Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở việt nam hiện nay áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3. Thực trạng về giám sát và bảo đảm thi hành pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp

2.3.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế thu nhập doanh nghiệp

Vấn đề khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế TNDN được quy định trong Luật QLT năm 2019 (từ Điều 147 tới Điều 149). Trên thực tế, các quy định này đều dẫn chiếu tới và dựa trên các văn bản pháp luật chuyên ngành về vấn đề này như: Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố cáo năm 2018, Luật tố tụng hành chính năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, vấn đề khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế TNDN gồm các nội dung sau:

NNT là DNNVV có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính sau của CQT: “(i) Quyết định ấn định thuế; Thông báo nộp thuế; (ii) Quyết định miễn thuế, giảm thuế; (iii) Quyết định hoàn thuế; (iv) Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi VPPL thuế; (v) Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; (vi) Kết luận thanh tra thuế; (vii) Quyết định giải quyết khiếu nại; (viii) Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật”.

NNT là DNNVV có “quyền khiếu nại đối với các hành vi hành chính của CQT, công chức thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

CQT “phải hoàn trả tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi tính theo nguyên tắc trên số tiền nộp thừa của tiền thuế, tiền phạt thu không đúng cho NNT, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Tiền lãi được tính theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố”. Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền gồm: Quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện được coi là một trong hai con đường ngắn nhất để tìm ra vi phạm, tìm ra kẽ hở của pháp luật, trong QLT TNDN cũng vậy, thông qua công tác này mà các vụ việc vi phạm điển hình về thuế TNDN đã được phơi bày, là bức tranh sinh động để soi chiếu, đánh giá và tìm ra những kẽ hở của pháp luật để có phương hướng hoàn thiện.

Hoạt động thực tế trong những năm gần đây được minh chứng trong bảng như sau [12],[13],[14].

Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Năm 2019

Số lượt tiếp công dân 749 564 716

Nhận số đơn khiếu nại, tố cáo đúng thẩm quyền (tỷ lệ %/ số

đơn thư nhận được)

1.224 (81,7%) 1.119 705

Số lượt iếp nhận phản ánh qua đường dây nóng

205 376 400

Tỷ lệ đơn giải quyết đúng thời hạn theo qui định pháp luật

94,3% 98,3%. 98,5%

Với minh chứng cụ thể trên cho thấy Nhà nước không chỉ tiến hành thu thuế của khu vực DNNVV bổ sung cho NSNN mà còn rất quan tâm đến lợi ích chính đáng của NNT nói chung, của nhóm doanh nghiệp này nói chung bằng việc lắng nghe ý kiến của NNT bằng nhiều cách thức khác nhau và sửa đổi kịp thời những quy định, quy trình không còn phù hợp góp phần cải cách hành chính, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp và chủ thể kinh tế nói chung.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về thuế TNDN đa phần là các quy phạm dẫn chiếu tới pháp luật hành chính (Luật khiếu nại, Luật tố cáo) và các quy phạm pháp luật tố tụng (Luật tố tụng hành chính).

Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong quy định quyền khiếu nại của NNT. Cụ thể là, theo khoản 1 điều 147 Luật quản lí thuế 2019: “NNT, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lí thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định của cơ quan QLT, hành vi hành chính của công chức QLT khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Căn cứ quy định trên thì “NNT chỉ được quyền khiếu nại quyết định hành chính, chưa có quy định việc khiếu nại hành vi hành chính của cơ quan quản lí thuế. Ngoài ra, căn cứ quy định của Luật khiếu nại thì NNT được khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước. Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”.

Kết luận chương 2

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật thu nhập doanh nghiệp (đối với DNNVV) ở Việt Nam hiện nay cùng sự luận giải đầy đủ thực trạng thi hành các qui định pháp luật này, có thể rút ra những kết luận sau:

1. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014) cùng Luật hỗ trợ DNNVV năm 2017 (có hiệu lực năm 2018) là cơ sở pháp lý quan trọng thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn thành lập doanh nghiệp thuộc khu vực này, yên tâm sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, đóng góp cho NSNN và được bảo vệ sở hữu thu nhập hợp pháp.

2. Luật Quản lý thuế được Quốc hội ban hành ngày năm 2019 (có hiệu lực ngày 01/07/2020) đã tạo lập cơ sở pháp lý để đổi mới một cách cơ bản cơ chế quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập (đối với khu vực DNNVV) ở Việt nam hiện nay. Luật Quản lý thuế ngày càng được phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thông lệ quốc tế, đặc biệt mở rộng quyền của người nộp thuế (trong đó bao gồm DNNVV), là Nhà nước công cụ để Nhà nước quản lý thuế trong điều kiện hoạt động thương mại điện tử gia tăng không ngừng trong điều kiện toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0.

3. Cả hai lĩnh vực pháp luật trên đã tạo ra một hệ thống pháp luật thuế TNDN ngày càng toàn diện, có tính thống nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và cam kết quốc tế, đồng thời nâng cao tính minh bạch, công bằng đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong triển khai thực hiện công tác quản lý thuế TNDN; Góp phần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhà nước và các chủ thể khác trong việc thực hiện thuế TNDN; tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế TNDN, khích lệ họ tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN. Tuy nhiên, trên thực tế thi hành pháp luật quản lý thuế trong việc thu nộp thuế TNDN, các văn bản qui phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng ban hành đã bộc lộ nhiều hạn chế đòi hỏi được đánh giá để có cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện trong chương 3 của Đề tài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở việt nam hiện nay áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)