Tiến trình dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE chủ đề “Năng lượng tái tạo”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững thông qua dạy học trải nghiệm theo mô hình stse chuyên đề “vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường (Trang 112 - 119)

CHƯƠNG 3: 4 THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM

3.4. Thiết kế tiến trình dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE chủ đề “Năng lượng tái tạo”

3.4.2. Tiến trình dạy học trải nghiệm theo mô hình STSE chủ đề “Năng lượng tái tạo”

Tiến trình dạy học cụ thể

HĐ1. Trải nghiệm ở các hộ dân/gia đình/nhà trường có sử dụng điện tái tạo (Giai đoạn 1 của dạy học trải nghiệm)

Mục tiêu hoạt động:

Phát hiện vấn đề nghiên cứu: Vấn đề tiêu thụ năng lượng hiện nay và ảnh hưởng của nó đến môi trường sống như thế nào? Khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo trong gia đình/trường học (công nghệ lắp đặt, công suất điện tái tạo, chi phí lắp đặt, hoà lưới điện như thế nào?). Ý nghĩa của khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo?

Tổ chức HĐ:

GV thành lập nhóm học tập, HS quan sát video về năng lượng hoá thạch, năng lượng tái tạo, đặt vấn đề về sự thiếu hụt năng lượng và thảo luận câu hỏi phỏng vấn gia đình/bạn bè về năng lượng tái tạo.

https://www.youtube.com/watch?v=ICEOFJtBwNY (Áp lực năng lượng toàn cầu- Năng lượng và cuộc sống)

HS trải nghiệm: tìm hiểu năng lượng tái tạo đã được lắp đặt tại các hộ dân/trường học.

Phân tích S-E: vấn đề xã hội “Nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong khi nguồn tài nguyên hoá thạch đang dần bị cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường”.

HĐ2. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề của PTBV- Phân tích vấn đề thực tiễn của xã hội (S) và môi trường (E), đề xuất và lựa chọn giải pháp dựa trên kiến thức khoa học (S) và công nghệ (T) (Giai đoạn 2 của dạy học trải nghiệm)

Mục tiêu HĐ:

Từ việc tìm hiểu tình huống đặt ra, phân tích STSE, khơi gợi HS phát hiện ra

vấn đề: Sự thiếu hụt năng lượng hiện nay ở Việt Nam và trên toàn cầu; ảnh hưởng của việc khai thác năng lượng hoá thạch đến môi trường hiện nay.

Đề xuất giải pháp: Khai thác nguồn năng lượng tái tạo: Chế tạo thiết bị tạo điện năng hoặc hoạt động từ nguồn năng lượng tái tạo.

Tổ chức HĐ:

GV tổ chức hoạt động nhóm và hỗ trợ, định hướng cho HS phân tích STSE về vấn đề khai thác, sử dụng năng lượng hiện nay và ảnh hưởng của việc khai thác năng lượng hoá thạch đến môi trường và xã hội trên cơ sở các nội dung HS có được từ HĐ 1; đưa ra ý tưởng phù hợp, khả thi.

Để định hướng chế tạo thiết bị, GV giới thiệu một máy phát điện năng lượng tái tạo ý tưởng chế tạo trên website:

https://www.acciona.com/renewable-energy/wind-energy/?_adin=02021864894 HS: Phân tích các yếu tố STSE để tìm hiểu ý tưởng khai thác và sử dụng điện gió được giới thiệu. Thảo luận về ý tưởng chế tạo và nguyên lí hoạt động, các kiến thức khoa học, công nghệ để thực hiện giải pháp.

HS đề xuất phương án chế tạo thiết bị vận hành bằng nguồn năng lượng tái tạo hoặc sản xuất điện tái tạo. Lựa chọn giải pháp tối ưu để GQVĐ và vẽ phác thảo sơ đồ cấu tạo mô hình thiết bị đề xuất.

HĐ3. Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề của PTBV (Giai đoạn 3 của dạy học trải nghiệm)

Mục tiêu HĐ: HS chế tạo được và thử nghiệm thiết bị hoạt động nhờ tận dụng nguồn năng lượng sẵn có trong cuộc sống hàng ngày, giải thích được nguyên lí hoạt động.

Tổ chức HĐ:

GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.

HS: - Lập kế hoạch thực hiện giải pháp;

- Thiết kế, chế tạo thiết bị vận hành nhờ nguồn năng lượng tái tạo hoặc máy phát điện tái tạo.

- Thử nghiệm hoạt động của thiết bị;

- Phương án cải tiến thiết bị.

HĐ4. Đánh giá quá trình thực hiện- Rút ra kết luận: Đánh giá, điều chỉnh giải pháp; chia sẻ, điều chỉnh hành vi, phát hiện vấn đề mới cần giải quyết (Giai đoạn 4 của dạy học trải nghiệm)

Mục tiêu HĐ:

- Đánh giá lại cả quá trình đề xuất và thực hiện giải pháp so với mục tiêu đã đề ra, đề xuất biện pháp cải tiến thiết bị.

- Nhận thức được vai trò của khai thác và sử dụng năng lượng tái góp phần giảm lượng chất thải, gây ô nhiễm môi trường.

- Tuyên truyền cho người thân về an ninh năng lượng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia, cần có sự chung tay của cả cộng đồng hướng tới sự PTBV.

Tổ chức HĐ:

GV tổ chức HS báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ, sau đó GV, HS cùng trao đổi, thảo luận, chia sẻ về các kết quả.

GV đưa ra nhận xét, góp ý, đánh giá về các kết quả, đặt các câu hỏi định hướng để HS suy nghĩ, đánh giá về hiệu quả của các kết quả thu được để có sự đánh giá từ khâu đề xuất đến khâu thực hiện, hay cải tiến sản phẩm.

HS đánh giá lại toàn bộ quá trình đề xuất và thực hiện giải pháp, đưa ra các giải pháo tối ưu để nâng cao hiệu quả của sản phẩm nghiên cứu và chế tạo.

GV tổng kết lại những nhiệm vụ HS đã thực hiện và rút ra kết luận đồng thời nhận định được khả năng ứng dụng của giải pháp đã thực hiện trong bối cảnh mới, tình huống mới, phát hiện những khó khăn, vướng mắc để xác định được vấn đề mới cần giải quyết.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trong giáo dục phát triển bền vững thông qua dạy học trải nghiệm theo mô hình stse chuyên đề “vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)