CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1.4. Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế
(1) CTTC góp phần tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Để tăng vốn đầu tư vào nền kinh tế đòi hỏi các kênh huy động vốn phải được tận dụng, thúc đẩy và kết hợp một cách hiệu quả. Huy động vốn bao gồm ba kênh: (1) Ngân sách nhà nước; (2) Hệ thống tín dụng (3) Thị trường chứng khoán. Ngân sách nhà nước được biết đến là nguồn vốn có hạn và thường được ưu tiên sử dụng cho các chương trình, chính sách vì mục tiêu phát triển quốc gia mà trong đó kinh tế chỉ là một phần. Còn đối với thị trường chứng khoán, do đặc điểm hoạt động của thị trường nên đòi hỏi nhiều thủ tục, điều kiện hơn để gia nhập và huy động vốn đồng thời ở một số quốc gia đang phát triển thì thị trường chứng khoán vẫn chưa thực sự hoàn thiện và hoạt động hiệu quả. Vì vậy, có thể nói rằng hệ thống tín dụng vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động và phân bổ vốn. CTTC có khả năng tài trợ linh hoạt, phạm vi rộng, giảm thiểu rủi ro và dễ dàng tiếp cận trở thành hình thức huy
16
động vốn trung, dài hạn được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả vượt trội. Bên cạnh đó, việc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) quy định khoản nợ từ thuê tài chính không tính vào khoản nợ quốc gia (IMF, không năm xuất bản) giúp CTTC trở thành kênh huy động vốn đầu tư nước ngoài hấp dẫn. Và tất nhiên, khi lượng vốn lớn được rót vào nền kinh tế sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
(2) CTTC góp phần phát triển hệ thống tài chính
Như đã phân tích phần trên, CTTC là kênh huy động vốn tối ưu lợi ích. CTTC dần ở thành kênh cung ứng vốn trung, dài hạn trọng yếu trong hệ thống tài chính, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong khi ở các quốc gia đang phát triển, khi thị trường chứng khoán chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường thì thuê tài chính trở thành công cụ cứu cánh hữu hiệu cho các công ty, đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ. Việc đa dạng hóa đồng thời hiệu quả tối đa từng kênh huy động vốn góp phần hoàn thiện, thúc đẩy hệ thống tài chính phát triển ổn định.
(3) CTTC thúc đẩy công nghiệp hóa- hiện đại hóa; nâng cao năng lực công nghệ quốc gia
Trước xu thế công nghệ hóa toàn cầu, khi các cuộc cách mạng công nghệ diễn ra liên tiếp đòi hỏi việc không ngừng đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất tạo áp lực lớn lên nền kinh tế. CTTC với những ưu điểm vượt trội cho phép các chủ thể trong nền kinh tế đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, mở rộng sản xuất mà không tốn quá nhiều chi phí, không ứ đọng vốn vào tài sản. Với khả năng tài trợ linh hoạt, hình thức đa dạng và phạm vi rộng rãi, CTTC có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu thuê trong các lĩnh vực khác nhau mà không gặp hạn chế. Từ đó thúc đẩy công nghiệp hóa- hiện đại hóa, năng lực công nghệ quốc gia không ngừng được nâng cao.
1.1.4.2. Đối với bên thuê
CTTC đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của bên thuê với những điều kiện tương đối dễ dàng, không bị ràng buộc bởi yêu cầu về biện pháp bảo đảm bằng tài sản như tín dụng đi vay. Bên thuê có thể nhận được đầy đủ nguồn tài trợ mà mình cần trong
17
khi không phải trả toàn bộ chi phí một lần mà được chia thành nhiều kỳ. CTTC còn giảm tác động của lạm phát đối với hoạt động đầu tư. Chẳng hạn, khi một dự án đầu tư được triển khai kéo theo quá trình huy động vốn và giải ngân, điều này thường mất khá nhiều thời gian do đó nhà đầu tư có thể phải đối mặt với tác động của lạm phát lên chi phí đầu tư, làm thay đổi ngân sách dự kiến ban đầu. Trong khi đó CTTC đáp ứng nhu cầu nhanh chóng, chi phí thuê thường cố định giúp nhà đầu tư đi theo đúng kế hoạch và không phải đối mặt với lạm phát. Ngoài ra, CTTC còn kích thích sự cạnh tranh giữa các nguồn tài trợ khác nhau dẫn đến giảm chi phí cho các nhà đầu tư khi tiếp cận vốn trên thị trường.
1.1.4.3. Đối với bên cho thuê
CTTC là một phương thức hiện đại để tài trợ vốn và đầu tư (Maher J. Aljaber & cộng sự, 2021). CTTC là hoạt động kinh doanh, hiển nhiên sẽ đem lại lợi nhuận, hơn nữa mức lợi nhuận này lại hấp dẫn với rủi ro thấp hơn so với tín dụng cho vay thông thường bởi trong thời hạn thuê, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về bên cho thuê nên quyền lợi của bên cho thuê được đảm bảo trong khi hạn chế được tối đa rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt là tỉ lệ rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch thấp hơn nhiều so với các hình thức tín dụng khác. Hơn nữa, CTTC ngày càng chứng tỏ là một lĩnh vực kinh doanh tiềm năng, có khả năng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, ổn định.
1.1.4.4. Đối với nhà cung cấp
Lợi ích trực tiếp và rõ ràng nhất mà nhà cung cấp thu được từ việc tham gia vào hoạt động CTTC đó là tăng doanh số bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tốc độ vòng quay vốn. Nhiều người mua có nhu cầu đối với sản phẩm của nhà cung cấp nhưng lại không có đủ tiền để trả cho sản phẩm đó, CTTC giải quyết hài hòa bài toán trên, nhà cung cấp thì thu được toàn bộ tiền bộ số tiền bán sản phẩm trong khi người mua được sử dụng sản phẩm mà mình mong muốn. Mặt khác, dựa trên nhu cầu của bên thuê đặt ra đối với tài sản CTTC, nhà cung cấp có thể căn cứ vào đó để phân tích, đánh giá xu hướng nhu cầu của thị trường để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.
18