Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững thông qua dạy học trải nghiệm theo mô hình stse chuyên đề “vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường (Trang 74 - 89)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO MÔ HÌNH STSE

2.4. Cơ sở thực tiễn

2.4.4. Phương pháp điều tra

- Đối với GV THPT: Sử dụng phiếu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp GV.

Trình tự thiết kế phiếu khảo sát dành cho 60 GV như sau: trước hết thiết kế cấu trúc phiếu khảo sát. Cấu trúc phiếu khảo sát có các phần chính: thông tin GV (chuyên môn giảng dạy, số năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn) và nội dung khảo sát về nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học trải nghiệm bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV và lựa chọn thang đo cho phù hợp (phụ lục 4).

Phỏng vấn trực tiếp đối với 15 GV trong số 60 GV tại Hải Dương được lựa chọn khảo sát về việc tổ chức DHTN, về giáo dục PTBV, tầm quan trọng và nhận thức về NL GQVĐ trong GDPTBV (nội dung phỏng vấn phụ lục 5).

- Đối với HS THPT: Sử dụng phiếu khảo sát, trao đổi trực tiếp với HS, quan sát hoạt động của HS trong giờ học trên lớp.

Phiếu khảo sát dành cho HS có các phần chính: thông tin HS và nội dung về nhận thức của HS về GDPTBV, tầm quan trọng của năng lực GQVĐ trong GDPTBV, thái độ của HS và thực trạng đối với việc học tập theo trải nghiệm, điều tra thực trạng về mức độ biểu hiện hành vi của năng lực GQVĐ trong GDPTBV (phụ lục 8).

- Xử lí số liệu thông qua bảng tính excel.

2.4.4. Kết quả điều tra và thảo luận 2.4.4.1. Đối với giáo viên

Chúng tôi ghi nhận ý kiến phản hồi của GV khi tham gia phỏng vấn các nội dung dưới đây thể hiện tỉ lệ phần trăm số lấy ý kiến đối với mỗi khía cạnh.

* Về thực trạng việc tổ chức GDPTBV, về bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV. Chúng tôi thống kê ý kiến GV và phân tích cụ thể như dưới đây:

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về GDPTBV, về bồi dưỡng năng lực GQVĐ trong GDPTBV

TT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát

(số lượng GV) 1 Theo thầy/cô, có cần thiết GDPTBV

cho HS hay không?

Rất cần thiết 17

Cần thiết 35

Không cần thiết 8

Rất không cần thiết 0 2 Thầy/cô có thường xuyên tổ chức dạy

học các nội dung về GDPTBV cho HS không?

Rất thường xuyên 2

Thường xuyên 12

Thỉnh thoảng 36

Chưa bao giờ 10

Hình 2.13. Tỉ lệ GV tổ chức dạy học nội dung GDPTBV

Hình 2.14. Khảo sát GV về thái độ của HS khi học các nội dung PTBV Hình 2.12. Khảo sát GV về sự cần thiết

dạy học các nội dung GDPTBV

TT Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát

(số lượng GV) 3 Thầy cô cho biết thái độ của HS khi học

các nội dung về môi trường, xã hội của địa phương, cộng đồng?

Rất thích 26

Thích 21

Bình thường 11

Không thích 2

4 Theo thầy/cô có cần thiết phải bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV không?

Rất cần thiết 24

Cần thiết 20

Phân vân 13

Không cần thiết 3

5 Tổ chức dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV cho HS THPT có phù hợp không?

Rất phù hợp 19

Phù hợp 24

Phân vân 12

Không phù hợp 5

Kết quả khảo sát cho thấy: Mặc dù 87% GV cho rằng rất cần thiết, cần thiết đưa các nội dung GDPTBV vào dạy học và 73% khẳng định sự cần thiết phải bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV, tuy nhiên chỉ có 23% GV thường xuyên tổ chức GDPTBV.

Trong khi đó, khi được hỏi về thái độ của HS khi học các nội dung về môi trường, xã hội của địa phương, các GV cho rằng chỉ có 3% HS không thích các nội dung này. Đây là một trong các yếu tố thuận lợi cho GV khi triển khai tổ chức dạy học và cần phải tăng cường tổ chức các hoạt động khơi gợi sự tò mò, có tính

Hình 2.15. Khảo sát GV về sự cần thiết bồi dưỡng năng lực GQVĐ

trong GDPTBV

Hình 2.16. Khảo sát GV sự phù hợp dạy học trải nghiệm theo STSE hấp dẫn để HS được trải nghiệm và đưa kiến thức về khoa học, công nghệ vào giải quyết các tình huống thực tiễn đặc biệt là môi trường, xã hội hiện nay.

Về hình thức tổ chức dạy học, 62% GV cho rằng việc tổ chức dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE bồi dưỡng năng lực GQVĐ trong GDPTBV cho HS là phù hợp. Vậy nguyên nhân do đâu mà GV chưa đưa nội dung GDPTBV vào chương trình dạy học?

Để có được thông tin, chúng tôi tiếp tục khảo sát trên 60 GV về yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học trải nghiệm bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV.

Kết quả cụ thể như bảng tổng hợp và phân tích dưới đây.

* Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức DHTN bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV:

Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức dạy học trải nghiệm bồi dưỡng năng lực GQVĐ trong GDPTBV

TT Nguyên nhân

Mức độ ảnh hưởng Không ảnh

hưởng

Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng 1 Thiếu ý tưởng thiết kế bài dạy

trải nghiệm 0 12 30 18

2 Chưa hứng thú, say mê với

công việc 0 10 24 26

3 Chưa có sự khích lệ từ nhà

trường, tổ chuyên môn 5 33 26 6

4 Chưa nắm rõ tiến trình tổ chức

DH theo quy trình GQVĐ 0 7 21 32

TT Nguyên nhân

Mức độ ảnh hưởng Không ảnh

hưởng

Ít ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Rất ảnh hưởng 5

Chưa xác định được các năng lực thành tố của năng lực GQVĐ trong GDPTBV

1 9 26 24

6 Chưa có công cụ đánh giá năng lực

GQVĐ trong GDPTBV của HS 5 18 20 17

7 Mất nhiều thời gian xây dựng

kế hoạch bài dạy 0 28 17 15

8 HS thụ động 3 19 20 18

Kết quả khảo sát cho thấy, ngoài các yếu tố khách quan mất nhiều thời gian xây dựng kế hoạch bài học (câu 7), HS thụ động (câu 8) thì đa số GV cho rằng nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tổ chức DHTN là do:

- Thiếu ý tưởng thiết kế bài dạy trải nghiệm;

- Chưa nắm rõ tiến trình tổ chức DHTN nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV;

- Chưa xác định được năng lực thành tố của năng lực GQVĐ trong GDPTBV;

- Chưa có công cụ đánh giá NL.

Hình 2.17. Tỉ lệ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc tổ chức dạy học trải nghiệm bồi dưỡng NLGQVĐ trong GDPTBV

Kết quả trên thể hiện những khó khăn của GV từ việc xây dựng kế hoạch bài dạy đến việc tổ chức, đánh giá năng lực GQVĐ trong GDPTBV.

Như vậy, qua việc khảo sát trên google form luận án đã thu được các kết quả

điều tra về nhận thức, thái độ của GV về GDPTBV, dạy học trải nghiệm; về việc tổ chức DHTN bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV và những yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức DH của GV. Tuy nhiên, với mong muốn nhận được ý kiến phản hồi trực tiếp từ một số GV về những nội dung này, chúng tôi tiếp tục thực hiện phỏng vấn 15 trong số 60 GV đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu về phương pháp tổ chức dạy học, cách thức tốt nhất để GDPTBV cho HS THPT.

* Thực hiện phỏng vấn đối với 15 GV trong số 60 GV trả lời khảo sát trên google form.

Chúng tôi thống kê ý kiến GV về việc tổ chức dạy học trải nghiệm, mô hình STSE, GDPTBV trong tổ chức các hoạt động DH và phân tích cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Bảng thống kê thông tin phỏng vấn GV

TT Nội dung Kết quả Một số câu trả lời phỏng vấn của GV

1 Thầy/cô có thường xuyên tổ chức DHTN không? Vì sao?

+ 2/15 GV thường xuyên tổ chức

+ 4/15 GV thỉnh thoảng tổ chức

+ 8/15 GV: hiếm khi tổ chức + 1/15 GV: chưa bao giờ tổ chức.

GV T.T.M “Tôi có tổ chức cho HS một vài lần nhưng thường theo phương pháp này tốn nhiều công sức, thời gian lập kế hoạch dạy học, đặc biệt khó khăn nhất là chưa có quy trình tổ chức hay tiến trình dạy học cụ thể để hướng dẫn GV nên tôi chưa thường xuyên thực hiện mặc dù đây là phương pháp đưa kiến thức bài học vào thực tế”.

2 Thầy/cô đã tìm hiểu các nội dung

về GDPTBV

chưa? Nội dung cụ thể được tiếp cận và chủ yếu từ nguồn tài liệu nào?

100% GV đã tiếp cận đến GDPTBV.

Các nội dung được tiếp cận:

biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an ninh năng lượng, năng lượng xanh bền vững, … Các nguồn tài liệu chủ yếu từ:

+ Hội thảo, tập huấn: 07/15 GV + Tự tìm hiểu (đọc tài liệu, Internet, sách, báo và các phương tiện khác): 08/15 GV.

GV N.V.P “Thực tế tôi được nghe nhiều về PTBV trong các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp, trong GDPTBV tôi đã từng đọc tài liệu nhưng chưa được tập huấn cụ thể để thực hiện”.

3 Thầy/cô đã từng tổ + 4/15 GV: đã từng thực GV Đ.V.V: “Tôi đã từng tổ

TT Nội dung Kết quả Một số câu trả lời phỏng vấn của GV

chức các nội dung dạy học đáp ứng

mục tiêu

GDPTBV chưa?

Nếu có nêu rõ hình thức tổ chức.

hiện

+ 3/15 GV: phân vân

+ 8/15 GV: chưa từng thực hiện

chức dạy học các nội dung GDPTBV bằng việc tích hợp liên hệ vào bài học có nội dung liên quan khi học về thế năng, động năng”. Tuy nhiên “việc tổ chức DH bằng kinh nghiệm của bản thân, chưa được đọc tài liệu hướng dẫn theo đúng nguyên tắc của GDPTBV

4 Chương trình GDPT 2018 có phù hợp để tổ chức dạy học trải nghiệm bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV không?

Thầy/cô nêu rõ lí do.

10/15 GV cho rằng phù hợp 2/15 GV phân vân

3/15 GV cho rằng không phù hợp do chưa đủ điều kiện về mặt thời gian tổ chức trong thời lượng của kế hoạch dạy học.

GV Đ.T.N “Chương trình GDPT 2018 GV được chủ động về mặt chương trình nên phù hợp để tổ chức DHTN. HS được tiếp cận với các hiện tượng trong đời sống hàng ngày đặc biệt là vấn đề về môi trường, xã hội”.

5 Thầy/cô đã từng tổ chức DHTN theo mô hình STSE hay chưa? Nêu rõ lí do?

2/15 GV đã từng tổ chức 11/15 GV đã từng tiếp cận 2/15 GV chưa từng được tiếp cận mô hình này

GV L.T.L “Tôi đã từng đọc bài viết về STSE, nhưng chưa từng vận dụng tổ chức trong dạy học vì chưa nắm bắt được cụ thể quy trình tổ chức”.

GV N.T.T “Mô hình STSE rất phù hợp với dạy học trải nghiệm vì đưa yếu tố khoa học, công nghệ vào giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội các em được trải nghiệm trong cuộc sống”.

6 Trong dạy học, thầy/cô đã từng đặt mục tiêu bồi dưỡng NLGQVĐ cho HS không?

7/15 GV đã từng.

6/15 GV phân vân.

2/15 GV chưa từng.

GV P.T.M “Trong phát biểu mục tiêu dạy học cũng như tổ chức các hoạt động DH bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS tôi đã từng thực hiện ở một số bài. Tuy nhiên trong GDPTBV tôi chưa tiếp cận với nguồn tài liệu tham khảo về các biểu hiện hành vi cụ thể của HS ở NL GQVĐ 7 Trong dạy học,

thầy/cô có tổ chức hoạt động dạy học nhằm bồi dưỡng

+ 3/15 GV: thường xuyên tổ chức

+ 4/15 GV: hiếm khi tổ chức + 6/15 GV phân vân

Hình 2.18. Tỉ lệ GV tổ chức các

nội dung dạy học đáp ứng mục tiêu PTBV

TT Nội dung Kết quả Một số câu trả lời phỏng vấn của GV

năng lực GQVĐ trong GDPTBV cho HS và đánh giá không?

+ 2/15 GV: chưa bao giờ tổ chức.

trong GDPTBV”.

8 Theo thầy/cô, cách thức tốt nhất để dạy học đáp ứng

mục tiêu

GDPTBV cho HS THPT hiện nay là gì?

Các ý kiến trả lời có thể tập hợp chủ yếu thành 3 nội dung chính:

+ Đưa GDPTBV vào các môn học có nội dung liên quan trong trường phổ thông. (5/15GV)

+ Tổ chức DHTN các nội dung môn học để HS tiếp cận với tình huống thực tiễn để nhận thức được các vấn đề xã hội, môi trường và mối liên hệ với nội dung kiến thức khoa học, công nghệ. (8/15GV)

+ Đưa GDPTBV thành một môn học, hoạt động riêng trong trường phổ thông. (2/15GV)

Tuy nhiên quan trọng hơn cả là cần có quy trình thiết kế chủ đề, tiến trình dạy học cụ thể để giúp cho GV xây dựng kế hoạch và tổ chức DH.

Qua bảng thống kê kết quả phỏng vấn trực tiếp GV cho thấy:

- việc nhận thức về DHTN, về giáo dục PTBV và về vai trò của việc bồi dưỡng NLGQVĐ cho HS đã có:

100% GV đã tiếp cận các nội dung về GDPTBV từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như tài liệu trong hội thảo, Internet, báo

chí, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, … (câu 2). Trong đó, hầu hết GV có thâm niên công tác dưới 15 năm đều cho biết các nội dung về GDPTBV, dạy học trải nghiệm được biết đến từ khi học đại học

67% GV cho rằng nội dung chường trình GDPT 2018 phù hợp để tổ chức DH GDPTBV.

Gần 50% GV đã từng đặt mục tiêu bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS trong quá trình DH.

Tuy nhiên trong thực tiễn, chỉ có 27% GV được phỏng vấn (câu 3) tự tin trả lời đã từng tổ chức các nội dung DH đáp ứng mục tiêu GDPTBV, các GV còn lại

Hình 2.21. Tỉ lệ GV tổ chức DHTN theo mô hình STSE

cho rằng bản thân chưa từng thực hiện. 10% GV được hỏi thấy cần phải có những nhận thức về vai trò PTBV trong giáo dục cũng như tổ chức dạy học đáp ứng mục tiêu này.

Khi bàn về vấn đề dạy học trải nghiệm, mặc dù chỉ có 20% GV được hỏi cho rằng nội dung chương trình không phù hợp để tổ chức DHTN bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV nhưng chỉ có 13% GV thường xuyên tổ chức.

Như vậy, GV đã nhận thấy sự phù hợp của việc tổ chức DHTN trong chương trình GDPT 2018, khi mà kế hoạch dạy học các nhà trường được chủ động và các nội dung về môi trường, về xã hội là các vấn đề thiết thực với HS đồng thời đưa kiến thức khoa học, công nghệ vào GQVĐ trong đời sống hàng ngày nhưng GV ít khi tổ chức. Nguyên nhân chủ yếu là do phải đầu tư nhiều thời gian từ việc thiết kế kế hoạch bài dạy đến tổ chức các hoạt động DH, nhất là chưa có quy trình hay tiến trình dạy học cụ thể về DHTN hướng đến mục tiêu GDPTBV.

Về mô hình STSE trong tổ chức dạy học trải nghiệm đáp ứng mục tiêu GDPTBV: Hầu hết các GV đều chưa tổ chức dạy học theo mô hình STSE (73%) mặc dù nhận định mô hình này phù hợp với DHTN đáp ứng mục tiêu GDPTBV do nguyên nhân chủ yếu là chưa có quy trình cụ thể định hướng cho GV tổ chức dạy học hoặc chưa được tiếp cận với mô hình này.

Hình 2.19. Khảo sát GV về sự phù hợp tổ chức DHTN

Hình 2.20. Tỉ lệ GV đã tổ chức dạy học trải nghiệm đáp ứng mục tiêu

GDPTBV

Hình 2.22. Tỉ lệ GV đã từng đặt mục tiêu bồi dưỡng năng lực GQVĐ

Hình 2.23. Tỉ lệ GV đã tổ chức hoạt động bồi dưỡng và đánh giá năng lực

GQVĐ trong GDPTBV

Kết quả điều tra về NL GQVĐ trong GDPTBV và bồi dưỡng NL này cho HS thấy được, GV đã quan tâm đến bồi dưỡng NL GQVĐ nói chung trong việc xác định mục tiêu bài học. Tuy nhiên, để tổ chức hoạt động và đánh giá năng lực này nhiều GV chưa thực hiện hoặc vẫn còn phân vân khi đưa ra câu trả lời do chưa tự tin khẳng định các hoạt động dạy học đã tổ chức đã bồi dưỡng được NL này cho HS. Lí do GV trả lời phỏng vấn đưa ra là họ chưa có được cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV với các biểu hiện hành vi cụ thể của HS.

Về việc đề xuất cách thức tốt nhất để DH đáp ứng mục tiêu GDPTBV cho HS THPT hiện nay, 53% GV cho rằng tổ chức DHTN các nội dung môn học để HS tiếp cận với tình huống thực tiễn để nhận thức được các vấn đề xã hội, môi trường và mối liên hệ với nội dung kiến thức khoa học, công nghệ hiện nay.

Tóm lại, qua kết quả điều tra cho chúng ta thấy để tổ chức DHTN theo mô hình STSE nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ trong giáo dục PTBV cần phải:

+ đề xuất tiến trình tổ chức các hoạt động DH, trong đó chỉ rõ các bước, các giai đoạn và chỉ rõ hoạt động GV và HS trong mỗi bước, mỗi giai đoạn đó.

+ chỉ ra được cấu trúc NL GQVĐ trong GDPTBV và xác định các biểu hiện hành vi tương ứng với nội dung cụ thể.

2.4.4.2. Đối với học sinh

Nội dung khảo sát bao gồm các vấn đề GDPTBV của cộng đồng, địa phương; sự quan tâm, hứng thú của HS về GDPTBV; mục tiêu mong muốn đạt

được khi học tập các vấn đề GDPTBV; thái độ của HS đối với dạy học trải nghiệm và vai trò của GQVĐ trong GDPTBV.

* Về học tập các nội dung GDPTBV của cộng đồng, địa phương:

Trả lời cho câu hỏi “Em hãy kể tên các nội dung GDPTBV của cộng đồng, địa phương, trường học của em?”. Các ý kiến của HS là: ô nhiễm ở các nguồn nước sinh hoạt, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo, xử lí rác thải, sử dụng vật liệu tái chế, … Kết quả cho thấy HS đã nhận thức được các vấn đề PTBV quan trọng của địa phương, của cộng đồng hiện nay. Đây là một yếu tố thuận lợi để GV có thể tổ chức DH nhằm mục tiêu GDPTBV.

* Về sự quan tâm, hứng thú của HS về GDPTBV, về học tập trải nghiệm; mục tiêu mong muốn đạt được khi học tập các vấn đề của GDPTBV, vai trò của GQVĐ trong GDPTBV:

Chúng tôi khảo sát bằng phiếu hỏi, 252 HS tham gia trả lời trên google form.

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát HS về sự quan tâm, hứng thú khi học tập các vấn đề của PTBV

Nội dung Kết quả

Câu 1: Theo em, các vấn đề thực tiễn của cộng đồng, địa phương được các thầy/cô đưa vào bài học có cần thiết không?

Câu trả lời Số lượng HS

Rất cần thiết 75

Cần thiết 93

Phân vân 72

Không cần thiết 12

Câu 2: Theo em vai trò của việc thầy/cô đưa các vấn đề thực tiễn vào bài học là gì?

Nội dung

Ý kiến HS Đồng

ý

Phân vân

Không đồng ý Đưa kiến thức gần gũi với thực tế

hơn

211 31 10

Làm cho bài học lôi cuốn hơn 195 43 14 HS hào hứng tìm hiểu kiến thức 198 41 12 Giúp HS vận dụng kiến thức khoa

học giải quyết vấn đề thực tiễn

205 36 11

Câu 3: Em có mong muốn được học tập trải nghiệm các vấn đề PTBV không?

Câu trả lời Số lượng HS Tỉ lệ

Rất mong muốn 82 33%

Mong muốn 87 34%

Phân vân 72 29%

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững thông qua dạy học trải nghiệm theo mô hình stse chuyên đề “vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường (Trang 74 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)