhưng mức doanh thu của loại hình dịch vụ này vẫn có sự tăng trưởng. Năm 2022 con số này đạt mức 17,29 tỷ, tăng lần lượt 1,76 lần so với năm 2021 và 2,65 lần so với năm 2020.

Trong tổng doanh thu theo vận tải biển của công ty thì doanh thu của hàng nhập khẩu thường chiếm đến hơn 90% mỗi năm. Cụ thể:

27

Bảng 3.3: Doanh thu dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển giai đoạn 2020 - 2022

Đơn vị: nghìn VNĐ và %

Chỉ tiêu

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng

Hàng y tế 3,539,603 61% 5,056,713 60.10% 8,603,015 55.19%

Hàng TPCN 1,215,070 20.94% 1,592,874 19.20% 3,920,381 25.15%

Mỹ phẩm 757,823 13.06% 1,190,835 14.35% 1,909,529 12.25%

Khác 290,131 5% 458,077 5.52% 1,155,070 7.41%

Tổng 5,802,628 100% 8,298,499 100% 15,587,995 100%

Nguồn: Phòng Kế toán Nhìn vào bảng 3.3, có thể thấy rằng doanh thu dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty có xu hướng tăng qua các năm, từ 5,8 tỉ năm 2020 lên đến 15,5 tỷ năm 2022. Trong đó, dịch vụ giao nhận hàng y tế nhập khẩu là dịch vụ chủ chốt, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu lượng hàng nhập khẩu củ a công ty (từ 55%-61%). Trong năm 2022, chỉ riêng lượng hàng y tế nhập khẩu của công ty đã lên đến 2700 lô hàng, được xem là một trong những năm thành công nhất của công ty trong dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Năm 2020 và 2021, mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid 19 nhưng lượng hàng nhập khẩu của công ty vẫn luôn có xu hướng tăng với lần lượt 1450 lô hàng năm 2020 (trong đó có hơn 1000 lô hàng y tế) và 2180 lô hàng năm 2021 (trong đó có 1460 lô hàng y tế).

28

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần asc trans việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)