Cấu trúc thị trường bán lẻ

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA CÁC

1.2. Tổng quan về thị trường bán lẻ

1.2.4. Cấu trúc thị trường bán lẻ

Từ cách hiểu về thị trường bán lẻ là nơi mà người mua và người bán tác động lẫn nhau, trao đổi với nhau ta có thể phân loại thị trường bán lẻ thành hai nhóm chính đó là thị trường vô hình và thị trường hữu hình.

Trong thị trường vô hình, người mua và người bán không trực tiếp gặp gỡ nhau mà thông qua các tiến bộ của công nghệ thông tin như internet, điện thoại… và địa điểm cung cấp hàng hóa dịch vụ cũng là những địa điểm vô hình như các trang web mua bán trên mạng điển hình như alibaba.com, amazon.com, enbac.com… Hình thức mua bán qua mạng rất phổ biến trên thế giới cũng như ngày càng phát triển tại Việt Nam nhất là thời điểm gần đây khi dịch Covid-19 bùng nổ khiến thị trường bán lẻ vô hình trở nên rất sôi động, phong phú với đầy đủ các loại mặt hàng. Ưu điểm nổi bật của thị trường này đó chính là tốc độ giao dịch nhanh và chi phí mua hàng thấp. Nhược điểm của thị trường này đó là thiếu độ tin cậy do người mua và người bán không trực tiếp gặp gỡ nhau và rủi ro do bảo mật thông tin còn rất lớn. Thị trường bán lẻ vô hình hiện nay đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các nhà bán lẻ tuy nhiên thị trường bán lẻ hữu hình vẫn đóng vai trò lớn khó lòng thay thế. Do

đó, trong khuôn khổ bài khóa luận tôi xin đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc của thị trường bán lẻ hữu hình.

Trong thị trường hữu hình, người mua và người bán gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhau ở các địa điểm cung cấp hàng hóa, dịch vụ hữu hình như tại các chợ, đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại. Bộ phận chính của thị trường bán lẻ hữu hình là các tổ chức bán lẻ có quy mô như trung tâm mua sắm, đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, chợ truyền thống, chợ chuyên doanh... Một số hình thức bán lẻ chính trong thị trường bán lẻ hữu hình:

Chợ truyền thống: Chợ truyền thống ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được hàng hóa nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang nó đi trao đổi với người khác để lấy một loại hàng hóa nào đó. Hàng hóa trong chợ rất đa dạng, từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. Mỗi chợ thường bao gồm nhiều dãy gian hàng khác nhau. Mỗi gian hàng có thể bày bán một loại hàng khác nhau hoặc tất cả các gian hàng trong chợ cùng bán một thể loại hàng giống nhau.

Cửa hàng tiện lợi: là loại hình bán lẻ cung cấp sự tiện lợi cho khách hàng; quy mô nhỏ; hàng hóa và dịch vụ kinh doanh chủ yếu là những thứ thiết yếu nhất với cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của con người; thời gian kinh doanh dài, ...

Cửa hàng chuyên doanh: bán mặt hàng đặc trưng cho ngành hàng, hoặc định hướng vào nhóm nhu cầu với phạm vi lựa chọn lớn hơn, phẩm cấp và giá cả khác nhau với các dịch vụ bổ sung. Có thể chia cửa hàng chuyên doanh thành các loại:

- Cửa hàng chuyên ngành chuyên bán một mặt hàng hoặc một nhóm hàng hóa, như cửa hàng giày thể thao, đồ golf, cửa hàng đồ chơi, ...

- Cửa hàng đại lý độc quyền chuyên bán hoặc được uỷ quyền bán một nhãn hiệu hàng hóa chủ yếu nào đó.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ: là loại hình tổ chức bán lẻ triển khai nhiều cửa hàng theo chuỗi. Cửa hàng chuỗi là một trong một loạt cửa hàng giống nhau (thương hiệu, trang thiết bị, kiến trúc, công nghệ và hàng hóa). Chuỗi cửa hàng bán lẻ là hệ thống cửa hàng bán lẻ được tiêu chuẩn hóa và vận doanh có tính chất thống nhất, các chức năng quản lý chiến

lược, chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa, quyết định chính sách bán hàng - giá cả...

được tập trung vào doanh nghiệp điều hành, các cửa hàng chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ bán hàng. Dựa vào việc thu mua hàng loạt với khối lượng lớn và phân phối tập trung, áp dụng tiêu chuẩn chung, phát triển nhanh thương hiệu với quy mô phân phối mở rộng, có sức mạnh đàm phán với các nhà cung ứng hàng hóa... nên có thể giảm được chi phí lưu thông, tăng cường năng lực cạnh tranh của tất cả các thành viên trong chuỗi. Cấu tạo của một chuỗi cửa hàng gồm 3 thành phần chính: Doanh nghiệp mẹ, trung tâm phân phối và các cửa hàng thành viên. Tùy theo phương thức liên kết, các chuỗi cửa hàng được phân loại theo chuỗi cửa hàng thông thường; chuỗi cửa hàng nhượng quyền; chuỗi cửa hàng tự nguyện.

Siêu thị là một đơn vị bán lẻ, có diện tích bán hàng từ 400m2 trở lên, bán các loại lương thực, thực phẩm, kể cả hàng tươi sống (hoa quả, rau, thịt...) cũng như các hàng hóa khác phục vụ nhu cầu hàng ngày và tiêu dùng ngắn ngày của khách hàng ở các khu dân cư;

hàng hóa được trưng bày trên giá, bán hàng theo phương thức tự phục vụ hoặc tự phục vụ là chủ yếu, tách biệt cửa ra và cửa vào, thực hiện thanh toán tập trung. Căn cứ vào cơ cấu chủng loại hàng hóa kinh doanh, có các siêu thị tổng hợp và siêu thị thực phẩm.

Đại siêu thị là loại hình bán lẻ thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm một lần của khách hàng, bao gồm các siêu thị và những cửa hàng tổng hợp và chuyên doanh, có kho hàng, bãi đỗ xe lớn; việc vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa được tối ưu hóa. Đây là loại hình bán lẻ có sức cạnh tranh mạnh về giá cả dựa vào tính kinh tế nhờ quy mô và hiện đại hóa. Địa điểm kinh doanh thường ở khu vực ngoại vi hoặc ở các khu trung tâm thương mại của thành phố.

Trung tâm mua sắm là cơ sở bán lẻ tập trung do chủ đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong đó có bố trí nhiều loại hình bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ăn uống, giải trí, làm đẹp, ngân hàng, du lịch ..., có siêu thị hoặc cửa hàng bách hóa, chợ chuyên doanh... làm hạt nhân, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí, thể thao... của khách hàng. Khác với khu - đường phố tập trung nhiều cửa hàng, cửa hiệu buôn bán được hình thành do lịch sử để lại, trung tâm mua sắm xây dựng theo quy hoạch được vận hành quản lý chuyên nghiệp của chủ đầu tư hoặc người quản lý chuyên nghiệp (cung ứng các dịch vụ về cơ sở hạ tầng, sắp xếp nơi bán hàng, trưng bày hàng hóa, xúc tiến và khuếch trương, khuyến mại, thông tin, lao động,

sử dụng chung các thiết bị, kiểm soát chất lượng hàng hóa, an ninh,... cho khách hàng và các nhà bán lẻ ), thường có diện tích trông giữ xe chung rất rộng, đường giao thông nội bộ thuận tiện và hợp lý, có thiết kế dạng phố buôn bán (mall) làm trung tâm bán lẻ, tập trung đồng bộ nhiều loại hình cửa hàng và dịch vụ, trong đó hầu hết các cửa hàng là thành viên của các chuỗi kinh doanh. Căn cứ vào các tiêu chí như: vị trí quy hoạch, phạm vi thị trường, quy mô diện tích (bao gồm diện tích xây dựng và diện tích dành cho bán lẻ) và khách hàng, mà phân loại trung tâm mua sắm thành một số loại hình cụ thể, như trung tâm mua sắm ở khu trung tâm thương mại của thành phố; trung tâm mua sắm ở khu dân cư; trung tâm mua sắm của vùng.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)