Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh hà đông (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của NHTM

Theo triết học Mac-Lenin “Phát triển là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của một sự vật, hiện tượng. Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vấn động để có sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất (nhưng ở một cấp độ cao hơn chu kỳ ban đầu)”

Theo Vũ Ngọc Thái (2016), phát triển dịch vụ thẻ tín dụng từ góc độ của một NHTM là việc gia tăng không ngừng cả về lượng và chất của dịch vụ thẻ tín dụng mà ngân hàng cung ứng. Cụ thể hơn, phát triển dịch vụ thẻ tín dụng là việc gia tăng quy mô cung ứng dịch vụ thẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ nhằm tăng doanh số, thu nhập từ dịch vụ thẻ và đảm bảo kiểm soát rủi ro và bổ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng nhằm phục vụ cho chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Đào Kim Ánh (2018), phát triển thẻ tín dụng là sự phát triển về quy mô, chất lượng thẻ, chất lượng cung cấp dịch vụ thẻ để mang lại ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng; đồng thời nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thẻ cho các Ngân hàng thương mại và nâng cao lợi ích cho toàn xã hội. Từ đó có thể gia tăng thị phần thẻ tín dụng trên thị trường.

Từ những nhận định trên, có thể hiểu phát triển thẻ tín dụng là việc không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng của dịch vụ thẻ tín dụng; đa dạng hóa các dịch vụ thẻ tín dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau. Tăng quy mô, mở rộng thị trường thẻ tín dụng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng, góp phần khẳng định được vị thế, uy tín của ngân hàng trên thị trường. Song song với đó là cải tiến hệ thống

quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại để quản lý rủi ro một cách tối ưu nhất, hướng đến mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng a. Tăng trưởng quy mô dịch vụ thẻ tín dụng

Tăng trưởng quy mô kinh doanh thẻ tín dụng được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

 Tỷ lệ tăng trưởng số lượng thẻ phát hành (%)

=

* 100%

Tỷ lệ này dương thể hiện số lượng thẻ phát hành tăng cho thấy dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng đang phát triển tốt khi thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng hơn.

 Số lượng các loại thẻ: số lượng các loại thẻ tăng sẽ đa dạng hóa dịch vụ thẻ tín dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ hơn.

 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng (%)

= * 100%

Chỉ tiêu này phản ánh các chi tiêu bằng thẻ tín dụng của khách hàng. Các chi tiêu của khách hàng tăng sẽ khiến cho doanh số sử dụng thẻ tăng, góp phần giúp Ngân hàng tăng lợi nhuận. Đây là một trong những căn cứ để Ngân hàng đưa ra những chính sách kích thích tiêu dùng qua thẻ tín dụng.

 Tỷ trọng số lượng khách hàng của chi nhánh sử dụng thẻ tín dụng

=

* 100%

Tỷ lệ này càng cao cho thấy số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của chi nhánh ngày càng nhiều, thể hiện chi nhánh đã thành công trong việc mở rộng đối tượng người dùng thẻ tín dụng.

b. Tăng trưởng thu nhập từ dịch vụ thẻ tín dụng Tăng trưởng thu nhập từ thẻ tín dụng

=

* 100%

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ tăng trưởng thu nhập từ thẻ tín dụng; thu nhập này đến từ phí thường niên, phí trả chậm, phí rút tiền và các loại phí khác. Tăng trưởng doanh thu dương và càng cao cho thấy hoạt động kinh doanh thẻ càng hiệu quả, ngược lại chỉ số này âm thể hiện việc phát triển mở rộng quy mô thẻ tín dụng của ngân hàng chưa đạt hiệu quả.

c. Hoạt động kiểm soát rủi ro

 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng số dư nợ thẻ tín dụng

=

* 100%

Trong đó, tổng nợ xấu bằng tổng dư nợ của nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

Nếu tỷ lệ này càng thấp càng chứng tỏ hoạt động này của ngân hàng càng an toàn.

 Tỷ lệ nợ cần chú ý từ hoạt động thẻ tín dụng

=

* 100%

Nợ có cần chú ý là những khoản nợ mà ngân hàng không thu đủ lãi hoặc gốc hoặc cả hai đúng hạn; hoặc những khoản nợ mà ngân hàng thấy có dấu hiệu khách hàng không chi trả được. Do đó, nợ có vấn đề bao gồm nợ xấu, nợ nhóm 2 và một phần nợ nhóm 1

Tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng chưa tốt và sẽ làm giảm lợi nhuận thu được của ngân hàng.

d. Chất lượng dịch vụ

Chỉ tiêu này được thể hiện qua các số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng; mức độ cạnh tranh của các loại phí như: phí thường niên, phí rút tiền, phí trả lãi; sự đa dạng hóa các dịch vụ thẻ tín dụng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng; trình độ nghiệp vụ, thái độ hỗ trợ khách hàng của nhân viên ngân hàng.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ tín dụng a. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là các nhân tố bên trong ngân hàng, các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của dịch vụ thẻ tín dụng. Dưới đây là một số các yếu tố tiêu biểu và quan trọng nhất:

Một là: Vốn và công nghệ. Vốn và công nghệ là nhân tố quan trọng thể hiện tiềm lực, sức mạnh, vị thế của ngân hàng và tính năng thẻ tín dụng của ngân hàng trong quá trình khách hàng sử dụng thẻ. Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán đòi hỏi tính năng công nghệ, độ bảo mật cao vì thế việc phát triển công nghệ là không thể thiếu trong ngân hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Hai là: Khả năng thu thập, xử lí và phân loại thông tin về các vấn đề liên quan tới khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng. Để cho vay được một khách hàng NH phải tìm hiểu kỹ thông tin của người vay, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thông qua những thông tin thu được bằng nhiều nguồn khác nhau như phương tiện thông tin đại chúng, hay các mối quan hệ xung quanh khách hàng và ngân hàng, ngân hàng sẽ có được những thông tin về bản thân khách hàng, ngành nghề kinh doanh, thu nhập, gia đình của khách hàng... để từ đó tiến hành phân tích, đánh giá những khó khăn, thuận lợi của khách hàng và đưa ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng thông qua dịch vụ thẻ tín dụng hay không.

Ba là: Chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt cho các hoạt động của NHTM. Chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cả về chi phí lẫn lợi nhuận. Để phát triển được dịch vụ thẻ tín dụng ngân hàng phải có mục tiêu cụ thể, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, địa bàn dân cư nơi ngân hàng có trụ sở làm việc.

Bốn là: Trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng. Trình độ của cán bộ nhân viên tạo ra sự khác biệt giữa các NHTM. Trình độ cao của nhân viên thể hiện ở việc thực hiện nhanh chóng, hiệu quả các thao tác, nghiệp vụ của ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng chính là nhân tố quảng bá cho hình ảnh của ngân hàng ở khắp mọi nơi, với tất cả những người mà họ tiếp xúc.

Năm là: Hệ thống tổ chức và phân bổ chi nhánh, cây ATM hay điểm chấp nhận thẻ tín dụng của ngân hàng. Để phát triển được dịch vụ thẻ thì trước hết ngân hàng phải có hệ thống tổ chức và phân bổ chi nhánh, cây ATM hay điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng một cách hợp lý theo mật độ dân cư và tình hình kinh tế trong khu vực, đặc biệt phải dễ nhận biết và độ an toàn cao sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng. Ngược lại, khách

hàng sẽ rất khó tiếp cận nếu ngân hàng ở quá xa khu vực sản xuất, kinh doanh của khách hàng hay trong một khu vực nhưng có sự chồng chéo chi nhánh, cây ATM hay điểm chấp nhận thẻ tín dụng của ngân hàng cũng dễ gây ra sự mất cân đối trong phân bổ nguồn lực, gây lãng phí.

Sáu là: Quy trình và thủ tục của ngân hàng đối với khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng. Tâm lí của khách là ưa thích những ngân hàng có quy trình và thủ tục vay vốn đơn giản và linh hoạt, vừa đẩy nhanh quá trình hợp tác vừa kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì vậy quy trình cho vay qua thẻ nhanh gọn, thủ tục đơn giản, dễ thực hiện là một trong những yếu tố thu hút các khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng lẫn khách hàng, thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động cho vay của NHTM. Thực hiện đúng quy trình cho vay qua thẻ tín dụng giúp kiểm soát rủi ro tránh nguy cơ nợ xấu cho Chi nhánh.

b. Các nhân tố khách quan

Môi trường pháp lí. Một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ càng đem lại hiệu quả cho dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng, nâng cao được hiệu quả phát triển dịch vụ thẻ tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Ngược lại, môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, còn tồn tại nhiều lỗ hổng thì kết quả sẽ ngược lại cho cả khách hàng lẫn ngân hàng, việc phát triển cho vay sẽ gặp khó khăn và hạn chế.

Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội. Một quốc gia có môi trường chính trị - xã hội ổn định điều này tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó nền kinh tế phát triển luôn mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu con người không chỉ dừng lại ở đủ ăn, đủ mặc mà họ muốn được hưởng thụ, được phục vụ, nhu cầu đi du lịch, mua sắm, giải trí cũng cao hơn rất nhiều chính vì vậy ngân hàng cần phải tạo ra các dịch vụ sản phẩm thẻ tín dụng tiện ích hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trình độ dân trí. Trình độ dân trí thể hiện qua nhận thức của người dân. Trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm thông minh như Smartphone, hay các dịch vụ hiện đại như E-Mobile banking, Internet banking, Ví điện tử, QR, VNPAY... chính vì vậy ngân hàng cần phải cung cấp những dịch vụ về sản phẩm

thẻ tín dụng với nhiều tiện ích và công nghệ cao hơn.

Nhân tố thuộc về khách hàng vay vốn. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng phần lớn là khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng. Khách hàng này có nhu cầu chi tiêu cao nên thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng. Nếu những đối tượng này có thu nhập cao, trình độ dân trí tốt sẽ thúc đẩy hoạt động vay vốn (qua thẻ) tại các NHTM để phục vụ các mục tiêu khác nhau như mua nhà, mua ô tô hay vay để chi trả học phí... giúp các ngân hàng vừa giảm thiểu áp lực thu nợ hoặc mở rộng thị trường.

Thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán. Việt Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên việc sử dụng tiền mặt trong lưu thông rất phổ biến, thu nhập trong dân cư còn thấp, những sản phẩm nhu cầu thiết yếu phục vụ người dân trong sinh hoạt hàng ngày chủ yếu được mua sắm ở các khu chợ cóc và chưa có thói quen vào các trung tâm thương mại hay các siêu thị để mua sắm. Điều này khó có thể thay đổi trong thời gian ngắn mà phải từ từ thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt trong lưu thông. Do đó để phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng cần có sự đầu tư phát triển của nhà nước và có các chính sách ưu đãi trong sử dụng dịch vụ của các ngân hàng để người tiêu dùng có thể cảm nhận được những tính năng ưu việt của những sản phẩm đó, từ đó họ mới sử dụng nhiều dịch vụ hơn, dễ dàng tiếp cận với phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt nhiều hơn trong giao dịch thanh toán.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh hà đông (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)