CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO MÔ HÌNH STSE
2.1. Năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững
2.1.2. Nguyên tắc và quy trình đề xuất cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề
2.1.2.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất nguyên tắc
* Cơ sở thứ nhất: Dựa trên mục tiêu của việc bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV.
Qua phân tích về cấu trúc năng lực GQVĐ ở phần tổng quan, mục tiêu của việc bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV được thể hiện trên các mặt sau:
Hình 2.1. Các yếu tố chính của mục tiêu bồi dưỡng năng lực GQVĐ trong GDPTBV - Với mục tiêu về mặt nhận thức: Mục tiêu này bao gồm các kiến thức, kĩ năng của HS thực hiện các nhiệm vụ về PTBV và các thách thức của nó. Mục tiêu này thể hiện trong việc thực hiện các mục tiêu PTBV như: ý tưởng chiến lược xây dựng các làng nghề bền vững, tạo cơ hội việc làm cho người dân ở làng nghề hoặc cộng đồng dân cư nơi HS cư trú. Từ đó, HS có thể so sánh và đánh giá tính bền vững của cộng đồng về các vấn đề môi trường, phát triển kinh tế, xử lí chất thải, giảm thiểu rủi ro của thiên tai, sử dụng tiết kiệm năng lượng,… từ đó phát hiện ra vấn đề cần phải giải quyết.
- Với mục tiêu về mặt hành vi: Mục tiêu này mô tả những NL hành động.
Trong đó, mục tiêu này nhấn mạnh đến việc thực hiện các hoạt động để GQVĐ như việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch.
- Với mục tiêu cảm xúc xã hội: Mục tiêu này đề cập đến các kĩ năng xã hội để thực hiện PTBV thông qua các hoạt động giao tiếp, hợp tác của HS. Các kĩ năng
đó được thể hiện qua việc tự phản ánh các giá trị, thái độ, động cơ để tự phát triển bản thân, nắm bắt được vai trò của môi trường tự nhiên, xã hội trong việc xây dựng bản sắc văn hoá ở cộng đồng để từ đó nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng xã hội bền vững.
* Cơ sở thứ hai: Dựa trên tiến trình GQVĐ
Để trình bày cách tổ chức và liên kết các yếu tố cấu thành NL GQVĐ trong GDPTBV, có thể sử dụng sơ đồ cấu trúc như sau:
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc năng lực GQVĐ theo quá trình giải quyết vấn đề
- Đặc trưng cơ bản của vấn đề PTBV là các tình huống gắn với thực tiễn về môi trường, xã hội, kinh tế của địa phương, cộng đồng. Việc đề xuất giải pháp GQVĐ từ các kiến thức khoa học. Đây là kiến thức liên quan đến các vấn đề phát triển bền vững, bao gồm các kiến thức về môi trường, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa và đạo đức. Kiến thức này giúp ta hiểu rõ hơn về các thách thức và cơ hội của phát triển bền vững và tạo ra các giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề này.
- Đề xuất giải pháp: Năng lực này cho phép đưa ra những giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề PTBV như các giải pháp kinh tế, môi trường và xã hội có hiệu quả và đem lại lợi ích cho con người và môi trường.
- Thực hiện giải pháp: Đây là khả năng để đưa ra các quyết định và hành động phù hợp để đạt được các mục tiêu PTBV. Người học cần phải có khả năng lắng nghe, tương tác và xây dựng mối quan hệ với các đối tác khác nhau, đồng thời cũng cần phải có khả năng tư duy chiến lược để đưa ra quyết định đúng đắn và thực hiện các hoạt động trong môi trường làm việc có ý nghĩa và bền vững.
HS cần huy động khả năng tương tác và hợp tác trong việc thực hiện giải pháp, đánh giá và điều chỉnh giải pháp giải quyết các vấn đề phát triển bền vững.
Đây là yếu tố rất quan trọng để đạt được mục tiêu PTBV vì các vấn đề PTBV
thường phức tạp và đa mặt, đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên liên quan khác nhau để đưa ra các giải pháp hiệu quả. Khả năng tương tác và hợp tác trong giải quyết các vấn đề PTBV bao gồm:
- Khả năng xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan khác nhau, bao gồm chính quyền, các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và các nhà hoạt động xã hội.
- Khả năng giao tiếp hiệu quả: Việc giao tiếp hiệu quả giúp cho các bên liên quan hiểu rõ hơn về các mục tiêu, quyết định và hành động của nhau, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp và có hiệu quả.
- Khả năng đàm phán: Khả năng đàm phán giúp các bên liên quan tìm ra những điểm chung và đưa ra các quyết định và giải pháp tốt nhất cho mọi người.
- Khả năng làm việc nhóm: Đây là khả năng để làm việc nhóm và phối hợp với các bên liên quan khác nhau để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Muốn xây dựng khung cấu trúc năng lực GQVĐ cần phải dựa vào quy trình xây dựng cấu trúc năng lực. Trong đó phải xác định được các thành tố bao gồm kiến thức, kĩ năng, thái độ và các biểu hiện hành vi, tiêu chí chất lượng tương ứng chính là kết quả đầu ra mong đợi đối với người học và dựa vào đặc điểm nhận thức của HS đảm bảo các nguyên tắc khoa học.
2.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng khung cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững
Cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV được đề xuất dựa trên các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đảm bảo tính hệ thống, khoa học và logic thể hiện ở mối tương quan giữa các năng lực thành tố, chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng của các hành vi. Từ ngữ sử dụng trong cấu trúc chính xác, khoa học. Các thành tố năng lực thường bắt đầu bằng động từ. Các tiêu chí trong thang đo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thứ hai, đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS THPT. Các mức đánh giá được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến khái quát.
Thứ ba, đảm bảo giá trị và độ tin cậy: được các chuyên gia trong lĩnh vực lí
luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí góp ý và qua khảo sát GV vật lí trực tiếp giảng dạy chương trình THPT.
Căn cứ vào nguyên tắc trên, LA đề xuất quy trình xây dựng khung năng lực GQVĐ trong GDPTBV gồm có 6 bước như mô tả trong hình 2.4.
Hình 2.3. Quy trình xây dựng khung năng lực GQVĐ trong GDPTBV
Bước 1. Phân tích tổng quan tài liệu về cơ sở lí luận của năng lực, xác định mục tiêu của GDPTBV và cấu trúc, các biểu hiện của năng lực GQVĐ.
Bước 2. Xây dựng dự thảo cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV.
Bước 3. Sử dụng phương pháp chuyên gia về cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV.
Bước 4. Điều chỉnh khung cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV sau khi đã xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Bước 5. Thử nghiệm khung cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV. Lập phiếu khảo sát về tính khả thi của từng mức độ biểu hiện hành vi của năng lực GQVĐ trong GDPTBV ở GV cốt cán dạy vật lí cấp THPT. Sử dụng công cụ thang đo Likert và phân tích, xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS.
Bước 6. Chỉnh sửa, hoàn thiện khung năng lực GQVĐ trong GDPTBV.
2.1.2.3. Quy trình xây dựng cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững
Quy trình xây dựng cấu trúc của năng lực GQVĐ trong GDPTBV được xây dựng tham khảo quy trình xây dựng cấu trúc NL của tác giả Nguyễn Văn Biên [4], quy trình xây dựng cấu trúc NL trong tài liệu của Bộ GDĐT [1], mô tả qua sơ đồ dưới đây:
Hình 2.4. Quy trình xây dựng cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV
Bước 1: Phát biểu khái niệm năng lực GQVĐ trong GDPTBV trên cơ sở nghiên cứu tổng quan tài liệu cơ sở lí luận về NL, NL GQVĐ, mục tiêu của GDPTBV.
Bước 2: Xác định các thành tố của năng lực GQVĐ trong GDPTBV (elements of competency).
Các thành tố của NL GQVĐ trong GDPTBV gồm cả kiến thức, kĩ năng, thái độ về nội dung của NL. Thành tố này thường bắt đầu bằng động từ mô tả giá trị của hành động.
Luận án đồng quan điểm với 4 thành tố trong cấu trúc NL GQVĐ của tác giả Đỗ Hương Trà và các cộng sự; trong tài liệu của PISA (2015). Theo đó, năng lực GQVĐ của PTBV gồm 4 thành tố: Tìm hiểu vấn đề, Đề xuất giải pháp, Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và Đánh giá việc giải quyết vấn đề, phát hiện vấn đề mới. Tuy nhiên cần điều chỉnh lại thành tố và chỉ số hành vi để đáp ứng mục tiêu của PTBV. Xác định các vấn đề thực tiễn PTBV trong đó đòi hỏi cá nhân và cộng động nhận ra được vai trò của mình với tư cách công dân có trách nhiệm với XH.
Do vậy, người học phải biết chuyển đổi các vấn đề thực tiễn về môi trường, xã hội thành bài toán vật lí cần giải quyết. Tiếp đó, chuyển các kết quả từ bài toán vật lí đã giải quyết được sang kết quả của việc giải quyết tình huống thực tiễn đồng thời nhận ra được vai trò của cá nhân và cộng đồng trước tình huống đó.
Bước 3: Xác định chỉ số hành vi (behavioral indicator) và tiêu chí chất lượng (quality criteria).
Các biểu hiện hành vi của các NL thành tố và tiêu chí chất lượng là kết quả đầu ra mong muốn đối với người học. Để mô tả tiêu chí chất lượng cho mỗi hành vi, trước hết luận án xây dựng cấu trúc chung cho mỗi tiêu chí chất lượng.
Mức độ dựa theo chất lượng hành vi và số thao tác thực hiện thông qua các động từ chỉ hành động. Phân loại kết quả học tập theo thang SOLO (Structure of the Observes Learning Outcome) [40] gồm 5 mức: (1) tiền cấu trúc (Pre-Structural), (2) đơn cấu trúc (Uni-Structural), (3) đa cấu trúc (Multi-Structural), (4) mối quan hệ (Relational) và (5) trừu tượng mang tính mở (Extended Abstract). Để đánh giá kết quả học tập theo mức độ phức tạp của chúng việc phân chia các mức độ dựa vào chất lượng hành vi không phải là số lượng câu trả lời chính xác khi thực hiện nhiệm vụ hoặc hoạt động học tập cụ thể.
Thưo quy trình đã xây dựng, với mục tiêu của GDPTBV, LA đề xuất cấu trúc của NL GQVĐ trong GDPTBV.
2.1.3. Xây dựng cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững Bước 1. Từ nghiên cứu tổng quan các tài liệu về cơ sở lí luận của NL, NL GQVĐ, vấn đề của PTBV, cấu trúc năng lực, luận án đưa ra dự thảo khung năng lực GQVĐ trong GDPTBV.
Bước 2. Dự thảo khung năng lực GQVĐ trong GDPTBV.
Dự thảo khung NL GQVĐ trong GDPTBV gồm 4 thành tố (phát hiện vấn đề PTBV; đề xuất giải pháp GQVĐ; thực hiện giải pháp GQVĐ GDPTBV và đánh giá quá trình GQVĐ GDPTBV, phát hiện VĐ của PTBV mới cần GQ) với 10 biểu hiện hành vi. Cụ thể:
Thành tố 1: Phát hiện vấn đề PTBV gồm 2 chỉ số hành vi là 1.1. Tìm hiểu bối cảnh, tình huống có vấn đề thực tiễn gắn với PTBV; 1.2. Phát hiện vấn đề của PTBV để khám phá một nhiệm vụ cần giải quyết gắn với địa phương.
Thành tố 2: Đề xuất giải pháp GQVĐ PTBV gồm 3 chỉ số hành vi là 2.1.
Tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề của PTBV cần giải quyết; 2.2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề PTBV; 2.3. Lựa chọn giải pháp GQVĐ PTBV phù hợp.
Thành tố 3: Thực hiện giải pháp GQVĐ PTBV gồm 3 chỉ số hành vi là 3.1.
Lập kế hoạch thực hiện giải pháp; 3.2. Thực hiện nghiên cứu theo giải pháp đã lựa
chọn để giải quyết vấn đề PTBV; 3.3. Trình bày kết quả nghiên cứu và điều chỉnh các bước GQVĐ PTBV trong quá trình thực hiện.
Thành tố 4: Đánh giá quá trình GQVĐ PTBV, phát hiện VĐ mới của PTBV cần giải quyết gồm 2 chỉ số hành vi là 4.1. Xử lí kết quả và đánh giá, điều chỉnh quá trình đề xuất và thực hiện giải pháp GQVĐ PTBV; 4.2. Rút ra kết luận nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với mục tiêu PTBV và phát hiện vấn đề mới cần giải quyết.
Bước 3. Xin ý kiến chuyên gia về khung dự thảo năng lực GQVĐ trong GDPTBV.
Để đánh giá độ giá trị của khung NL GQVĐ trong GDPTBV, về sự đầy đủ và hợp lí của các thành tố đã đề xuất, LA đã sử dụng phương pháp chuyên gia.
Phiếu xin ý kiến đã được gửi đến các chuyên gia là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí. Các chuyên gia là PGS, TS, ThS với thâm niên công tác nhiều nhất là 45 năm, ít nhất là 10 năm. Đã có 15 chuyên gia cho ý kiến cụ thể về các nội dung trong phiếu. Nội dung phiếu xin ý kiến chuyên gia trong phụ lục 1.
Chuyên gia Thâm niên giảng dạy và NCKH
Trình độ
CG1 45 năm PGS.TS
CG2 25 năm PGS.TS
CG3 45 năm PGS.TS
CG4 15 năm TS
CG5 18 năm TS
CG6 10 năm TS
CG7 15 năm TS
CG8 20 năm TS
CG9 25 năm TS
CG10 10 năm ThS, NCS
CG11 18 năm ThS, NCS
CG12 30 năm TS
CG13 15 năm TS
CG14 19 năm TS
CG15 12 năm ThS, NCS
Về cấu trúc khung NL, có ý kiến chuyên gia cho rằng thành tố 4 nên tách ra gồm 3 hành vi. Cụ thể: hành vi Đánh giá quá trình GQVĐ trong GDPTBV, phát hiện
VĐ của PTBV mới cần GQ tách riêng thành Đánh giá thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi phù hợp với mục tiêu PTBV và Phát hiện vấn đề mới cần giải quyết.
Về biểu hiện hành vi, có ý kiến chuyên gia cho rằng nên điều chỉnh các động từ cụ thể thể hiện sự phân biệt ở các mức. Ví dụ như hành vi là lựa chọn thì biểu hiện cần cụ thể như: mô tả, kể ra, nêu ra, … Cụm từ “Lí giải kết quả nghiên cứu…”
nên thay bằng “Giải thích…”.
Bước 4. Điều chỉnh khung NL GQVĐ trong GDPTBV sau khi xin ý kiến chuyên gia.
Sau khi xin ý kiến của chuyên gia, nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích, giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa các nội dung, điều chỉnh lại cấu trúc của NL GQVĐ trong GDPTBV gồm có 4 NL thành tố và 11 chỉ số hành vi với 03 mức độ tiêu chí chất lượng của mỗi hành vi.
Hình 2.5. Khung cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục PTBV Bước 5. Khảo sát GV để đánh giá độ tin cậy của khung NL
Để đánh giá độ tin cậy của khung NL, LA tiến hành thử nghiệm khung cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV. Để kiểm tra mức độ phù hợp của thang đo năng lực GQVĐ trong GDPTBV theo các chỉ số hành vi, tiêu chí chất lượng,
nghiên cứu đã thiết kế các phiếu khảo sát để đánh giá về tính khả thi của từng mức biểu hiện hành vi của năng lực GQVĐ trong GDPTBV ở GV. Mẫu khảo sát là 64 GV dạy môn Vật lí cấp THPT ở các trường trung tâm, các trường khu vực trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một vài tỉnh lân cận (Nội dung khảo sát GV ở phụ lục 2, danh sách Gv khảo sát ở phục lục 3). Công cụ khảo sát sử dụng thang đo Likert 4 mức độ (loại bỏ mức trung lập người khảo sát không cho ý kiến). Sau khi thu thập số liệu, dữ liệu đó chúng tôi nhập trên ứng dụng excel để mã hoá rồi sửu dụng phần mềm SPSS để xử lí số liệu. Sau đó, để loại bỏ các biến không có giá trị, chúng tôi phân tích hệ số tương quan Cronbach’s Alpha.
Kết quả bảng 1 thể hiện việc kiểm tra độ tin cậy của cấu trúc NL GQVĐ trong GDPTBV.
Bảng 2.2. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo năng lực GQVĐ trong GDPTBV
Kết quả khảo sát cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,808 thuộc khoảng 0,8 đến 1. Hệ số đó minh chứng rằng các tiêu chí đặt ra có sự tương quan chặt chẽ với nhau, thang có thể đo lường được. Không có biến nào có hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng và hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation phù hợp (đều lớn hơn 0,3). Từ số liệu phân tích cho thấy các biểu hiện hành vi có sự tương quan chặt chẽ với nhau, cùng đo một biến ẩn là NL GQVĐ trong GDPTBV và không có hành vi nào bị loại bỏ.
Bước 6. Chỉnh sửa, hoàn thiện khung cấu trúc NLGQVĐ trong GDPTBV Phân tích các ý kiến chuyên gia, kết hợp với kết quả khảo sát GV, sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện khung cấu trúc NL GQVĐ trong GDPTBV, luận án hoàn thiện cấu trúc NL GQVĐ trong GDPTBV. “Cấu trúc NL GQVĐ trong GDPTBV gồm có 4 NL thành tố, 11 chỉ số hành vi với 3 mức tiêu chí chất lượng ở mỗi hành vi được thể hiện qua bảng mô tả sau đây.
Bảng 2.3. Cấu trúc của năng lực GQVĐ trong GDPTBV Năng lực
thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng
Mức 1 (M1) Mức 2 (M2) Mức 3 (M3)
1. Phát hiện vấn đề gắn với PTBV của cộng đồng, địa phương
1.1. Tìm hiểu bối cảnh, tình huống có vấn đề thực tiễn gắn với PTBV của cộng
đồng, địa
phương.
1.1.1. Nhận ra được một vấn đề về xã hội, môi trường, kinh tế từ thực tiễn ở địa phương.
1.1.2. Mô tả được các vấn đề về xã hội, môi trường, kinh tế từ từ thực tiễn ở địa phương.
1.1.3. Mô tả được các vấn đề về xã hội, môi trường, kinh tế từ thực tiễn ở địa phương và có lí giải.
1.2. Phát hiện vấn đề PTBV để khám phá một nhiệm vụ cần giải quyết trong thực tiễn.
1.2.1. Mô tả được vấn đề PTBV cần giải quyết.
1.2.2. Mô tả được vấn đề PTBV cần giải quyết phù hợp với bối cảnh địa phương.
1.2.3. Mô tả được vấn đề PTBV cần giải quyết phù hợp với bối cảnh của địa phương mang tính toàn cầu.
2. Đề xuất giải pháp GQVĐ
2.1. Tìm kiếm thông tin liên quan đến vấn đề
2.1.1. Thu thập được thông tin về khoa học,
2.1.2. Mô tả được thông tin về khoa học,
2.1.3. Lựa chọn được thông tin về khoa học, công