Những hạn chế, bất cập còn tồn đọng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn đọng

Bên cạnh những thành tựu bước đầu đã đạt được, pháp luật về hoạt động CTTC vẫn còn một số tồn đọng, hạn chế cần nhanh chóng khắc phục và hoàn thiện, cụ thể:

Thứ nhất, tài sản CTTC vẫn còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bên thuê, gây cản trở khả năng mở rộng và phát triển của ngành. Nghị định 39/2014/NĐ-CP có mở lối khi quy định tài sản CTTC còn có thể bao gồm những loại tài sản khác theo quy định của NHNN. Nhưng NHNN quy định trong Thông tư 30/2015/TT-NHNN cũng chỉ liệt kê ba loại tài sản CTTC là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải. Thậm chí cũng không có quy định mở rộng về các loại động sản khác không thuộc danh mục cấm có thể trở thành đối tượng CTTC như giới thiệu trên các website của các công ty CTTC. Như vậy, bên thuê chỉ có thể lựa chọn tài sản thuê trong phạm vi các loại tài sản trên, không đủ để thỏa mãn nhu cầu của bên thuê trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Nhìn vào lời giới thiệu của các công ty CTTC hiện nay có thể thấy quy định về tài sản CTTC của họ đang không phù hợp với pháp luật, rộng hơn pháp luật quy định. Đây có thể là mong muốn của họ vào sự thay đổi sớm của pháp luật CTTC về vấn đề này.

Thứ hai, mức vốn pháp định của công ty CTTC chưa phù hợp. Theo quy định hiện hành, mức vốn pháp định yêu cầu với công ty CTTC chỉ là 150 tỷ đồng. Đây là mức vốn cực kỳ thấp trong nhóm các TCTD, thậm chí so với cả công ty tài chính- cùng nhóm TCTD phi Ngân hàng thì mức vốn pháp định của công ty CTTC chỉ bằng 3/10, mức chênh lệch này còn lớn hơn gấp nhiều lần khi so với mức 3000 tỷ của NHTM, cũng là TCTD có thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng trung hạn, dài hạn. Nhu cầu tài trợ tài sản CTTC thường có quy mô lớn, thời gian dài do đó công ty CTTC cần có đủ nguồn vốn để cấp tín dụng đồng thời duy trì hoạt động và đảm bảo khả năng thanh khoản cho nên mức vốn pháp định hiện tại không đủ để đáp ứng. Hiện nay các công

61

ty CTTC ở Việt Nam đang phần lớn phụ thuộc vào vốn đi vay của các TCTD khác, phụ thuộc vào tài trợ từ Ngân hàng mẹ mà không thực sự chủ động về vốn.

Thứ ba, quy định về quyền chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê trong hoạt động CTTC chưa phù hợp với quy định của BLDS 2015. Có thể hiểu rằng, quyền này cho phép bên cho thuê chuyển giao tập hợp quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng CTTC đang có hiệu lực. Khi bên cho thuê thực hiện quyền này thì một bên chủ thể của hợp đồng CTTC sẽ thay đổi, có thể gọi đây là chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên, soi chiếu vào quy định của BLDS 2015 thì không hề có khái niệm “chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ” cũng như chuyển nhượng hợp đồng. Thay vào đó, BLDS 2015 quy định về chuyển giao quyền yêu cầu (điều 365) và chuyển giao nghĩa vụ (điều 370). Hợp đồng CTTC là hợp đồng song vụ, do vậy nếu theo quy định của pháp luật dân sự, thì bên CTTC phải đồng thời chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ của mình cho một bên CTTC khác. Mặt khác, theo quy định của BLDS 2015 thì việc chuyển giao nghĩa vụ phải được sự đồng ý của bên có quyền.

Như vậy bên cho thuê muốn chuyển giao nghĩa vụ của mình phải được sự đồng ý của bên thuê nhưng khoản 6 điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP chỉ đòi hỏi bên cho thuê thông báo bằng văn bản trước cho bên thuê.

Thứ tư, pháp luật CTTC hiện hành đang loại trừ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại trong trường hợp hai bên không thỏa thuận về việc bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Đồng ý rằng hai bên có thể thỏa thuận việc bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm và không phải bồi thường thiệt hại như quy định tại điểm b khoản 8 điều 35 Thông tư 30/2015/TT-NHNN nhưng trong trường hợp hai bên không có sự thống nhất ý chí trước thì không nên loại bỏ quyền yêu cầu bồi thường của bên bị vi phạm.

Thứ năm, quy định “hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang

(Chính phủ, 2014) chưa phù hợp và gây khó hiểu. Pháp luật dân sự hiện hành không có bất cứ quy định nào về hủy ngang hợp đồng. Duy chỉ có chuẩn mực kế toán số 06 Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có quy định “Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang: Là hợp đồng thuê tài sản mà hai bên không thể đơn phương chấm dứt hợp

62

đồng” (Bộ Tài chính, 2002). Theo quy định này thì có thể hiểu, bên cho thuê và bên thuê không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trừ việc chấm dứt hợp đồng trước hạn theo thỏa thuận. Tuy nhiên có vẻ điều này là không hợp lý, khi thuật ngữ được sử dụng ở đây là “hủy” không phải “chấm dứt”. Hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng và chấm dứt hợp đồng là hoàn toàn khác biệt. Vì chưa có quy định nào chính thức điều chỉnh vấn đề này nên việc hiểu và thi hành quy định này gặp nhiều vướng mắc, do đó, cần xem xét lại.

Thứ sáu, việc yêu cầu bên thuê phải trực tiếp sử dụng tài sản thuê tài chính như quy định hiện hành của pháp luật đang hạn chế hình thức CTTC có thể tiến hành. Như đã đề cập, theo quy định này thì pháp luật Việt Nam đang không cho phép hình thức CTTC giáp lưng trong khi thực tế đã chứng minh hình thức này có nhiều ưu điểm và rất phổ biến ở các nước có hoạt động CTTC phát triển. Việc này đã góp phần kìm hãm sự phát triển của CTTC ở Việt Nam.

Thứ bảy, quy định về điều kiện CTTC tại điều 113 Luật Các TCTD 2010 (Quốc hội, 2010) có phần không hợp lý:

(1) Điều kiện khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê tiếp tục thuê tài sản thuê tài chính: Theo quy định này, chỉ cần bên thuê tiếp tục thuê tài sản CTTC sau khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng thì giao dịch đó trở thành hoạt động CTTC. Nhưng rõ ràng, nếu chỉ thỏa mãn điều kiện này thì giao dịch đó không hề đúng với bản chất, đặc điểm của hoạt động CTTC, một giao dịch thuê tài sản đơn thuần hoặc cho thuê hoạt động đều có thể thỏa mãn điều kiện này.

(2) Điều kiện “Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó.”: Quy định này được pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo đặc điểm CTTC là hình thức cấp vốn trung hạn, dài hạn, khác biệt hoàn toàn với cho thuê tài sản thông thường và cho thuê vận hành. Tuy nhiên, cơ sở tính toán thời hạn thuê là “thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê” lại chưa hợp lý. Vì thời gian khấu hao tài sản phụ thuộc thời gian sử dụng kinh tế, chính sách quản trị, hạch toán của doanh nghiệp và các quy định của nhà nước nên nó không thực sự chính xác và phù hợp để sử dụng trong

63

trường hợp này. Cơ sở tính toán thời hạn thuê cần dựa trên thời gian sử dụng kinh tế của tài sản, là khoảng thời gian bắt đầu lúc tài sản được đưa vào sử dụng và kết thúc khi chi phí vận hành nó lớn hơn lợi ích mà nó mang lại (Phan Đăng Hải, 2012, 57).

(3) Điều kiện “Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.”: tiền thuê tài chính sẽ được bên thuê thanh toán theo kỳ trải dài theo thời hạn thuê cho nên dù số tiền danh nghĩa giống nhau nhưng theo thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có lạm phát thì rõ ràng, giá trị của các khoản thanh toán tiền thuê theo kỳ là khác nhau. Vì thế, dựa trên góc độ kinh tế thì việc tính tổng tiền thuê thông qua phép cộng đơn giản các khoản thanh toán theo kỳ sẽ không có ý nghĩa gì. Quy định của pháp luật cần bảo đảm tính hợp lý nên cần xem xét lại quy định này. Mặt khác, rõ ràng điều 113 Luật Các TCTD 2010 đang liệt kê các điều kiện để xác định hoạt động CTTC nhưng bản thân điều kiện này đang sử dụng chính cụm từ “hợp đồng cho thuê tài chính”, như vậy là rất vô lý.

Thứ tám, hạn chế trong quy định về mua và cho thuê lại. Khoản 13 điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP quy định: “Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính…”, hiểu theo quy định này thì CTTC là một trong những hình thức của mua và cho thuê lại, điều này khác biệt so với quy định của pháp luật quốc tế và luật của các quốc gia khác trên thế giới. Mua và cho thuê lại là một trong những hình thức của CTTC, không phải chiều ngược lại, điều này cũng thể hiện đúng hơn với nội dung quy định của pháp luật Việt Nam xung quanh hoạt động mua và cho thuê lại. Sự khác biệt của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động này tiếp tục xảy ra trong quy định điều chỉnh cụ thể hoạt động mua và cho thuê lại tại điều 36 Thông tư 30/2015/TT-NHNN. Trước hết, trong quy định về hiệu lực của hai hợp đồng khi mua và cho thuê lại, pháp luật đòi hỏi hiệu lực của hợp đồng mua tài sản phát sinh trên cơ sở có hiệu lực của hợp đồng CTTC, tức là về mặt thời gian thì hợp đồng CTTC sẽ có hiệu lực trước. Tuy nhiên quy định này lại không phù hợp với bản chất của hoạt động CTTC: bên cho thuê phải sở hữu tài sản thuê rồi mới thực hiện CTTC. Tiếp theo, ở hoạt động mua và cho thuê lại, pháp luật Việt Nam lại trao quyền lựa chọn tài sản cho bên cho thuê. Dù

64

tài sản CTTC được bên cho thuê mua lại từ bên thuê, nhưng rõ ràng nó vẫn phát sinh dựa trên nhu cầu của bên thuê, do đó bên thuê cần có quyền lựa chọn tài sản để bán đồng thời thuê lại sao cho phù hợp với mục đích của mình khi tham gia giao dịch.

Trong hoạt động CTTC thì quyền lựa chọn tài sản của bên thuê cần được bảo vệ.

Nhìn vào quy định của pháp luật Việt Nam, có thể thấy dường như các nhà làm luật đang biến mua và cho thuê lại thay vì là hoạt động CTTC thì lại giống một công cụ tài trợ để thanh toán nghĩa vụ nợ của bên thuê hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của khóa luận đã trình bày thực trạng pháp luật về hoạt động CTTC ở Việt Nam và việc thi hành các quy định đó của pháp luật trong thực tiễn:

Thứ nhất, phân tích nội dung cụ thể của các quy định pháp luật hiện nay về hoạt động CTTC, bao gồm: Chủ thể; tài sản CTTC; điều kiện; hình thức; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; hợp đồng; quản lý nhà nước và các nội dung pháp luật khác có liên quan.

Qua đó hiểu được bản chất của CTTC và việc thực hiện hoạt động CTTC theo pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, nêu lên thực trạng hoạt động CTTC hiện nay ở Việt Nam: Trình bày những đặc điểm hoạt động CTTC đang được tiến hành trên thị trường, việc áp dụng các quy định của pháp luật CTTC trên thực tiễn.

Thứ ba, đánh giá quy định của pháp luật về hoạt động CTTC: Trình bày những thành công bước đầu đã đạt được và những hạn chế, bất cập còn tồn đọng trong khung pháp lý từ đó làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật về CTTC.

65

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)