CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hà Đông
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, VIB Hà Đông chưa tận dụng hết nguồn khách hàng phong phú sẵn có của chi nhánh để phát triển số lượng KH sử dụng thẻ tín dụng. Chi nhánh chưa có các kế hoạch hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng đến tất cả các khách hàng hiện có mà mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng tới các đối tượng đã có kiến thức và có nhu cầu về thẻ tín dụng, còn một bộ phận các KH chưa có kiến thức về thẻ tín dụng chưa được chi nhánh chú ý tới.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân như khách hàng có nhu cầu mở thẻ nhưng chưa thỏa mãn điều kiện mở thẻ của ngân hàng; sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng của VIB chưa thực sự đa dạng so với các đối thủ cạnh tranh, chưa có những dòng thẻ liên kết với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…nên chưa tạo được dấu ấn
khác biệt đối với khách hàng.
Thứ hai, VIB Hà Đông tập trung nhiều vào đối tượng khách hàng độ tuổi từ 18-25 tuổi, là nhóm khách hàng có nhu cầu mở thẻ cao hơn cả vì thu nhập chưa được cao và có nhu cầu chi tiêu lớn. Việc tập trung quá nhiều vào nhóm khách hàng này tuy mang lại con số lợi nhuận trước mắt cho ngân hàng nhưng về lâu dài có thể sẽ gặp rủi ro cao hơn so với các nhóm còn lại. Bên cạnh đó các nhóm khách hàng có độ tuổi từ 26-40 và 41-55 tuổi là nhóm khách hàng có thu nhập cao và ổn định hơn lại chưa chiếm tỷ trọng cao.
Thứ ba, VIB Hà Đông chưa có các biện pháp quản lý chặt chẽ nhân viên trong việc bảo mật thông tin khách hàng; chưa có các quy định, hình thức xử phạt thích đáng trong vấn đề làm lộ thông tin khách hàng. Kết quả là vẫn tồn tại một số trường hợp khách hàng bị rò rỉ thông tin cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng và làm xấu hình ảnh của ngân hàng.
Thứ tư, chi nhánh chưa quản lý chặt chẽ nhân viên trong việc tham gia đầy đủ các buổi đào tạo nghiệp vụ về thẻ tín dụng, chưa tổ chức các buổi kiểm tra thường xuyên về nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên. Khiến nhân viên chưa nắm rõ các tiện ích, các chương trình ưu đãi mới nhất của thẻ dẫn đến tư vấn nhầm cho khách hàng.
Thứ năm, đôi khi vì bị áp chỉ tiêu quá cao dẫn đến việc không hoàn thành chỉ tiêu, một số nhân viên đã khai sai thông tin của KH để khách hàng đủ điều kiện mở thẻ, hoặc nhờ bạn bè người thân mở thẻ rồi đóng lại; gây ra những tổn thất về chi phí và rủi ro trong quản lý nợ cho ngân hàng
Thứ sáu, VIB chưa có hệ thống tự động phê duyệt và cấp hạn mức cho khách hàng đủ điều kiện, khách hàng được phê duyệt trước vẫn cần bổ sung hồ sơ đầy đủ.
b. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự biến động của kinh tế - chính trị trên thế giới đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam. Trong đó ngành ngân hàng là một trong những trụ cột của nền kinh tế nên cũng chịu những tác động không hề nhỏ. Nền kinh tế có phát triển thì người dân mới có thu nhập tốt và nhu cầu mua sắm tiêu dùng cũng từ đó tăng cao. Điều này có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây ra nhiều hệ lũy cho nền kinh tế. Hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động, khiến nhiều người lao động mất việc làm; từ đó làm cho nền kinh tế bị đình trệ, GDP liên tục giảm. Trong đó, ngành ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng không hề nhỏ trong việc quản lý các khoản nợ xấu, bao gồm cả nợ xấu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng.
Thứ ba, các văn bản quy định về thẻ tín dụng do NHNN ban hành còn tồn tại một số bất cập, chưa thực sự phù hợp với thực tế. Còn thiếu những quy định pháp lý liên quan đến giải quyết những khiếu nại, tranh chấp đối với những gian lận trong thẻ tín dụng mặc dù đây là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thứ tư, thói quen TTKDTM của người dân đã được cải thiện đáng kể trong thời gian dịch bệnh vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn phần lớn người dân chưa được hướng dẫn và biết cách TTKDTM, một phần do tâm lý sợ rủi ro nên vẫn trung thành với thói quen dùng tiền mặt. Các hoạt động mua bán thường ngày ở các chợ dân sinh vẫn chủ yếu dùng tiền mặt là nơi tập trung rất nhiều người dân mua bán, chính vì vậy thói quen dùng tiền mặt vẫn in sâu và chưa dễ gì thay đổi. Đây là một trong những rào cản lớn trong việc phát triển thẻ tín dụng.
Thứ năm, ngày càng có nhiều ngân hàng đẩy mạnh kinh doanh thẻ tín dụng, khiến miếng bánh này bị chia làm nhiều phần nhỏ. Đòi hỏi để cạnh tranh, mỗi ngân hàng cần có những dấu ấn riêng biệt về sản vụ thẻ tín dụng để thu hút được KH.
Những ngân hàng càng đa dạng về sản phẩm dịch vụ, chi phí thấp và nhiều chương trình ưu đãi sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng.
Như vậy, qua những phân tích trên về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng cho thấy VIB Hà Đông đã có những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển dịch vụ thẻ tín dụng, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã tìm hiểu về Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hà Đông, làm cơ sở để đưa ra đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại. Từ đó, các nguyên nhân của các tồn tại đó đã được chỉ ra. Để đạt được những kết quả tốt hơn nữa, VIB chi nhánh Hà Đông cần có những biện pháp để phát huy những điểm mạnh, cải thiện những hạn chế còn tồn động trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng. Trong Chương 3, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại VIB chi nhánh Hà Đông.
CHƯƠNG 3