Đánh giá sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI

2.4. Đánh giá sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam

2.4. Đánh giá sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

2.4.1. Kết quả đạt được

Với sự gia nhập của hàng loạt thương hiệu bán lẻ quốc tế là một minh chứng rõ ràng cho sự tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam, từ đó thu hút thêm các doanh nghiệp quốc tế khác tích cực đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là ngành bán lẻ. Nếu các tập đoàn như LOTTE, BigC, AEON,... tiếp tục đẩy mạnh hoạt động và xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, chắc chắn đây sẽ là những tập đoàn rất phát triển và hoàn toàn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.

Các tập đoàn bán lẻ quốc tế đã dễ dàng thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam và nhanh chóng có chỗ đứng cũng như chiếm thị phần của ngành bán lẻ khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng phải cố gắng hơn nữa phát triển các chiến lược kinh doanh của mình phù hợp để có khả năng cạnh tranh với các công ty bán lẻ nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam.

Việc lựa chọn thị trường cũng như phương thức thâm nhập đúng đắn, chính xác đã đem lại những cơ hội và sự thành công cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài nói chung và LOTTE, BigC và AEON nói riêng ngày càng phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh

doanh, không chỉ thu về được khoản lợi nhuận khổng lồ mà các thương hiệu còn được biết đến một các rộng rãi.

Đối với người tiêu dùng Việt Nam, việc ngày càng có nhiều các tập đoàn bán lẻ quốc tế gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam khiến cho người tiêu dùng có cơ hội được lựa chọn các hãng bán lẻ khác nhau với các mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp quốc tế thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam, đối thủ cạnh tranh của họ không chỉ dừng lại là các đối thủ ở nội địa mà còn là toàn bộ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên đòi hỏi các sản phẩm, dịch vụ phải đạt chất lượng và năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới với mức giá hợp lý. Chính những sự đòi hỏi này mang đến cho người tiêu dùng ở quốc gia đó những lợi ích nhiều hơn khi mua các sản phẩm nước ngoài với giá cả phải chăng.

Không chỉ vậy, các chương trình giảm giá cũng được thường xuyên tổ chức tại các chuỗi siêu thị hay trung tâm thương mại. Các chương trình khuyến mại cũng với dịch vụ hậu cần tốt giúp các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài dễ dàng níu chân các người tiêu dùng và khiến họ quay trở lại mua vào các lần sau.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh mặt tích cực từ sự thâm nhập của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mang lại thì việc các doanh nghiệp bán lẻ quốc tế gia nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam cũng đem đến những mặt hạn chế với người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ nhất, sự tham gia vào thị trường Việt Nam của các ông lớn bán lẻ thế giới là mối đe dọa to lớn đến các doanh nghiệp trong nước vì nguồn lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp được với các doanh nghiệp quốc tế. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp quốc tế gia nhập thị trường dẫn đến cuộc chiến về cạnh tranh thị phần khốc liệt giữa các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài hoặc giữa các doanh nghiệp nước ngoài với nhau khiến cho thị trường nhanh chóng bị bão hòa.

Thứ hai, sự thâm nhập vào ngành bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp nước ngoài mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn của các miền gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của các vùng, chênh lệch kinh tế giữa các địa phương ngày càng gia tăng.

Thứ ba, người tiêu dùng dễ bị mua phải những mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng với mức giá cao.

Thứ tư, hiện nay, TMĐT đã, đang và sẽ từng bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau dịch Covid-19, TMĐT đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung và bản lẻ nói riêng. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ lại chưa tận dụng được mảnh đất TMĐT màu mỡ này để mở rộng hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài dễ dàng thực hiện các hoạt động trốn thuế, chuyển giá gây thất thoát nguồn thu thuế cho Nhà nước.

2.4.3. Nguyên nhân của các hạn chế

Với nguồn vốn dồi dào, các tập đoàn bán lẻ đã có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam và nhanh chóng có chỗ đứng cũng như chiếm thị phần không nhỏ trong ngành này, dễ dàng loại bỏ được những đối thủ cạnh tranh từ trong nước. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt, hầu hết các nhà cung cấp Việt Nam sẽ phải gánh chịu thiệt hại bởi để thu hút khách hàng, các nhà bán lẻ thường yêu cầu nhà cung cấp đưa ra mức giá thấp nhất dẫn đến lợi nhuận thu được không nhiều. Vì thế, những người có thể cạnh tranh trong cuộc chiến giá dài hạn thường là những doanh nghiệp nước ngoài có nguồn vốn lớn mạnh. Các nhà bán lẻ quốc tế cũng có mức độ chuyên nghiệp đáng tin cậy và uy tín với các nhà cung cấp trong và ngoài nước.

Sự tập trung phát triển các trung tâm thương mại, đại siêu thị và siêu thị ở các thành phố lớn là do mức chi tiêu của người tiêu dùng tại các đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn và nhu cầu tiêu dùng cũng như vui chơi, giải trí tại các thành phố trung tâm lớn và nhộn nhịp hơn.

Do các doanh nghiệp bán lẻ kiểm soát chưa tốt chuỗi cung ứng các sản phẩm của mình khiến các sản phẩm kém chất lượng vẫn được bày bán trong hệ thống các siêu thị gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn và mua các nhu yếu phẩm cần thiết về để sử dụng.

Hầu hết các tập đoàn bán lẻ quốc tế đều là các công ty đa quốc gia nên việc chuyển lợi nhuận giữa các công ty con và các chi nhánh giữa các quốc gia với nhau là vô cũng đơn

giản. Việc chuyển giá sang các quốc gia có thuế thấp hơn giúp các công ty đa quốc gia thu về lợi nhuận cao hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này, khóa luận đưa ra những thông tin cơ bản về thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây, thực trạng sử dụng các phương thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đồng thời, khóa luận đã phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô và môi trường ngành của Việt Nam ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn phương thức thâm nhập của 3 tập đoàn bán lẻ: LOTTE, Central Group, AEON. Tiếp theo, khóa luận đã phân tích thực trạng các phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam khác nhau mà 3 doanh nghiệp bán lẻ trên đã sử dụng để gia nhập thị trường bán lẻ của Việt Nam, đồng thời, chỉ ra các kết quả đạt được của 3 công ty sau khi vào Việt Nam. Do những đặc điểm về nguồn lực và chiến lược kinh doanh khác nhau mà LOTTE, Central Group và AEON đã lựa chọn những phương thức thâm nhập khác nhau để thành công gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ việt nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)