Khái quát chung về chiến lược thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

2.1. Khái quát chung về chiến lược thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài

2.1.1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam

2.1.1.1. Thực trạng thị trường bán lẻ của Việt Nam

Tại Châu Á, thị trường bán lẻ của Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây, theo báo cáo của Nielsen Market Research năm 2019. Thu nhập bình quân đầu người ở ngày càng tăng, nền kinh tế vĩ mô vô cùng phát triển với hàng loạt hiệp định thương mại tự do như: EVFTA, UKVFTA, CPTPP,... được ký kết và có hiệu lực là những điều kiện thuận lợi đã, đang và sẽ là điểm sáng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng. Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù chịu ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 nhưng nhìn chung về dài hạn thì thị trường bán lẻ của Việt Nam những năm gần đây là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Theo Thống kê cuối năm 2021, Việt Nam có khoảng hơn 98 triệu dân, với 70% dân số trong độ tuổi 15-64 và GDP đầu người đạt 3.000 USD, tổng chi tiêu của người Việt Nam đạt xấp xỉ 173 tỷ USD là điểm thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán lẻ.

Cùng với đó, nền kinh tế phát triển ổn định sau đại dịch và sự cải thiện hành lang pháp lý về hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 đạt 4,128.5 nghìn tỷ đồng, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2020 (Tổng cục thống kê, 2021). Tuy các số liệu đưa ra không bằng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nhìn chung về sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế thì ngành bán lẻ được xem là điểm sáng nhất.

Hình 1.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2021

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2021.

Trong giai đoạn từ năm 2016-2021, doanh thu từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng dần qua các năm với mức độ tăng trưởng khá cao. Doanh thu năm 2019 lên đến 4,940 nghìn tỷ đồng đạt mức doanh thu cao nhất trong 5 năm gần đây. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên doanh thu bán lẻ năm 2020 giảm xuống thấp nhất còn 3,970 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành bán lẻ đang có dấu hiệu trở lại tích cực khi doanh thu năm 2021 đạt con số là 4,128.5 nghìn tỷ đồng. Chính vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam được dự báo mức tăng trưởng bình quân khoảng 20% / năm cho đến năm 2025.

Biểu đồ 1.1: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của VN giai đoạn 2016 – 2021

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Về cấu trúc thị trường bán lẻ, cả nước có gần 168 trung tâm mua sắm, 800 siêu thị, 9,000 chợ truyền thống, và hơn 1 triệu cửa hàng. Ngoài ra, cửa hàng tiện lợi cũng tăng từ 2,495 cửa hàng lên 5,228 cửa hàng (Theo thống kê từ Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, năm 2021). Đại dịch Covid-19 cùng đem đến nhiều sự thay thay đổi trong các loại hình bán lẻ. Thị trường bán lẻ vô hình qua các trang thương mại điện tử đang ngày càng phát triển và nở rộ. Thương mại điện tử phát triển mạnh với các trang thương mại điện tử và các website. Tuy nhiên, bán lẻ qua thương mại điện tử mới đáp ứng được 25% nhu cầu của người dân, số phần trăm còn lại (75%) còn lại vẫn phụ thuộc vào kênh bán lẻ truyền thống. Vì vậy, các nhà bán lẻ nước ngoài đang hiện diện thì vẫn tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách mở thêm các trung tâm thương mại để có thể duy trì thị phần bán lẻ cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu trong nước, còn các công ty khác thì cũng đang tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường bán lẻ đầy tiềm năng của Việt Nam.

Dịch bệnh Covid đã có những tác động không nhỏ đến hành vi của người tiêu dùng.

Khách hàng hiện nay ít sử dụng tiền mặt và xu hướng chuyển sang sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt (ví điện tử, chuyển khoản, thanh toán thẻ, các ứng dụng

3,546

3,942

4,396

4,940

3,970 4,128.50

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000

2016 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ Việt Nam

fintech,…) - yếu tố hiện đại hóa ngành bán lẻ, tạo ra nhiều điểm chạm giữa người bán và người mua, tạo cú huých lớn để phục hồi hoàn toàn ngành bán lẻ và dịch vụ. Theo mục tiêu đến năm 2025 của Chính phủ, tỷ lệ thanh toán không tiền mặt đạt 90% và 100% người dân sẽ có số định danh cá nhân.

Về số lượng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020 đã thống kê cả nước có 1.735 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký trên 4,6 tỷ USD, thì số lượng doanh nghiệp chuyên kinh doanh bán lẻ chiếm ít nhất hơn 50% tổng số doanh nghiệp, nằm trong top 6 ngành hàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất.

Với những tín hiệu tích cực sau đại dịch, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các năm tới. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng nền kinh tế Việt Nam và sự thay thay đổi cấu trúc dịch chuyển từ thị trường hữu hình sang thị trường vô hình trong thời gian tới thì dự đoán trong 5-10 năm tới, doanh thu của các nhà bán lẻ hàng đầu sẽ gấp 3 lần so với thời điểm hiện tại, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 36% lên 50%, tỷ lệ kênh phân phối hiện đại cũng sẽ đạt mức 50% và thương mại điện tử cũng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ đạt khoảng 24%/ năm.

2.2.1. Đánh giá về sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam 2.2.1.1. Điểm mạnh

Việt Nam đã ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do như EVFTA, UKVFTA, CPTPP,...đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho ngành bán lẻ trong tương lai tham gia vào chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt là chuỗi cung ứng điện tử và công nghệ cao.

Xu hướng thương mại hiện đại ngày càng gia tăng và Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn.

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam đã giúp mức sống và nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng được cải thiện. Đặc biệt, các khu vực trung tâm của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành thị trường khách hàng rất tiềm năng.

Tầng lớp tiêu dùng trẻ Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn đến các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. Các sản phẩm nước ngoài được hỗ trợ đầu tư mạnh vào các chương

trình marketing, quảng bá đang rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam do người tiêu dùng đánh giá là có chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh tốt hơn.

2.2.2.2. Hạn chế

Cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt và cảng của Việt Nam chưa đáp ứng đủ cho tăng trưởng kinh tế của đất nước cũng như đối với thế giới bên ngoài. Bán lẻ của Việt Nam vẫn chưa phát triển và các công ty có xu hướng mở rộng quy mô cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển cũng như mở thêm các cửa hàng mới. Mạng lưới phân phối bán lẻ còn thiếu chuyên nghiệp.

Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, điều này tạo ra sự khác biệt về thu nhập và hạn chế người mua tiềm năng.

Lợi thế về giá của các nhà bán lẻ lớn và nước ngoài đã gây khó khăn cho các nhà bán lẻ trong và ngoài nước trong việc cạnh tranh và cung cấp các sản phẩm giá rẻ.

Các nhà bán lẻ nước ngoài có xu hướng phát triển mạnh mẽ nhờ sức mạnh tài chính, thương hiệu nổi tiếng và hoạt động kinh doanh bài bản. Họ thường thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách mua lại các nhà bán lẻ trong nước.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)