CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
2.3.2. Những yếu tố chủ quan
- Trình độ của người tổ chức điều hành, tham gia quy trình
Một nhân tố có ảnh ̛̀hưởng không nhỏ đến quy trình nghiẹ̛̀p vụ giao nhận hàng XNKđường biển là trình đợ̀ của người tổ chức điều hành cũng như người trực tiếp tham gia quy trình.
Để hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn nhất phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của những người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình. Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiẹ̛̀m trong lĩnh vực này thìsẽ xử lý thơng tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất. Không những thế chất lượng của hàng hoá cũng seẽ được đảm bảo do đã có kinh nghiẹ̛̀m làm hàng với nhiều loại hàng hoá khác nhau. Vì thế, trình̛̀củađọ người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý ̛̀trước tiên, nó là mợ̀t trong những nhân tố có tính quyết định đến chất ̛̀lượng quy trình nghiẹ̛̀p vụ giao nhạ̛̀n và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.
- Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thị trường. Trong các doanh nghiệp vận tải đường biển, nguồn nhân lực chủ yếu là đội ngũ nhân viên vận hành phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị xếp dỡ, nhân viên giao nhận hàng hóa. Ngày nay, do ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực vận tải và sự chuẩn mực các thông tin về hàng hóa giữa các nước nhập khẩu, nước xuất khẩu cũng như giữa các tổ chức liên quan lô hàng thương
mại, đòi hỏi các nhân viên này phải có nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cũng phải có kỹ năng tin học và ngoại ngữ, chuyên môn sâu về vận tải container trong dây chuyền logistics. Các kiến thức và kỹ năng đó sẽ giúp cho họ thực hiện thành thạo chuyên nghiệp các nhiệm vụ được giao, làm giảm các thao tác công việc, góp phần giảm thời gian vận chuyển, tăng khả năng xử lý tình huống bất thường xảy ra.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển dịch vụ giao nhận hàng hoá XNK bằng đường biển Một doanh nghiệp sẽ không thể duy trì và phát triển nếu không có nguồn vốn đầu tư vào. Bởi vậy, có thể nói rằng đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng, có thể nói là điều kiện cần của một doanh nghiệp. Nguồn vốn hạn hẹp không thể đáp ứng được điều kiện hoạt động, phát triển doanh nghiệp, ngay cả việc duy trì hoạt động cũng cần có một lượng vốn nhất định. Đối với dịch vụ giao nhận đường biển, nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ sẽ là điều kiện tiền đề cho việc phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng.
Nguồn vốn đầu tư có thể dùng để phát triển mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyển dụng thêm lao động có trình độ và tay nghề cao,…Ngoài ra nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ giao nhận đường biển còn là yếu tố mang tính đảm bảo về khả năng tài chính, tạo lập sự tin tưởng của khách hàng vào công ty, tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ công ty của khách hàng.
- Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp giao nhận bao gồm: văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hóa… Để tham gia hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu nói chung và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển nói riêng thì doanh nghiệp cần có một cơ sở hạ tầng với những trang thiết bị và máy móc hiện đại để tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và có thể duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Các doanh nghiệp giao nhận có các loại phương tiện đủ về quy mô, phù hợp với chủng loại hàng sẽ là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự chính xác các thông tin của lô hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí thời gian và tổn thất liên quan đến hàng hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng, đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của dịch vụ giao nhận vận tải.
- Chiến lược phát triển của doanh nghiệp:
Theo Luật Minh Khuê( 2020),chiến lược phát triển (development strategy) là phương pháp, đường lối xử lý vấn đề chậm phát triển dựa trên một mô hình tăng trưởng
nào đó. Có nhiều chiến lược phát triển khác nhau như chiến lược phát triển công nghiệp, chiến lược thay thế nhập khẩu, chiến lược định hướng xuất khẩu, chiến lược tăng trưởng cân đối, chiến lược dựa trên tài nguyên thiên nhiên, chiến lược tự lực cánh sinh v.v...
+ Mục tiêu chiến lược: Khi bắt đầu một chiến lược nào đó, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm. Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp cần phải đảm bảo tính cụ thể, định lượng và có thời hạn rõ ràng. Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao thì mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phí vượt trội. Ngược lại, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt doanh nghiệp phải đa dạng hoá dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.
+ Phạm vi chiến lược: Một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường vì nếu làm như vậy doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực và nỗ lực. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng – đó là phạm vi chiến lược. Doanh nghiệp có thể lựa chọn tập trung vào đáp ứng một hoặc một vài nhu cầu của nhiều khách hàng như:
- Tập trung vào nhiều nhu cầu của một số ít khách hàng
- Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào nhiều nhu cầu của nhiều khách hàng trong một khu vực thị trường hẹp
Việc lựa chọn phạm vi chiến lược phải dựa trên nguyên tắc thị trường có nhu cầu thực sự và doanh nghiệp thực sự am hiểu cũng như có thể đáp ứng được nhu cầu. Doanh nghiệp cũng cần tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh hoặc đang đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.