GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 85)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thứ nhất, cần mở rộng danh mục các loại tài sản CTTC. Theo quy định hiện nay thì có ba loại tài sản là máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải là tài sản CTTC, những loại tài sản này không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ở các nước có hoạt động CTTC phát triển trên thế giới, danh sách tài sản CTTC rất rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau miễn là đáp ứng yêu cầu cơ bản của CTTC, không bị pháp luật cấm và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, hầu hết các nước đó đều quy định bất động sản có thể trở thành tài sản CTTC. Ở Việt Nam, pháp luật CTTC không cho phép bất động sản là tài sản CTTC vì theo quy định của Luật Các TCTD 2010 thì TCTD không được kinh doanh bất động sản trừ một số trường hợp nhất định. Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của TCTD khi bất động sản là loại tài sản có khả năng thanh khoản thấp, thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay lại chưa ổn định vì vậy việc TCTD nắm giữ, kinh doanh bất động sản có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản, đe dọa toàn hệ thống tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động CTTC lại là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn đặc thù. Tài sản CTTC có giá trị lớn, thời hạn cho thuê dài, thời gian thu hồi vốn lâu, những đặc điểm này rõ ràng phù hợp với bất động sản. Trong khi đó, bất động sản lại có giá trị lớn và không ngừng tăng lên kéo theo nhu cầu được tài trợ để sử dụng trên thị trường, đặc biệt là văn phòng, nhà xưởng, mặt bằng kinh doanh. Mặt khác bất động sản lại không thể di dời, quyền “sở hữu” đất khó có khả năng bị xâm phạm bởi đặc tính không thể di dời và việc xác định sở hữu được bảo hộ từ Nhà nước, từ đó đảm bảo lợi ích của bên cho thuê. Phan Đăng Hải (2012, 59) cũng cho rằng “Sẽ không có gì đáng ngại cho khả năng thu hồi vốn của công ty cho thuê tài chính khi đối tượng cho thuê tài chính là bất động sản”. Với những lý do đó, bất động sản hoàn toàn phù hợp để trở thành tài sản CTTC, việc này sẽ đáp ứng được lượng lớn nhu cầu trên thị trường từ đó thúc đẩy CTTC phát triển.

Vì vậy, pháp luật CTTC cần xem xét đưa bất động sản vào danh mục tài sản CTTC, cho phép riêng công ty CTTC là loại hình TCTD được kinh doanh bất động sản. Đồng thời hướng dẫn của NHNN cũng nên mở rộng các loại động sản có thể CTTC bằng

69

việc bổ sung thêm “các loại động sản khác không thuộc danh mục cấm mua, bán, xuất, nhập khẩu theo quy định”.

Thứ hai, tăng mức vốn pháp định của công ty CTTC. Dù là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chủ yếu là CTTC nhưng mức vốn pháp định của công ty CTTC chênh lệch quá lớn so với các TCTD khác. CTTC là nghiệp vụ cấp tín dụng trung hạn, dài hạn; tài sản CTTC thường có giá trị rất lớn tức là công ty CTTC sẽ bị “giam”

vốn trong một thời gian dài mới có thể thu hồi đầy đủ. Do vậy để đáp ứng nhu cầu tài trợ của khách hàng, duy trì đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh thì công ty CTTC cần lượng vốn lớn. Vốn pháp định góp nên nguồn vốn tự có của công ty, là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn, đặc biệt khi hiện nay khả năng huy động vốn trên thị trường của công ty CTTC vẫn rất hạn chế do không có uy tín. Mặt khác, việc tăng vốn pháp định cũng giúp mở rộng giới hạn cấp tín dụng của công ty CTTC khi thực hiện theo quy định “Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi Ngân hàng” (Quốc hội, 2010).

Vì vậy, pháp luật cần căn cứ vào thực tiễn kết hợp với đặc điểm kinh tế và định hướng quản lý ngành để tăng mức vốn pháp định phù hợp với công ty CTTC.

Thứ ba, cần sửa đổi quy định về bên thuê tài chính để cho phép hình thức CTTC giáp lưng. Hiện nay, pháp luật CTTC đang yêu cầu bên thuê tài chính phải trực tiếp sử dụng tài sản thuê. Nếu theo quy định này thì bên thuê không thể cho thuê lại tài sản thuê tài chính được. Tuy nhiên, việc bên thuê không trực tiếp sử dụng tài sản thuê mà cho bên khác thuê lại rõ ràng không đe dọa tiêu cực tới quyền và lợi ích của bên cho thuê bởi bên thuê vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên thuê. Mặt khác, việc cho thuê giáp lưng phải được sự đồng ý của bên cho thuê nên bên cho thuê có thể kiểm soát, đánh giá rủi ro rồi mới ra quyết định chấp nhận hoặc không, từ đó bảo vệ lợi ích của mình. Vì vậy, hình thức cho thuê giáp lưng không nên bị cấm mà nên được cho phép bởi nó không đi ngược lại mục tiêu quản lý của pháp luật CTTC đồng thời đem lại nhiều lợi ích hấp dẫn. Pháp luật CTTC nên loại bỏ quy định yêu cầu bên thuê trực tiếp sử dụng tài sản, lúc này quy định về bên thuê tài chính sẽ là: “Bên thuê tài chính là tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam”.

70

Thứ tư, pháp luật cần duy trì quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên bị vi phạm kể cả trong trường hợp các bên không thỏa thuận áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Bởi lẽ, đây là quyền tự nhiên và hợp lý của chủ thể khi bị xâm phạm quyền và lợi ích. Nếu chủ thể bị xâm phạm không tự nguyện, bằng ý chí của mình từ bỏ trước quyền này thì chủ thể đó vẫn nên có quyền thực hiện quyền của mình. Như vậy, pháp luật cần loại bỏ quy định “Trường hợp Bên cho thuê tài chính và Bên thuê tài chính có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm” tại điểm b khoản 8 điều 35 Thông tư 30/2015/TT- NHNN. Khi này, pháp luật CTTC sẽ có quy định tương tự với quy định của pháp luật thương mại về vấn đề này, đều tôn trọng và bảo vệ tối đa quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của chủ thể bị xâm phạm.

Thứ năm, cần loại bỏ, thay đổi quy định không hợp lý trong điều kiện thực hiện hoạt động CTTC. Những điều kiện mà pháp luật Việt Nam đưa ra vừa có phần không hợp lý vừa khác biệt với quy định trong IFRS của IASC đã được Việt Nam áp dụng vào chuẩn mực kế toán số 06. Vì vậy, cần điều chỉnh quy định của pháp luật Việt Nam cho phù hợp với pháp luật quốc tế đồng thời thống nhất với chuẩn mực kế toán hiện hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi đồng thời phải tuân thủ cả quy định của pháp luật Ngân hàng và pháp luật kế toán. Mặt khác, cần đảm bảo những đặc điểm của hoạt động CTTC làm cơ sở để xác định và phân biệt rạch ròi CTTC với cho thuê tài sản thông thường và đặc biệt là cho thuê vận hành. Trên cơ sở quy định của IASC và chuẩn mực kế toán số 06, khóa luận có đề xuất giải pháp đối với quy định về điều kiện CTTC tại điều 113 Luật Các TCTD như sau:

(1) Cần loại bỏ quy định “hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên” tại khoản 1.

(2) Thay đổi quy định “thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê” thành “thời gian sử dụng kinh tế của tài sản” tại khoản 3.

(3) Thay đổi quy định “tổng số tiền thuê” thành “giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê” tại khoản 4.

71

Thứ sáu, sửa đổi lại quy định về quyền “chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cho thuê tài chính” (Chính phủ, 2014) của bên CTTC cho phù hợp với quy định của BLDS 2015. Quy định của pháp luật CTTC có mối quan hệ trực tiếp với pháp luật dân sự, nhiều quy định cần căn cứ vào quy định của BLDS 2015 để thực hiện. Hơn nữa, pháp luật chuyên ngành cần được xây dựng trên nền tảng của pháp luật chung, phù hợp với quy định của pháp luật chung để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, tránh lúng túng trong việc thực thi. Vì vậy, căn cứ vào quy định của BLDS 2015 thì cần sửa đổi quy định tại khoản 6 điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ- CP thành: “Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ của mình trong hợp đồng CTTC cho một bên CTTC khác. Trong trường hợp này, bên cho thuê phải thông báo trước bằng văn bản và nhận được sự đồng ý của bên thuê về việc chuyển giao nghĩa vụ.”

Thứ bảy, bổ sung thêm quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp khi tham gia quan hệ CTTC. Hoạt động CTTC theo pháp luật Việt Nam là hình thức CTTC thông thường, bao gồm có sự tham gia của ba chủ thể: bên cho thuê, bên thuê và nhà cung cấp. Nhà cung cấp cùng bên thuê thảo luận và thống nhất các vấn đề liên quan tới tài sản thuê tài chính mà bên thuê lựa chọn, là cơ sở dẫn đến việc ký hợp đồng mua bán tài sản với bên cho thuê. Có thể thấy, nhà cung cấp trực tiếp tham gia vào quá trình CTTC, cụ thể là liên quan trực tiếp đến tài sản CTTC cả trước và trong quá trình CTTC. Các quyền và nghĩa vụ phát sinh của nhà cung cấp khi tham gia vào quan hệ CTTC xuất phát từ chính tài sản CTTC, cho nên việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp có ảnh hưởng nhất định tới quyền và nghĩa vụ của hai chủ thể còn lại. Vì vậy, cần thiết phải có quy định của pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ thể này trong quan hệ CTTC.

Thứ tám, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động mua và cho thuê lại. Cần sửa đổi quy định trong cả Nghị định 39/2014/NĐ-CP và Thông tư 30/2015/TT-NHNN để đúng với bản chất của hoạt động CTTC và phù hợp với thông lệ quốc tế về hoạt động mua và cho thuê lại như sau:

(1) Sửa đổi quy định “Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính

thành “CTTC theo hình thức mua và cho thuê lại”

72

(2) Sửa đổi quy định “Hợp đồng mua tài sản có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực” thành “Hợp đồng mua tài sản và hợp đồng CTTC có hiệu lực đồng thời”.

(3) Trao quyền lựa chọn tài sản là đối tượng của hoạt động mua và cho thuê lại cho bên bán và thuê lại.

(4) Sửa đổi các quy định về hoạt động mua và cho thuê lại theo đúng hướng, đúng bản chất là hoạt động CTTC, đúng ưu điểm mà hình thức này có thể đem lại như giúp bên thuê cân đối lại bảng cân đối kế toán hay có được nguồn vốn lưu động cần thiết thay vì việc hướng quy định về hoạt động này như một công cụ tài trợ để giúp bên bán và thuê lại trả nợ.

(5) Theo Phan Đăng Hải (2012, 64) thì “Trong trường hợp “mua và cho thuê lại”, thực chất đây chỉ là sự chuyển đổi tính khả dụng của vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản”. Rõ ràng, mục đích của hợp đồng mua bán tài sản ở hoạt động này không giống với hợp đồng mua bán tài sản thông thường. Vì vậy, cần có quy định hợp lý hơn khi tính thuế đối với số tiền mà bên bán và thuê lại thu được từ việc bán tài sản trong hoạt động mua và cho thuê lại.

Thứ chín, cần sửa đổi quy định về tính “không hủy ngang” của hợp đồng CTTC. Như đã phân tích, pháp luật Việt Nam hiện tại vẫn chưa có quy định về “hủy ngang” hợp đồng. Chỉ có quy định trong chuẩn mực kế toán số 06 nhưng việc lý giải không hủy ngang hợp đồng là không đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng có phần không thuyết phục và hợp lý. Ngay từ thuật ngữ, hủy trong “hủy ngang” là hủy bỏ chứ không phải chấm dứt. Hơn nữa, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chỉ đơn giản là việc dừng lại, không tiếp tục thực hiện hợp đồng, điều này có thể thay bằng những trường hợp chấm dứt hợp đồng CTTC trước hạn đã được pháp luật quy định. Trong khi đó, bản chất thật sự của việc đòi hỏi hợp đồng CTTC không thể hủy ngang là vì CTTC một khi đã thực hiện thì không thể quay lại khôi phục quyền và nghĩa vụ của các bên như ban đầu, việc này sẽ gây ảnh hưởng và thiệt hại trực tiếp tới lợi ích của bên cho thuê. Điều này tương thích với hậu quả pháp lý của hủy bỏ hợp đồng được quy định trong BLDS 2015, khoản 1, 2 điều 427 (Quốc hội, 2015):

73

1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Đây chính xác là hậu quả pháp lý mà các nhà lập pháp không mong muốn xảy ra đối với hợp đồng CTTC. Vì vậy, thay vì quy định hợp đồng CTTC không thể “hủy ngang”

thì nên quy định hợp đồng CTTC không thể “hủy bỏ” đồng thời cần sửa đổi quy định về vấn đề này trong chuẩn mực kế toán số 06.

Mười, nới lỏng hạn mức tín dụng đặt ra đối với công ty CTTC. Theo quy định thì hạn mức tín dụng tối đa mà công ty CTTC có thể cấp cho khách hàng là 25% vốn tự có.

Tuy nhiên vốn tự có của các công ty CTTC ở Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khi tài sản CTTC thường có giá trị lớn. Nên để đáp ứng được nhu cầu tài trợ của bên thuê đồng thời tạo sự linh hoạt khi thực hiện nghiệp vụ CTTC, pháp luật nên tăng hạn mức tín dụng áp dụng đối với hoạt động này.

Mười một, cho phép NHTM trực tiếp thực hiện hoạt động CTTC mà không cần thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết. Có thể thấy, việc các nhà lập pháp không cho phép NHTM trực tiếp kinh doanh hoạt động CTTC vì lo ngại rủi ro thanh khoản khi không cân bằng kỳ hạn giữa vốn huy động và vốn cấp tín dụng do NHTM có khả năng huy động đa dạng các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, từ khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Pháp luật muốn kiểm soát khả năng đó thông qua việc hạn chế mức vốn mà Ngân hàng mẹ có thể cấp cho công ty con, công ty liên kết CTTC và sự độc lập, tách bạch nhất định về hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, rõ ràng NHTM hoàn toàn có khả năng cân bằng và xử lý được những rủi ro tiềm ẩn đó bởi NHTM có thể huy động lượng lớn nguồn vốn trung hạn, dài hạn và thậm chí dễ dàng hơn so với công ty tài chính, công ty CTTC. Bên cạnh đó, NHTM có những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động CTTC hơn cả, bao gồm: Chuyên môn nghiệp vụ hoạt động ngân hàng; mạng lưới khách hàng tiềm năng; uy tín trong lĩnh vực; tiềm lực tài chính lớn- khả năng tài trợ lớn. Luật Các TCTD 2010 (Quốc hội, 2010) cũng quy định “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các

74

hoạt động ngân hàng”, đồng thời thực tiễn ở các nước cho phép NHTM trực tiếp CTTC như Nhật bản, Indonesia đều cho thấy sự thành công và an toàn của mô hình này (Ngô Thanh Hương, 2017). Vì thế, pháp luật Việt Nam nên sửa đổi quy định để cho phép NHTM trực tiếp thực hiện hoạt động CTTC.

Bên cạnh việc hoàn thiện, để những quy định của pháp luật thực sự đi sâu và có giá trị trong thực tiễn, cần có những giải pháp mang tính khuyến khích, thúc đẩy nhận diện và sử dụng CTTC như một kênh tài trợ vốn hữu hiệu. Vì vậy, nhà nước cần thể hiện sự quan tâm hơn nữa của mình trong lĩnh vực này thông qua những chương trình, chính sách dành riêng cho hoạt động CTTC, cụ thể:

- Giúp bên cho thuê có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn, hỗ trợ vốn có lãi suất ưu đãi cho công ty CTTC. Dù có nhiều ưu điểm hơn so với cho vay thông thường nhưng CTTC vẫn không thể phát triển mạnh ở Việt Nam một phần xuất phát từ chi phí thuê tài chính cao. Lãi suất CTTC không thể cạnh tranh so với cho vay trung, dài hạn bởi chi phí đầu vào của công ty CTTC thường cao do việc huy động vốn trên thị trường gặp khó khăn do thiếu uy tín, công ty phải phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ các TCTD khác và nguồn tài trợ từ Ngân hàng mẹ (đối với các công ty CTTC trực thuộc NH) khiến công ty CTTC thường ở thế bị động về vốn. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho công ty CTTC tiếp cận với các nguồn vốn, vay vốn với mức lãi suất ưu đãi khi đáp ứng những điều kiện hay cam kết nhất định nhằm giảm chi phí đầu vào từ đó hạ chi phí thuê, thúc đẩy CTTC phát triển. Có thể học tập những ưu đãi mà Hàn Quốc dành cho công ty CTTC như: cho phép phát hành trái phiếu không cần đảm bảo; miễn thuế khi chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán các khoản vay nước ngoài; cho phép được tiếp cận với nguồn vốn từ các quỹ đầu tư nhà nước.

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng CTTC: Hiện nay trên thị trường vốn, CTTC vẫn là một công cụ “quen mà lạ”. Doanh nghiệp là các chủ thể chủ yếu và thường xuyên trên thị trường vốn với nhu cầu về vốn luôn tồn tại song song với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ một phần rất nhỏ trong số ấy đã hoặc đang sử dụng CTTC trong khi phần lớn còn

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)