Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài

2.2.1. Môi trường vĩ mô

2.2.1.1. Môi trường chính trị - Pháp lý

Việt Nam là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa có duy nhất một đảng lãnh đạo với tình hình chính trị ổn định. Đây là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập cũng như mở rộng các hoạt động kinh doanh tại đây. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng rất linh hoạt khi cập nhật nhanh chóng các xu hướng và đưa ra những chính sách phù hợp với từng thời kỳ phát triển của quốc gia, thể hiện quyết tâm và hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành vĩ mô của mình. Chính phủ đã và đang từng bước nỗ lực nâng cao mức sống của người dân để phát triển một quốc gia dân giàu nước mạnh. Về pháp lý, Việt Nam cũng đang hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Đặc biệt, việc cho

phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được gia nhập vào thị trường cũng giúp thu hút các công ty bán lẻ nước ngoài. Việt Nam cũng tích cực ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, mới đây là EVFTA - Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu,... và đa phương - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để thu hút hút đầu tư từ nước ngoài. Chính những điều kiện thuận lợi về chính trị và pháp lý như vậy khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng của các công ty quốc tế.

2.2.1.2. Môi trường tự nhiên (Environmental Factors)

Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp Biển Đông. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Phía bắc có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông, còn phía nam có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Ngoài ra, Việt Nam còn có khí hậu ôn hòa như ở những vùng núi Sapa, Đà Lạt. Điều kiện khí hậu ở các vùng miền của Việt Nam có sự khác biệt đáng kể bởi địa hình đa dạng, trải dài trên 15° vĩ độ và ảnh hưởng từ Biển Đông, (‘Vietnam Geography’, 2019). Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, Việt Nam cung cấp nhiều loại nông sản chất lượng cao cho các hệ thống như siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, ..

cho thị trường bán lẻ.

2.2.1.3. Môi trường xã hội (Social Factors) - Nhân khẩu học

Năm 2021, dân số của Việt Nam là 98,51 triệu người. Trong đó, dân số thành thị là 36,55 chiếm 37.1% và ở nông thôn là 61,96 triệu người chiếm 62.9%. Trong đó, số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5 triệu người, 51,3% trên tổng là số lao động nam còn nữ là 48,7%”. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã công bố mức lương trung bình hàng tháng của người lao động Việt Nam trong năm 2021 là 7,84 triệu đồng, tương đương khoảng 342 USD. Với số lượng người trong độ tuổi lao động cao và chi phí lao động rẻ nên Việt Nam sẽ là thị trường tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Văn hóa

Việt Nam có 54 dân tộc anh em có những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay nên nền văn hóa của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Hàng

năm, Việt Nam thường tổ chức nhiều lễ hội và sự kiện cộng đồng ý nghĩa. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau: một phần văn hóa Trung Hoa, một phần văn hóa phương Tây và phương Đông, một phần của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Hiện nay, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ có xu hướng sử dụng các sản phẩm thương hiệu nước ngoài hơn là các sản phẩm trong nước. Một phần nguyên nhân có thể do chất lượng hàng ngoại tốt hơn hoặc tâm lý thích dùng hàng “độc”.

Mô hình của Hofsted về nền văn hóa Việt Nam giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về những động lực sâu bên trong của văn hóa Việt Nam:

Biểu đồ 1.2: Mô hình Hofsted về văn hóa Việt Nam.

Khoảng cách quyền lực (Power Distance)

Khía cạnh này là phạm vi cấp bậc về quyền lực đối với các thành viên trong cùng một tổ chức.

Việt Nam đạt điểm cao về khía cạnh này (70 điểm) cho thấy người Việt Nam chấp nhận một trật tự thứ bậc. Hệ thống cấp bậc là quan trọng trong một tổ chức, thường là cấp dưới mong đợi được chỉ dẫn chuyên quyền những gì phải làm từ cấp trên hay lãnh đạo của tổ chức.

Tính cá nhân (Individualism)

70 20 40 30 57

K H O Ả N G C Á C H Q U Y Ề N L Ự C

T Í N H C Á N H Â N T Í N H N A M M Ứ C Đ Ộ E N G Ạ I R Ủ I R O

Đ Ị N H H Ư Ớ N G L Â U D À I

VĂN HÓA VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH HOFSTED

Khía cạnh tính cá nhân là mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong một xã hội. Cụ thể là mọi người hướng đến chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa tập thể.

Với 20 điểm, Việt Nam là một xã hội theo chủ nghĩa tập thể. Điều này được phản ánh trong việc người Việt Nam thường sống chung với gia đình, người thân. Ở Việt Nam, các mối quan hệ giữa mọi người rất bền chặt và có trách nhiệm với tập thể.

Tính nam (Masculinity)

Trong kía cạnh nay, tính nam được định nghĩa là xã hội được thúc đẩy bởi cạnh tranh, chiến tích và thành công, còn tính nữ được cho là xã hội quan tâm đến các giá trị chủ đạo như chất lượng cuộc sống, thái độ sống. Chốt lại, nếu mong muốn trở thành người giỏi nhất thì được coi là xã hội có tính nam, còn thích những gì mình làm là xã hội mang tính nữ.

Việt Nam đạt 40 điểm, vì vậy xã hội Việt Nam mang tính nữ. Ở Việt Nam, quan trọng là “làm việc để sống”, coi trọng sự bình đẳng, đoàn kết và chất lượng trong cuộc sống làm việc của họ, ưu tiên các ngày nghỉ và thích thời gian làm việc linh hoạt. Các mâu thuẫn thường được giải quyết bằng thỏa hiệp và thương lượng và việc ra quyết định sẽ đạt được thông qua từ sự đồng thuận của nhiều người.

Mức độ e ngại rủi ro (Uncertainty Avoidance)

Mức độ e ngại rủi ro là việc thích nghi với môi trường mới và chấp nhận sự không chắc chắn. Chỉ số này phản ánh mức độ mạo hiểm mà một xã hội có thể chấp nhận và đưa ra lựa chọn an toàn hay mạo hiểm.

Khía cạnh này của Việt Nam là 30 điểm nên Việt Nam có ít e ngại trong việc né tránh sự rủi ro hay sự không rõ ràng. Chỉ số này của Việt Nam thấp cho thấy con người Việt Nam không thích sự mạo hiểm mà chỉ muốn một sự chắc chắn, một môi trường ít rủi ro và an toàn.

Định hướng lâu dài (Long Term Orientation)

Định hướng lâu dài được hiểu là cách các xã hội phải duy trì mối liên hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Các xã hội đạt điểm thấp thì thích duy trì các truyền thống và chuẩn mực lâu đời , tuy nhiên, với những nền văn hóa điểm cao, họ tập trung vào việc đạt được kết quả nhanh chóng hơn là kéo dài trong một khoảng thời gian.

Việt Nam thuộc nhóm văn hóa thực dụng với số điểm 57. Vì vậy, người Việt Nam tin rằng cần phải duy trì mối quan hệ từ quá khứ chân lý phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh, bối cảnh và thời gian. Họ cho thấy khả năng thay đổi để thích ứng dễ dàng với các điều kiện mới, xu hướng mới.

2.2.1.4. Môi trường kinh tế (Economic Factors)

Nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Năm 2021, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt mức 2.858 USD, với mức tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2.58% do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, với những nỗ lực để phòng chống dịch bệnh, mức độ tăng trưởng của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trở lại, ước tính đạt 5,5% vào năm 2022. Trong 190 nền kinh tế được đánh giá được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố trong Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2020 (Doing Business 2020), Việt Nam đạt 69,8 điểm trên 100, cao hơn năm ngoái (68,36), nhưng lại tụt một bậc xuống thứ 70.

Về chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI), số điểm của Việt Nam năm 2021 là 39/100 xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong giai đoạn từ 2012 đến 2021, chỉ số CPI của Việt Nam được cải thiện đáng kể từ 30 điểm (2012) lên 39 điểm (2021). 39 cũng là chỉ số cảm nhận tham nhũng cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn này.

Hình 2.1: Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Việt Nam giai đoạn 2012-2021

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế

Kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong khu vực Đông Nam Á. Nhất là trong năm 2021, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp

định Thương mại tự do như EVFTA (Việt Nam - EU), UKVFTA (Việt Nam - Anh Quốc)...

hy vọng sẽ mang tới các cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng như cho các doanh nghiệp Việt Nam mang các sản phẩm đi xuất khẩu sang nước ngoài.

2.2.1.5. Môi trường công nghệ (Technological Factors)

Môi trường công nghệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng bởi hiện nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển và những ứng dụng từ công nghệ mang đến những bước tiến vượt bậc cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đang chuyển đổi số thì công nghệ trở thành yếu tố vô cùng quan trọng. Với mạng lưới thông tin nhanh chóng, kịp thời mang đến cho ngành bán lẻ những thông tin cập nhật về xu hướng, về khách hàng tiềm năng, về quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ của mình. Ngoài ra, việc sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyế như smartbanking, thanh toán qua các ví điện tử: Momo, Zalopay, Viettelpay,... ngày càng phổ biến thì các doanh nghiệp bán lẻ cũng cần quan tâm đến các công nghệ để giúp việc thanh toán của khách hàng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Chính vì thế, chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các công ty đầu tư nghiên cứu và phát triển các công nghệ, đồng thời thành lập các viện nghiên cứu và cử các bộ nghiên cứu khoa học đi sang nước ngoài học tập.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)