CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÔNG QUA DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM THEO MÔ HÌNH STSE
2.3. Dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE trong giáo dục phát triển bền vững
2.3.4. Tiến trình tổ chức dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE
Học tập trải nghiệm chỉ mang lại kết quả tích cực khi có những thay đổi trong phán đoán, cảm xúc, kiến thức và khả năng của người học thông qua các sự kiện trong cuộc sống, có nghĩa là có sự thay đổi trong kiến thức, hành vi và thái độ của người học (Chickering, A, 1977) [44]. Sự tham gia của người học bao gồm sự tham gia trí tuệ, cảm xúc, giác quan và chủ động trong các hoạt động học tập (Boud, D., &; Cohen, R., 2000) [33]. Học tập trải nghiệm rất coi trọng việc khuyến khích kết nối giữa các bài học trừu tượng và các hoạt động giáo dục cụ thể để tối ưu hóa kết quả học tập (Sakofs, 1995) [81]; cũng như học hỏi từ sự phản ánh và tiến bộ phân tích từ kinh nghiệm của người học (Chapman, McPhee và Proudman, 1995) [43].
Dạy học theo mô hình STSE tập trung vào đánh giá tác động đến môi trường, xã hội của khoa học và công nghệ. Phương pháp này đã được Lau (2013) áp dụng
trong dạy học [65]. Theo tác giả, áp dụng mô hình này bao gồm bốn bước: động viên, thăm dò, động não, ra quyết định. Thiết kế nghiên cứu này dựa trên các khái niệm về nghiên cứu hành động của Kemmis & McTaggart (2014) [61]. Có bốn giai đoạn chính trong chu trình nghiên cứu hành động bao gồm: Lập kế hoạch- Hành động-Quan sát- Phản ánh (PAOR).
Sơ đồ mô hình STSE trong nghiên cứu này được mô tả như sau: [57]
Hình 2.8. Mô hình STSE theo Kemmis & McTaggart
Dạy học theo mô hình STSE bao gồm 4 bước: 1) kích thích, tạo động lực, khuyến khích học sinh nhận thức được các vấn đề và bối cảnh môi trường; 2) khám phá, suy ngẫm: học sinh được khuyến khích phân tích vấn đề và tìm ra các giải pháp khả thi; 3) động não: động não để thu thập các thông tin và ý tưởng, sau đó giải thích thông tin; 4) hành động: ra quyết định, học sinh phải quyết định giải pháp tốt nhất của lớp từ phần trình bày và thảo luận.
Hình 2.9 thể hiện việc đưa mô hình STSE vào tổ chức các hoạt động dạy học và chú trọng trong giai đoạn hành động của HS. Tuy nhiên, các giai đoạn khác từ việc quan sát, phản ánh đến lập kế hoạch đều có thể vận dụng mô hình STSE để tổ chức các hoạt động cho HS, đặc biệt trong dạy học trải nghiệm.
Bản chất của tiến trình DHTN theo mô hình STSE là tiến trình GQVĐ. Tiến trình dạy học chúng tôi đề xuất dựa trên:
- chu trình trải nghiệm của Kolb (Kolb, 1984) gồm 4 bước thành vòng khép kín: (kinh nghiệm cụ thể, quan sát có tư duy, khái niệm hoá vấn đề, thử nghiệm tích cực).
Quan sát - Phát hiện vấn đề
Phản ánh
Lập kế hoạch
Hành động
Hành động với STSE: Động lực, khám phá, động não, ra
quyết định
- Mô hình STSE của Lau (2013) (động viên, thăm dò, động não, ra quyết định) và chu trình nghiên cứu hành động của Kemmis & McTaggart (2014) (Lập kế hoạch- Hành động- Quan sát- Phản ánh) và tiến trình GQVĐ.
Từ việc kết hợp chu trình trải nghiệm của Kolb và mô hình STSE của Lau, chúng tôi đề xuất tiến trình đề xuất gồm 4 hoạt động chính nhằm bồi dưỡng NL GQVĐ trong GDPTBV ở học sinh THPT: trải nghiệm phát hiện vấn đề PTBV; đề xuất giải pháp; thực hiện giải pháp và đánh giá- kết luận. Trong mỗi hoạt động đều phân tích các yếu tố của S-T-S-E.
Từ các hoạt động trải nghiệm HS xác định được những vấn đề của xã hội, môi trường cần giải quyết, từ đó phát hiện được những vấn đề của PTBV (1).
Các vấn đề PTBV cần giải quyết đòi hỏi phải có các kiến thức lí thuyết (kiến thức kinh nghiệm, kiến thức khoa học (S)) cũng như giải pháp công nghệ (T) để đề xuất giải pháp (2). Quá trình thực hiện giải pháp đi kèm với tiến trình tìm tòi kiến thức vào chế tạo các sản phẩm theo mô hình đã đề xuất để đáp ứng các yêu cầu của PTBV S-T-E. (3) Việc thử nghiệm sản phẩm và phân tích tác động với môi trường, xã hội (STSE) cho phép người học đánh giá tiến trình GQVĐ và rút ra những kết luận cần thiết (4).
Tiến trình dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE có thể được thể hiện qua sơ đồ dưới đây.
Hình 2.9. Tiến trình dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE
Từ quy trình xây dựng chủ đề DHTN theo mô hình STSE đã đề xuất, cấu trúc năng lực GQVĐ trong GDPTBV đã xây dựng, LA đề xuất tiến trình tổ chức DHTN theo mô hình STSE trong GDPTBV như hình dưới đây.
Hình 2.10. Tiến trình dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE trong GDPTBV
Bằng kinh nghiệm của bản thân, trải nghiệm từ vấn đề trong cuộc sống về môi trường, xã hội gắn với cuộc sống hàng ngày tại trường học, địa phương hoặc cộng đồng dân cư, HS phát hiện ra vấn đề của PTBV cần giải quyết. Trải nghiệm có thể bao gồm các hoạt động:
- tham quan các xưởng sản xuất, …;
- nghiên cứu thực địa (nhà trường, gia đình, …);
- thực hiện điều tra, phỏng vấn trong gia đình, cộng đồng;
- tham gia tranh biện về một vấn đề xã hội.
…
Dựa trên các kiến thức có được về khoa học, kĩ thuật, công nghệ, HS đề xuất giải pháp và lập kế hoạch để GQVĐ về môi trường, xã hội đã xác định. Kết quả của việc đề xuất giải pháp có thể là một giải pháp lí thuyết (ví dụ như biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm) hoặc giải pháp kĩ thuật (ví dụ như thiết kế mô hình thiết bị tận dụng nguồn năng lượng tái tạo). HS phân tích các giải pháp đã đề xuất đồng thời đánh giá về hiệu quả đối với môi trường, xã hội đảm bảo PTBV. Trong khi đánh giá quan tâm đến sự thay đổi hành vi, trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng để từ đó có những điều chỉnh giải pháp cho phù hợp.
Khi thực hiện giải pháp HS sẽ có được những kiến thức mới, thiết kế được các mô hình và chế tạo được các thiết bị. Các giải pháp đã được thực hiện vẫn cần phải xem xét tác động của nó đối với môi trường và xã hội (ví dụ: dùng các vật liệu thân thiện với môi trường, các thiết bị có sẵn ở địa phương, các vật liệu dễ kiếm, dễ tìm, rẻ tiền).
Việc đánh giá quá trình thực hiện giúp HS có những thay đổi về thái độ và hành vi đối với các vấn đề của xã hội và cộng đồng. Kết quả thực hiện giải pháp có thể đặt ra vấn đề mới cần giải quyết và tiếp tục quay về bước đầu tiên của chu trình học theo trải nghiệm.
Để có thể tổ chức DH các chủ đề đã đề xuất, LA trình bày hoạt động của GV, HS trong mỗi giai đoạn nói trên trong bảng dưới đây.
Bảng 2.5. Hoạt động của HS và GV trong tiến trình dạy học trải nghiệm theo STSE Hoạt
động chung
Hoạt động cụ
thể Hoạt động của HS Hoạt động của GV
1. Phát hiện vấn đề PTBV của cộng đồng, địa phương.
1.1. Trải nghiệm cá nhân vấn đề môi trường, xã hội gắn với gia
đình địa
phương, cộng đồng, trường học.
✓ Tham quan, tìm hiểu CSSX, thực địa, điều tra, phỏng vấn, tranh biện khoa học
✓ Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân xung quanh tình huống để rút ra thông tin liên quan đến vấn đề xã hội (S), môi trường (E) cần giải quyết.
✓ Tổ chức , định hướng hoạt động trải nghiệm, khơi gợi những kinh nghiệm từ cuộc sống của HS.
✓ Chia nhóm HS, tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
✓ Định hướng HS phân tích vấn đề xã hội, môi trường bằng câu hỏi định hướng hoặc tài liệu hỗ trợ.
1.2. Phát hiện vấn đề PTBV để khám phá một nhiệm vụ cần giải quyết trong thực tiễn.
✓ Hệ thống lại các thông tin đã trải nghiệm và phân tích, phát hiện vấn đề cần giải quyết trong GDPTBV.
✓ Phát biểu được vấn đề dưới dạng câu hỏi.
✓ Khái quát lại và chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS.
✓ Cung cấp một số tài liệu, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, …
2. Đề xuất giải pháp GQVĐ PTBV
2.1. Phân tích vấn đề theo mối quan hệ STSE.
✓ Phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
✓ Phân tích vấn đề về xã hội, môi trường cần giải quyết. Làm rõ yếu tố về kiến thức khoa học, công nghệ liên quan.
✓ Tiến hành thu thập thông tin trải nghiệm:
✓ Hướng dẫn các công việc cần thực hiện cho các nhóm, hoạch định thời gian.
✓ Hỗ trợ HS trong việc phân tích vấn đề và định hướng thu thập thông tin cho phù hợp.
Hoạt động chung
Hoạt động cụ
thể Hoạt động của HS Hoạt động của GV khảo sát thực tế, phỏng
vấn, tìm kiếm dữ liệu.
2.2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề thông qua sản phẩm, hoặc hành động cụ thể.
✓ Thảo luận nhóm đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề xã hội, môi trường trên cơ sở kiến thức khoa học, công nghệ.
✓ Tổ chức các nhiệm vụ học tập để HS thực hiện việc tìm hiểu, thảo luận.
✓ Định hướng HS trong việc vận dụng các kiến thức khoa học, công nghệ để đề xuất giải pháp.
2.3. Lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề.
✓ Phân tích từng giải pháp đã đề xuất: ưu điểm, hạn chế, tính khả thi, …
✓ Lựa chọn giải pháp tối ưu, khả thi, phù hợp với điều kiện thực hiện của nhóm.
✓ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để phân tích, lựa chọn giải pháp.
✓ Hỗ trợ HS trong việc lựa chọn giải pháp khả thi, phù hợp với năng lực hiện tại của HS.
3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề PTBV
3.1. Lập kế hoạch thực hiện giải pháp.
✓ Thiết lập kế hoạch chi tiết về thời gian, nội dung nhiệm vụ, phân công cho từng thành viên.
✓ Trình bày bản thiết kế, chế tạo thiết bị.
✓ Hỗ trợ HS trong việc lập kế hoạch.
✓ Góp ý kiến cho bản vẽ thiết kế của HS.
3.2. Thực hiện giải pháp.
✓ Chế tạo sản phẩm, đánh giá từng bước thực hiện
✓ Quan sát và hỗ trợ HS khi cần trong quá trình thực hiện giải pháp: Lưu ý HS trong việc thiết kế mô hình hoặc bản vẽ chế tạo.
4. Đánh 4.1. Tranh biện ✓ Báo cáo kết quả thực ✓ Tổ chức cho HS trình
Hoạt động chung
Hoạt động cụ
thể Hoạt động của HS Hoạt động của GV giá quá
trình thực hiện- Rút ra kết luận
về giải pháp đã thực hiện. Hợp thức hoá kiến thức.
hiện giải pháp. Phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
✓ Trao đổi về các ý kiến đóng góp, nhận xét kết quả, đối chiếu với các yêu cầu cần giải quyết và hoàn thiện giải pháp.
bày báo cáo kết quả thực hiện giải pháp.
✓ Đặt các câu hỏi gợi ý để HS suy ngẫm, đánh giá về hiệu quả của các kết quả thu được để có sự đánh giá từ bước đề xuất đến bước thực hiện, hay cải tiến giải pháp.
4.2. Đánh giá về thái độ, hành vi, trách nhiệm của cá nhân với xã hội, môi trường
✓ Thảo luận về vấn đề PTBV, đánh giá kết quả của giải pháp góp phần PTBV, ý thức trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với các vấn đề xã hội, môi trường, ứng dụng khoa học, công nghệ để giải quyết các vấn đề đó.
✓ Tổ chức HS thảo luận và gợi mở các câu hỏi để HS liên hệ đến vai trò, ý nghĩa của việc tham gia chủ đề học tập trong việc thay đổi hành vi, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
4.3. Phát hiện vấn đề mới cần giải quyết
✓ Trình bày, thảo luận, đề xuất vấn đề mới cần giải quyết hoặc có thể cải tiến sản phẩm.
✓ Gợi mở để HS suy nghĩ để điều chỉnh, cải tiến sản phẩm hoặc phát hiện vấn đề mới cần giải quyết.