Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty cổ phần ASC TRANS Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần asc trans việt nam (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM

3.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty cổ phần ASC TRANS Việt Nam

3.4.1. Thành công và kết quả đạt được

Từ kết quả khảo sát, có thể thấy 64% nhân viên cho rằng công tác quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty chỉ ở mức trung bình, tuy nhiên vẫn còn 36% nhân viên cho rằng công ty đã thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro.

Biểu đồ 3.5: Công tác quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của ASC TRANS

Nguồn: Tổng hợp bảng khảo sát Có thể thấy, công ty khá chú trọng việc quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Bên cạnh các biện pháp công ty sử dụng để giảm thiểu rủi ro, tổn thất, công ty đã phát huy được các điểm mạnh của mình trong công tác quản trị rủi ro như:

Trong hoạt động nhận dạng rủi ro: Dựa trên kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực y tế, mỹ phẩm, TPCN, công ty đã nhận thức được sự ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của công ty, ban quản trị ASC TRANS đã cho xây

47

dựng, thiết lập bảng liệt kê các rủi ro thường gặp trong từng khâu và tổn thất của quy trình nhận hàng bằng đường biển. Từ bảng kê này, ban quản trị sẽ đánh giá được mức độ tổn thất của các rủi ro, từ đó có phương án để kiểm soát và tài trợ rủi ro kịp thời. Hoạt động nhận diện rủi ro nhờ đó đang được cải thiện rõ rệt.

Trong hoạt động phân tích và đo lường: Tại ASC TRANS, các bộ phận đã tự phân tích và đo lường rủi ro bằng các công cụ đơn giản như MS Excel. Bằng việc thống kê và tính toán chi phí, doanh thu, các nhân viên có thể đưa ra đánh giá tức thời về mức độ tổn thất của rủi ro mang lại. Từ đó có những phương án để tự kiểm soát cho những lô hàng của mình

Trong hoạt động kiểm soát rủi ro: Công ty đang ngày càng quan tâm hơn tới công tác quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.

Công ty đã chú trọng đầu tư vào việc đào tạo và phát triển nhân viên, tận dụng kinh nghiệm và kiến thức có sẵn của các nhân viên lâu năm để đào tạo cho nhân viên mới. Điều này không chỉ giúp công ty tập trung đào tạo được đúng trọng tâm mà còn tiết kiệm được chi phí thuê ngoài việc đào tạo.

➢ Ngoài ra, công ty cũng đã xây dựng được bộ kỹ năng ứng phó với những rủi ro thường gặp, dễ kiểm soát cho các nhân viên. Định kỳ bổ sung những phương án mới vào bộ kỹ năng này để quá trình quản trị rủi ro trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

3.4.2. Những khó khăn và nguyên nhân

Không bổ sung đủ nguồn lực tương ứng với lượng công việc

Mặc dù cũng có nhiều nhân viên kinh nghiệm, hoạt động khá hiệu quả trong việc quản trị rủi ro nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển nhưng vấn đề về nguồn lực của công ty luôn là vấn đề cần cải thiện.

• Số lượng nhân lực: do công ty ngày càng mở rộng quy mô với số lượng nhân viên kinh doanh (Sales) ngày càng tăng, lượng hàng nhập khẩu lớn kiến các bộ phận khối văn phòng như bộ phận đại lý (Agent-Pricing) và bộ phận Hải quan (Cus) luôn phải đảm nhận khối lượng công việc khá nhiều so với số lượng nhân lực của công ty. Trung bình 1 tháng, 1 nhân viên hải quan khai báo ít nhất từ 70-80 tờ khai và làm các thủ tục hải quan khác như đăng ký chuyên ngành,...

48

Việc một bộ phận đảm nhận quá nhiều đầu việc sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có và gây quá tải công việc.

• Chất lượng nhân lực: Do nguồn nhân lực của công ty chủ yếu là nguồn nhân lực mới, đa phần chỉ chỉ có 2-3 năm kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những tình huống khó không thể xử lý được.

• Năng suất và hiệu quả: Việc số lượng nhân lực còn hạn chế và nguồn nhân lực non trẻ khiến năng suất làm việc của nhân viên không được hiệu quả nếu số lượng công việc quá lớn. Bên cạnh đó, kỹ năng còn yếu là một phần nguyên nhân gây lên những sự sai sót khi làm việc nếu không được đào tạo kỹ.

• Khả năng nhận diện rủi ro: Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên khả năng nhận diện rủi ro của một số nhân viên mới có cũng chưa thực sự tốt. Đây cũng là một trong những hạn chế của công ty bởi ngoài việc các nhà quản trị rủi ro tìm ra nguy cơ thì nhân viên là những người trực tiếp tham gia vào quy trình lại thiếu kỹ năng phân tích nguy cơ rủi ro.

Khả năng phân tích nguyên nhân và kiểm soát rủi ro còn kém hiệu quả Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp liệt kê và phân tích các rủi ro trong quá khứ để nhận diện ra các rủi ro trước mắt mà thiếu sự phân tích và quan sát sâu do đó có những nguy cơ rủi ro luôn xuất hiện và không lường trước được khi rủi ro xảy ra. Mặc dù hiện tại, việc trao đổi, tra cứu thông tin đã dễ dàng hơn nên việc quản trị rủi ro đã đơn giản hơn và có kết quả tốt hơn, tuy nhiên, nếu không chú trọng vào việc phân tích, kiểm soát thì sẽ khó có thể tìm ra nguyên nhân và có biện pháp kiểm soát.

Chưa có quy trình để kiểm soát và hạn chế rủi ro thường gặp phải

Dù có nhiều rủi ro xuất hiện với tần suất khá nhiều, đặc biệt trong hoạt động khai báo hải quan nhưng công ty vẫn chưa có biện pháp khắc phục cụ thể. Hiện tại, công ty chỉ xử lý tình huống khi đó phát sinh, sau khi xử lý được sẽ chia sẻ lại vào các buổi họp hàng tháng nhưng chỉ với những trường hợp rủi ro gây tổn thất lớn. Với những rủi ro nhỏ thường xuyên xảy ra thì ít được chia sẻ nên nhiều nhân viên mới vẫn có thể mắc phải sai lầm tương tự trong một khoảng thời gian sau.

49

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần asc trans việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)