CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG
1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc quản lý hoạt động CTTC kết hợp với đặc thù điều kiện, bối cảnh kinh tế và thị trường của Việt Nam thì để thúc
24
đẩy hoạt động CTTC phát triển một cách tích cực, ổn định đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, cần ban hành và xây dựng khung pháp lý cho hoạt động CTTC phù hợp với đặc điểm kinh tế đất nước. Kết hợp linh hoạt việc quy định mềm dẻo tạo môi trường thuận lợi đồng thời với sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Kinh tế thuộc cơ sở hạ tầng, pháp luật thuộc kiến trúc thượng tầng, mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đã được minh chứng rõ ràng. Pháp luật cần được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế, phù hợp với cơ sở kinh tế thì mới có tính khả thi.
Mặt khác, tạo dựng được khung pháp lý hoàn thiện sẽ tác động trở lại cơ sở hạ tầng, tức là pháp luật sẽ bảo vệ, duy trì và thúc đẩy kinh tế phát triển. Không nên áp dụng và học tập kinh nghiệm một cách máy móc mà cần có sự cải tạo, thay đổi linh hoạt cho phù hợp bởi đặc điểm của mỗi nước là khác nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy định pháp luật của quốc gia cũng cần phù hợp với pháp luật quốc tế pháp luật của các tổ chức mà quốc gia là thành viên để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế quốc tế phát triển.
Thứ hai, để thúc đẩy CTTC phát triển, cần có những chính sách, ưu đãi về thuế và các lợi ích khác dành cho các chủ thể tham gia vào quan hệ CTTC. Muốn thu hút sự quan tâm và đầu tư của các chủ thể trên thị trường vốn đối với CTTC thì cần trao cho họ những lợi ích nhất định, để họ lựa chọn CTTC thay vì những công cụ khác. Các chính sách, ưu đãi có tác dụng như một đòn bẩy đánh vào lợi ích, thúc đẩy bên cho thuê tích cực tài trợ, thúc đẩy bên thuê sử dụng thuê tài chính để thỏa mãn nhu cầu vốn. Mặt khác, nhu cầu vốn là vô hạn nhưng nguồn lực trong nước lại có hạn, việc thu hút được vốn và tận dụng các thành tựu công nghệ, khoa học và quản lý nước ngoài sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho kinh tế đất nước. Thực tế đã chứng minh rằng những quốc gia có nền kinh tế phát triển luôn có đặc điểm chung là đầu tư nước ngoài vô cùng dồi dào. Vì vậy, cần tăng cường thu hút nguồn lực nước ngoài thông qua các chương trình ưu đãi đầu tư, giảm thiểu các thủ tục và các rào cản pháp lý khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và tích cực cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
25
Thứ ba, phát huy vai trò của Hiệp hội CTTC Việt Nam, một mặt đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, mặt khác tham gia tích, đóng góp tích cực cho Nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật và chính sách liên quan tới hoạt động CTTC.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận liên quan tới hoạt động CTTC, bao gồm:
Thứ nhất, phân tích khái niệm và rút ra đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; trình bày các hình thức cho thuê tài chính phổ biến hiện nay và vai trò quan trọng của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế cùng các chủ thể tham gia.
Thứ hai, làm rõ khái niệm pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính và nội dung hàm chứa đồng thời khẳng định sự cần thiết trong việc điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính bằng pháp luật.
Thứ ba, mô tả khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hoạt động CTTC ở Việt Nam đồng thời liệt kê các văn bản pháp luật được nhà nước ban hành điều chỉnh hoạt động này.
Thứ tư, nghiên cứu những kinh nghiệm pháp luật, chính sách của các quốc gia có hoạt động CTTC phát triển trên thế giới qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
26