Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hà Đông giai đoạn 2019-2021

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh hà đông (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hà Đông

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hà Đông giai đoạn 2019-2021

Hoạt động kinh doanh chính của VIB chi nhánh Hà Đông được thể hiện qua hoạt động huy động vốn và tín dụng như sau:

a. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VIB Hà Đông giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2020 so với 2019

Năm 2021 so với 2020 Tuyệt

đối

Tương

đối Tuyệt đối Tương đối Vốn tiền gửi 738.112 906.719 1.046.401 168.607 22,84% 139.682 15,41%

Theo đối tượng khách hàng

TCKT 187.480 256.067 356.613 68.587 36,58% 100.546 39,27%

Cá nhân 550.632 650.652 689.788 100.020 18,16% 39.136 6,01%

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 78.608 106.448 155.599 27.840 35,42% 49.151 46,17%

Có kỳ hạn 659.504 800.271 890.802 140.767 21,34% 90.531 11,31%

Theo đồng tiền

Nội tệ 700.543 861.474 990.942 160.931 22,97% 129.468 15,03%

Ngoại tệ 37.569 45.245 55.459 7.676 20,43% 10.214 22,57%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của VIB Hà Đông) Nhìn chung hoạt động huy động vốn của VIB Hà Đông có sự tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn từ 2019 đến 2021. Cụ thể năm 2019 huy động vốn đạt 738.112 (triệu VND) thì đến năm 2020 đã tăng trưởng 22,84% đạt 906.719 (triệu VND).

Đến năm 2021 tiếp tục tăng trưởng đạt 1.046.401 (triệu VND) tương ứng tăng 15,41%.

Cơ cấu vốn tiền gửi theo đối tượng KH: Nhìn vào số liệu 3 năm 2019, 2020, 2021 cho thấy huy động vốn của VIB Hà Đông chủ yếu đến từ nhóm khách hàng cá nhân và luôn có sự tăng trưởng giữa các năm. Cụ thể năm 2020 tăng trưởng 18,16%, tuy nhiên đến năm 2021 tỷ lệ tăng trưởng đã giảm xuống chỉ còn 6,01%.

Trong khi đó huy động vốn từ TCKT lại có xu hướng tăng trưởng đều đặn hơn khi tăng trưởng 36,58% vào năm 2020 và 39,27% vào năm 2021.

Lý giải cho việc tăng trưởng huy động vốn từ cá nhân giảm trong khi huy động vốn từ TCKT tăng lên, về phía KHCN là do dịch bệnh covid kéo dài đã làm giảm lãi suất tiền gửi khiến cho KH không còn mặn mà với việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng, thay vào đó KH đầu cơ vào các thị trường có sự tăng trưởng mạnh và sinh lời cao hơn như chứng khoán, bất động sản,… Về phía các TCKT, đại dịch COVID-19 đã khiến chuỗi cung ứng đứt gãy, hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn. Do đó, thay vì đầu tư mở rộng kinh doanh, nhiều chủ doanh nghiệp có tâm lý tích lũy bằng cách gửi tiền vào ngân hàng để chờ thời cơ phục hồi. 1

Lượng tiền gửi chủ yếu dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các TCKT tăng nhanh, là một trong những yếu tố tác động khiến lượng tiền gửi không kỳ hạn của VIB Hà Đông năm 2021 tăng mạnh lên 46,17% trong khi sự tăng trưởng của năm 2020 là 35,42%. Tiền gửi của KHCN vẫn tăng trưởng nhưng có sự tăng trưởng chậm hơn nên tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng trưởng chậm hơn; năm 2020 tăng trưởng 21,34%, năm 2021 tăng trưởng 11,31%. Nhưng nhìn chung thì lượng tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của VIB Hà Đông, tạo ra cơ sở vững chắc để ngân hàng duy trì hoạt động kinh doanh; giảm áp lực quản trị rủi ro nguồn vốn, an toàn vốn.

Với cơ cấu tiền gửi theo đồng tiền, huy động vốn đồng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong huy động vốn của VIB Hà Đông. Trong đó huy động vốn nội tệ và ngoại tệ đều có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm.

b. Hoạt động tín dụng

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của VIB Hà Đông giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2020 so với 2019

Năm 2021 so với 2020 Tuyệt

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối

1 Lê Phương (2022), “Biến động trái chiều giữa tiền gửi của người dân và doanh nghiệp”, ViẻtNam+, 13-3. <https://www.vietnamplus.vn/bien-dong-trai-chieu-giua-tien-gui-cua-nguoi-dan-va-doanh-

Tổng dư nợ 778.312 1.021.206 1.213.956 242.894 31,21% 192.750 18,87%

Theo thời hạn

Ngắn hạn 164.353 210.644 324.699 46.291 28,17% 114.055 54,15%

Trung, dài hạn 613.959 810.562 889.257 196.603 32,02% 78.695 9,71%

Theo đối tượng

khách hàng

Cá nhân 632.690 (81,29%)

845.670 (82,81%)

1.052.865 (86,73%)

212.980 33,66% 207.195 24,50%

Các TCKT 145.622 (18,71%)

175.536 (17,19%)

161.091

(13,27%) 29.914 20,54% -14.445 -8,23%

Nợ xấu 8.225 8.735 10.885 510 6,20% 2.150 24,61%

Tỷ lệ nợ xấu 1,06% 0,86% 0,90%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của VIB Hà Đông) Trong giai đoạn từ 2019 - 2021, hoạt động tín dụng của VIB Hà Đông có sự tăng trưởng đều đặn. Cụ thể dư nợ tín dụng năm 2019 đạt 778.312 (triệu VND), bước sang năm 2020 đã tăng lên 31,21% đạt 1.021.206 (triệu VND). Năm 2021 tiếp tục tăng trưởng đạt 1.213.956 (triệu VND) tuy nhiên mức tăng trưởng chậm hơn 2020, chỉ đạt 18.87%. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu luôn được chi nhánh duy trì trong mức cho phép, cụ thể năm 2019 tỷ lệ nợ xấu là 1,06%; bước sang 2020, 2021 tỷ lệ này được điều chỉnh giảm xuống dưới 1% lần lượt là 0,86% và 0,9%; cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động quản trị nợ của VIB Hà Đông.

Theo thời hạn cho vay, VIB Hà Đông chủ yếu cho vay trung dài hạn. Cụ thể cho vay trung dài hạn có sự tăng khá tốt vào năm 2020 đạt 32,02% nhưng đến 2021 giảm xuống đạt mức tăng trưởng 9,71%. Nguyên nhân có thể do năm 2021 nền kinh tế chưa phục hồi và còn gặp nhiều khó khăn do đại dịch nên tâm lý chung của cá nhân và các TCKT là tích trữ để chờ thời cơ đầu tư, vì vậy khiến cho vay trung dài hạn chưa tăng trưởng như mong đợi. Cho vay ngắn hạn năm 2020, 2021 tăng trưởng khá tốt, lần lượt đạt 28,17%, 54,15%.

Đối tượng khách hàng chủ yếu của VIB trong hoạt động tín dụng là KHCN, qua số liệu có thể thấy cho vay khách hàng cá nhân chiếm trên 80% qua các năm, trong khi cho vay TCKT chỉ nằm trong khoảng 13% - 18%, điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam của VIB. Trong đó

cho vay cá nhân có sự tăng trưởng khá ổn định qua các năm, 2020 tăng 33,66%, 2021 đạt 24,50%. Cho vay TCKT có sự giảm sút, năm 2020 tăng trưởng 20,54%, đến 2021 có sự giảm sút -8,23%. Nguyên nhân có thể do các TCKT đang chờ thời cơ đầu tư khi nền kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch bệnh

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 - 2021 Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu Năm

2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2020 so với 2019

Năm 2021 so với 2020 Tuyệt

đối

Tương đối

Tuyệt đối

Tương đối I. TỔNG THU

NHẬP 98.409

124.584

148.316 26.175 26,60% 23.732 19,05%

1. Thu nhập lãi 83.494 105.040 126.350 21.546 25,81% 21.310 20,29%

2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

13.199

17.373 20.662 4.174 31,62% 3.289 18,93%

3. Thu nhập từ hoạt

động khác 1.716 2.171 1.304 455 26,52% -867 -39,94%

II. TỔNG CHI PHÍ 49.147 57.759 60.186 8.612 17,52% 2.427 4,20%

1. Chi phí lãi 46.129 53.903 55.200 7.774 16,85% 1.297 2,41%

2. Chi phí từ hoạt động

dịch vụ 2.640 3.378 4.680 738 27,95% 1.302 38,54%

3. Chi phí hoạt động khác 378 478 306 100 26,46% -172 -35,98%

Tổng lợi nhuận trước

thuế 49.262 66.825 88.130 17.563 35,65% 21.305 31,88%

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của VIB Hà Đông) Về thu nhập, thu nhập từ lãi năm 2021 tăng trưởng 20.29%, thấp hơn so với năm 2020 là 25,81% do hoạt động tín dụng năm 2021 tăng trưởng chậm hơn năm 2020. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cũng có sự giảm sút đáng kể khi năm 2020 tăng trưởng 31,62% trong khi năm 2021 chỉ tăng trưởng 18,93%; nguyên nhân do dịch bệnh giãn cách xã hội nên khách hàng hạn chế đến chi nhánh giao dịch làm giảm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ. Nhìn chung tổng thu nhập qua các năm có sự tăng trưởng; mức tăng trưởng của năm 2020, 2021 lần lượt là 26,60% và 19,05%.

Về chi phí, mức tăng trưởng chi phí lãi năm 2021 có sự giảm sút mạnh so với năm 2020, cụ thể năm 2020 đạt 16,85% đến năm 2021 giảm xuống còn 2.41%.

Nguyên nhân là do huy động vốn năm 2021 tăng trưởng chậm hơn 2020 và lãi suất tiết kiệm cũng có sự giảm sút. Tuy nhiên chi phí hoạt động dịch vụ tăng năm 2021 tăng trưởng mạnh hơn 2020, cụ thể 2020 đạt 27,95%; sang 2021 tăng lên 38,54%;

trong khi thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2021 tăng trưởng chậm hơn 2020. Cho thấy chi nhánh chưa có các biện pháp quản lý chi phí hoạt động dịch vụ hiệu quả.

Nhìn chung do chi phí lãi giảm nên mức tăng trưởng tổng chi phí của VIB Hà Đông có sự giảm qua các năm; cụ thể năm 2020, 2021 lần lượt là 17,52% và 4,2%.

Tổng kết lại, lợi nhuận của chi nhánh có sự tăng trưởng khá đều qua các năm.

Đạt 49.262 (triệu VND) vào năm 2019, tăng trưởng 35,65% ; 66.825 (triệu VND) năm 2020 và năm 2021 đạt 88.130 (triệu VND) tương ứng tăng 31,88%. Từ đó cho thấy kế hoạch kinh doanh của chi nhánh đã đạt được hiệu quả tốt và chi nhánh đã có kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong giai đoạn 2019-2021.

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hà Đông

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam chi nhánh hà đông (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)