Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 122 - 129)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ƯU TIÊN ĐỐI VỚI KHCNCC TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

- Một là, Tăng cường chức năng, vai trò định hướng, quản lý

Ngân hàng Nhà nước cần duy trì vai trò định hướng chiến lược và chỉ đạo sát sao quá trình triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ NHTM để các dịch vụ ngân hàng bán lẻ đi vào đời sống dân cư, tạo thói quen giao dịch không dùng tiền mặt

thì phải có sự hỗ trợ từ NHNN. NHNN cần phải đưa ra những chính sách tổng thể, trình Chính phủ kế hoạch cơ cấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu xây dựng những ngân hàng lớn về quy mô, mạnh về nguồn lực định hướng đến năm 2020. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ bán lẻ của từng ngân hàng thương mại ở tầm vĩ mô, đảm bảo cấu trúc tổng thể phù hợp toàn ngành, tránh tình trạng manh mún, riêng lẻ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Hai là, Nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN về dịch vụ ngân hàng.

Trên cơ sở ban hành các chính sách đồng bộ, nhất quán với Chính phủ về lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc…một cách linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển, thực trạng nền kinh tế tài chính.

- Ba là, NHNN cần thường xuyên kiểm soát việc thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng

NHNN cần thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC nói riêng của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.

- Bốn là, NHNN cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các NHTM Trong quá trình phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC, đòi hỏi các NHTM phải đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Trong lĩnh vực này, Cục Công nghệ tin học ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ, sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC trong chương 2. Căn cứ vào dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước; định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quân đối nói chung và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC nói riêng. Tác giả luận văn đã đề xuất 7 nhóm giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC tại ngân hàng TMCP Quân đối trong những năm tới. Ngoài ra, tác giả cũng có những đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để có thực hiện tốt các giải pháp đề xuất.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các NHTM Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, cuộc đua giành thị phần phát triển dịch vụ ngân hàng, hướng tới phân khúc KHCNCC với dịch vụ ngân hàng chuẩn mực đang là xu hướng mới của các ngân hàng. Bởi phân khúc khách này ở Việt Nam được đánh giá là phát triển có nhiều tiềm năng. Lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ưu tiên gia tăng mạnh mẽ, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng của phân khúc này. Ngân hàng TMCP Quân đội không nằm ngoài vòng phát triển này, nhất là khi phần lớn nhu cầu tài chính của khách hàng phân khúc này chưa được đáp ứng đầy đủ. Số lượng người giàu trong xã hội có xu hướng ngày càng tăng, họ dần trở thành những công dân quốc tế, tinh tế và hiểu biết hơn. Họ đòi hỏi những dịch vụ thượng hạng.

Do đó, việc Ngân hàng TMCP Quân Đội muốn phát triển phân khúc khách hàng này đòi hỏi phải có những chính sách ưu đãi rõ rệt, những sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao.

Với việc nghiên cứu đề tài, luận văn “Phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC tại Ngân hàng TMCP Quân Đội”, tác giả đã hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:

- Một là, Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC; Trình bày kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC của NHTM trong và ngoài nước; rút ra bài học đối với MB.

- Hai là, Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC tại MB giai đoạn 2016-2021, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC tại MB

- Ba là, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC tại MB trong trong giai đoạn 2021-2025.

Phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC luôn là một vấn đề

khó và phức tạp không chỉ tại MB mà còn ở các NHTM khác trong giai đoạn hiện nay. Tác giả luận văn đã cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế để đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng đối với phân khúc KHCNCC.

Song, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Tác giả luận văn mong nhận được những nhận xét, góp ý của các nhà khoa học, thầy cô giáo và những người quan tâm để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo dự đoán sự phát triển của người giàu mới nổi khu vực Châu Á (2014), Economist Intelligence Unit (EIU), Tạp chí The Economist.

2. Nghiêm Văn Bảy (2012), Giáo trình Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

3. Dương Đăng Chinh (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài Chính

4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính

5. Nguyễn Văn Dần, Trần Xuân Hải (2009), Kinh Tế Vĩ Mô trong nền kinh tế mở, NXB Tài Chính, Học Viện Tài Chính Hà Nội.

6. Hoàng Văn Hải (2015). Quản trị chiến lược. Tái bản lần 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

7. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị Tín dụng ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính.

8. Đinh Xuân Hạng (2012), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội

9. Nguyễn Thị Hiền (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư – một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2008- 2013 và 2020, Vụ phát triển ngân hàng.

10. Phạm Thị Ngọc Hoa (2017), Quản lý dịch vụ khách hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương chi nhánh Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12. Lê Văn Luyện (2013), Điểm lại hoạt động của mạng lưới thanh toán thẻ Banknet.vn, Học viện ngân hàng

13. Cấn Văn Lực (2015), Xu thế kênh phân phối của ngân hàng, Diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á

14. MB (2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất

15. Hoàng Hồ Quang (2014), Tìm hiểu về khách hàng thượng lưu của ngân hàng thương mại, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 20, tr34-36

16. Đỗ Thanh Tùng (2019), “Cuộc đua dịch vụ khách hàng VIP: khi ngân hàng

“chơi trộI”, Trang báo điện tử Vietnambiz.vn.

17. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 17/6/2010, Hà Nội.

18. Trần Thị Trâm Anh (2011), “Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

19. Nguyễn Trí Thức (2016), Phát triển dịch vụ KHCNCC tại Ngân hàng TMCP Tien Phong Bank, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Thu Trang (2013), Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế, TP. Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Thị Thúy Vân (2013), Giải pháp phát triển dịch vụ khách hàng cao cấp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Sài Gòn, Phòng Giao dịch Phú Lâm, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Mở TP. HCM.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 122 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)