CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI
2.3. Thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam của các
2.3.1. Chiến lược thâm nhập Liên doanh
Giới thiệu doanh nghiệp
LOTTE Mart là một thương hiệu bán lẻ đến từ tập đoàn LOTTE của Hàn Quốc, được xem là một trong những nhà bán lẻ nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam và đã không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam. Tháng 6 năm 1948 tại Tokyo, Nhật Bản, ông Shin Kyuk- ho sáng lập LOTTE. Hiện nay, LOTTE có hai trụ sở chính được đặt tại cả Hàn Quốc và Nhật Bản, ngoài ra LOTTE có tổng tài sản đứng thứ 5 tại Hàn Quốc, có mặt ở 22 quốc gia khác trên thế giới. Các lĩnh vực hoạt động của LOTTE là: Thực phẩm, Bán lẻ, Dịch vụ du lịch, Hoá chất, Xây dựng, Sản xuất, Tài chính và Nghiên cứu phát triển.
Hình 2.3: LOTTE Mart tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: LOTTE Việt Nam Chiến lược thâm nhập
Ngay từ đầu, LOTTE đã không đầu tư trực tiếp vào ngành bán lẻ mà sử dụng phương thức liên doanh với Doanh nghiệp tư nhân Minh Vân. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 65 triệu USD, theo giấy chứng nhận đầu tư cấp cho LOTTE Mart vào tháng 10/2006. Trong đó, LOTTE góp 52 tiệu USD tương đương với 80% vốn điều lệ, 20% vốn điều lệ còn lại là
của Doanh nghiệp tư nhân Minh Vân với13 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, LOTTE đã mua lại phần vốn góp của Doanh nghiệp tư nhân Minh Vân để trở thành doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, đồng thời tăng vốn điều lệ từ 65 triệu USD lên 120 triệu USD.
Sau khi chính thức là tập đoàn có 100% vốn nước ngoài, năm 2008, Siêu thị LOTTE Mart đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng tại Quận 7, TP.HCM là LOTTE Mart Nam Sài Gòn, đây cũng là trụ sở chính của LOTTE Mart Việt Nam.
Lý do mà LOTTE phải thâm nhập vào thị trường Việt Nam là bởi một đạo luật vào năm 2012 khiến LOTTE Mart không được mở cửa 24/24 và phải đóng cửa ít nhất 2 lần mỗi tháng, cùng với lệnh cấm mở thêm siêu thị ở các thành phố dưới 300.000 dân cũng được áp dụng. Thêm vào đó, dân số Hàn Quốc đang có xu hướng già hóa mà tỷ lệ sinh lại thấp dẫn đến khả năng thay đổi xu hướng tiêu dùng. Chính vì vậy, để thực hiện tham vọng trở thành siêu tập đoàn giống Samsung và Toyota, LOTTE phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư và thâm nhập vào thị trường nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Kết quả đạt được
Sau khi thành công gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam, LOTTE Mart đã được mở rộng lên đến 13 siêu thị và trong tương lai con số này có thể lên đến 60 vào năm 2025. Kể từ khi bước chân vào thị trường Việt Nam, doanh thu của LOTTE liên tục tăng trưởng qua các năm, năm 2021 vượt 2 tỷ USD nhưng lợi nhuận thì liên tục báo lỗ trong hơn 10 năm qua, lợi nhuận năm 2021 lỗ hơn 20 triệu USD . Như vậy, sau hơn 10 năm kinh doanh tại thị trường Việt Nam, LOTTE lỗ lũy kế khoảng 87 triệu USD. Tuy nhiên với mức lợi nhuận lỗ như vậy, và tổng nợ chạm ngưỡng gần chục nghìn tỷ đồng nhưng tập đoàn LOTTE Mart vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc liên tục mở thêm các hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Điều này khiến chúng ta liên tưởng đến hàng loạt thương hiệu quốc tế nổi tiếng khác như Pepsi, CoCa Cola,...cũng có hiện tượng tương tự đại gia bán lẻ Hàn Quốc và bị nghi ngờ có dấu hiệu trốn thuế, chuyên giá tại Việt Nam. Theo LOTTE Mart ước tính đã đầu tư hơn 400 triệu USD vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hệ thống 13 trung tâm thương mại và các siêu thị của LOTTE Mart. Trong suốt quá trình phát triển của công ty, LOTTE đã thực hiện các thương vụ M&A với tổng trị giá lên hơn 9,6 tỷ USD.
Giống với LOTTE, BigC cũng sử dụng phương thức liên doanh để gia nhập thị trường Việt Nam, tuy nhiên, thay vì liên doanh với công ty nước sở tại thì BigC liên doanh với một tập đoàn của nước ngoài để cùng vào Việt Nam.
2.3.1.2. Tập đoàn Central Group Giới thiệu doanh nghiệp
Hiện tại, BigC là tập đoàn bán lẻ thuộc Central Group đến từ Thái Lan và gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 1998. Về thương hiệu, BigC là thương hiệu phân phối bán lẻ của Casino Group (Pháp) tại Thái Lan vàViệt Nam. Tại Thái Lan, cửa hàng đầu tiên của BigC đặt tại Wong Sawang, Bangkok vào năm 1993. Còn ở Việt Nam, BigC có khoảng 26 siêu thị trên toàn quốc và các đại siêu thị có mặt ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nằng và Cần Thơ. Với tầm nhìn là “Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng” nên Big C hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực là: Thực phẩm, Sản xuất, Bán lẻ và Xuất khẩu.
Chiến lược thâm nhập
Big C là một trong những nhà bán lẻ nước ngoài theo chân LOTTe sử dụng phương thức Liên doanh để thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Ban đầu, tiền thân của hệ thống siêu thị BigC là siêu thị Cora thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Bourbon (Pháp). Năm 1998, tập đoàn Bourbon hoạt động trong lĩnh vực phân phối đã quyết định liên doanh với Casino Group để thành lập Công ty Vindémia và khai trương siêu thị đầu tiên ở Việt Nam mang phong cách Pháp với thương hiệu Cora tại Đồng Nai. Cuối năm 2003, Vindémia quyết định liên doanh với Công ty Thăng Long GTC khởi công xây dựng dự án với vốn đầu tư khoảng 30 triệu USD là siêu thị thứ 4 của tập đoàn tại Việt Nam và là siêu thị đầu tiên tại thị trường phía Bắc mang tên BigC Thăng Long.
Năm 2003, do chủ sở hữu thương hiệu Cora ngừng ký kết hợp đồng cho mượn tên, Tập đoàn Bourbon chính thức đổi tên từ Cora sang tên BigC - thương hiệu thuộc sở hữu của Tập đoàn Casino (Pháp).
Và đến năm 2006, Tập đoàn Casino chính thức mua lại Bourbon. Nhận thấy thị trường bán lẻ Việt Nam tiềm năng và hấp dẫn, nên sau khi có được hệ thống BigC Việt Nam, ban lãnh đạo tập đoàn Casino đã quyết định giữ lại để phát triển.
Tuy nhiên 10 năm sau đó, vào năm 2016, BigC chính thức trở về tay nhà bán lẻ nổi tiếng của Thái Lan - Central Group (thành lập năm 1927) với thương vụ trị giá 1 tỷ euro, do Casino cần cắt giảm bớt các khoản nợ đang ngày một tăng cao.
Kết quả đạt được
BigC thành công gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam, và trở thành một trong những thương hiệu phổ biến, được nhiều người biết đến.
Tập đoàn Central Group của Thái Lan là một trong những tập đoàn bán lẻ được người Việt biết đến nhiều nhất. Khi mua thành công Big C Việt Nam từ Casino Group, Central Group có quyền sử dụng tên Big C trong 10 năm nhưng chỉ sau 5 năm tiếp quản thương hiệu bán lẻ Big C, Centrail Group đã quyết định đổi tên Big C thành GO! với các đại siêu thị và hệ thống siêu thị là Tops Market vào năm 2021.
Hình 2.4: Các đại siêu thị BigC đổi tên thành GO!
Nguồn: Central Retail Việt Nam
Hình 2.5: Hệ thống siêu thị Tops market
Nguồn: Central Retail Việt Nam Trước thời điểm Central mua lại BigC thì BigC Việt Nam có 30 trung tâm mua sắm và 43 cửa hàng đạt doanh thu là 665 triệu USD (chưa bao gồm thuế). Sau khi tiếp quản BigC, Central Retail lại bị hụt hơi và tụt lại so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên chỉ 4 năm sau đó, BigC có dấu hiệu khởi sắc trở lại và Central Retail mang lại doanh thu năm 2019 khoảng 820 triệu USD về cho công ty mẹ.
Năm 2020, mặc dù chịu hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng BigC vẫn ghi nhận mức tăng trưởng về lượng người mua sắm và mức chi tiêu mỗi lần mua từ 70.000 - 90.000 lượt lên 140.000 - 150.000 lượt, vì thế mà thị phần của BigC trên thị trường bán lẻ cũng được cải thiện đáng kể, Big C nắm giữ khoảng 3,8% thị phần ngành bán lẻ Việt Nam.
Sau khi thành công với Big C, tập đoàn bán lẻ Thái Lan này tiếp tục thành công trong việc thâu tóm thêm các thương hiệu bán lẻ khác của Việt Nam như Lanchi Mart, Nguyễn Kim, Robins, Komonoya, và Marks and Spencer,…
Tính đến hết năm 2020, Central Retail đã thành công sở hữu 35 trung tâm mua sắm, 230 cửa hàng tại 39 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam.