Chủ thể tham gia hoạt động cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Chủ thể tham gia hoạt động cho thuê tài chính

2.1.1.1. Bên cho thuê

Để thực hiện hoạt động Ngân hàng đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ và những điều kiện đặc thù hoàn toàn khác biệt so với thực hiện hoạt động kinh doanh thông thường để đảm bảo an toàn hệ thống. Vì vậy, việc kiểm soát, hạn chế phạm vi chủ thể có thể cung cấp hoạt động CTTC là phù hợp và cần thiết. Cụ thể, theo quy định tại khoản 9 điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP thì chỉ có hai chủ thể là công ty tài chính và công ty CTTC mới có thể trở thành bên CTTC. Các TCTD khác không được phép thực hiện nghiệp vụ CTTC. Sở dĩ pháp luật Ngân hàng muốn hạn chế chủ thể có thể thực hiện nghiệp vụ này là bởi vì CTTC là nghiệp vụ cấp tín dụng trung, dài hạn. Khi quyết định cấp tín dụng dưới hình thức CTTC thì vốn của bên cho thuê sẽ mất một khoảng thời gian dài mới có thể thu hồi lại được. Vì vậy cần sự cân giữa nguồn vốn đầu vào và đầu ra để đảm bảo khả năng thanh khoản. Pháp luật lo ngại việc các TCTD khác thực hiện các nghiệp vụ cấp tín dụng cho đối tượng là khách hàng cá nhân khó cân bằng kỳ hạn dẫn đến mất khả năng thanh toán và gây ảnh hưởng tới an toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, CTTC có những đặc điểm đặc thù nhất định, chẳng hạn như đối tượng cho thuê không phải là tiền như các TCTD thông thường mà lại là tài sản. Vì vậy pháp luật đòi hỏi việc chuyên môn hóa, chuyên ngành hóa CTTC để cá biệt, phân tách, vạch ra ranh giới nhất định với các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Công ty tài chính và công ty CTTC thuộc TCTD phi Ngân hàng, là chủ thể được thực hiện một hoặc một số hoạt động Ngân hàng (“trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng” (Quốc hội, 2010)). Quy định này cũng có ý nghĩa khẳng định hơn nữa đặc điểm của hoạt CTTC theo pháp luật Việt Nam phải có sự tham gia của ba chủ thể. Bởi lẽ, các TCTD không được thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào khác ngoài hoạt động Ngân hàng và

27

một số hoạt động liên quan trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ- Ngân hàng (khoản 2, 3 điều 90 Luật Các TCTD 2010) nên TCTD không thể đồng thời là nhà cung cấp- bên bán tài sản CTTC mà thông thường là các công ty sản xuất, chế tạo như trong hình thức CTTC trực tiếp.

Ngoài ra, còn có một chủ thể được coi là gián tiếp thực hiện hoạt động CTTC đó là NHTM. Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 103 Luật Các TCTD 2010 thì NHTM được thực hiện hoạt động CTTC thông qua việc thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết. Công ty CTTC hoặc công ty tài chính được thành lập hoặc mua lại có địa vị pháp lý độc lập nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phối từ Ngân hàng mẹ, do đó NHTM có thể gián tiếp thực hiện hoạt động CTTC thông qua sự chi phối, quản lý của mình.

Ban đầu, pháp luật Việt Nam chỉ cho phép duy nhất một chủ thể được thực hiện hoạt động CTTC là công ty CTTC6. Quy định đó được duy trì khá lâu, phải cho tới tận năm 2014 khi Nghị định 39/2014/NĐ-CP được ban hành thì công ty tài chính mới được cho phép thực hiện hoạt động CTTC. Sự thay đổi này là hoàn toàn phù hợp bởi pháp luật Ngân hàng vốn dĩ xây dựng tính chất của công ty tài chính và công ty CTTC là tương tự nhau, công ty CTTC chỉ là một dạng chuyên biệt hóa của công ty tài chính.

Rõ ràng, công ty tài chính hoàn toàn có những yếu tố cần và đủ, thỏa mãn những tiêu chí của pháp luật đặt ra đối với chủ thể có thể thực hiện hoạt động CTTC.

Pháp luật không đưa ra khái niệm công ty tài chính, chỉ đưa ra khái niệm công ty CTTC như sau: “Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính” (Khoản 4 điều 4 Luật Các TCTD 2010), trong đó yếu tố hoạt động chính được khẳng định thông qua việc quy định “Dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng” (Khoản 5 điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP). Như vậy, công ty CTTC về bản chất vẫn là một công ty tài chính, nó chỉ khác với công ty tài chính thông thường ở việc tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu và thường xuyên là CTTC. Điều này thể hiện rõ ràng ngay ở tên của loại hình - công ty CTTC, là một công ty tài chính chuyên ngành. Vì lẽ đó nên

6 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

28

công ty tài chính có thể chuyển đổi thành công ty CTTC nhưng không có chiều ngược lại. Tương ứng với quy định của pháp luật, trên thực tế CTTC được thực hiện chủ yếu bởi công ty CTTC, điều này cho phép hoạt động CTTC được chuyên môn hóa cao do được cung cấp bởi chủ thể có nghiệp vụ và kinh nghiệm phù hợp, hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực. Vì vậy, khóa luận xin được phép đi sâu vào phân tích công ty CTTC:

Thứ nhất, về hình thức tổ chức của công ty CTTC. Theo quy định tại khoản 3, điều 6 Luật Các TCTD 2010 và điều 4 Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của TCTD phi Ngân hàng thì công ty tài chính có thể được thành lập dưới các hình thức sau đây:

Công ty TNHH MTV

Công ty TNHH hai thành viên trở

lên

Công ty Cổ phần

Công ty CTTC trong nước

Một NHTM Việt Nam làm chủ sở

hữu

NHTM Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam góp vốn:

Phải có một NHTM Việt Nam sở hữu ít nhất 30%

tổng số vốn điều lệ

Cổ đông là cá nhân và tổ chức cùng

góp vốn

Công ty CTTC liên doanh

-

Hợp đồng liên doanh giữa: một hoặc nhiều NHTM,

doanh nghiệp Việt Nam và một hoặc nhiều TCTD nước

ngoài

-

Công ty CTTC 100% vốn nước

ngoài

Một TCTD nước ngoài làm chủ sở

hữu

Các TCTD nước

ngoài góp vốn -

29

Bảng 2.1: Hình thức tổ chức của công ty cho thuê tài chính theo pháp luật Việt Nam Chú thích : Không có hình thức tổ chức này

Thứ hai, về vốn pháp định: theo quy định tại khoản 6 điều 2 Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thì mức vốn pháp định đối với công ty CTTC là 150 tỷ đồng, chỉ cao hơn quỹ tín dụng nhân dân còn lại thấp hơn nhiều so với các loại hình TCTD khác.

Thứ ba, thẩm quyền cấp phép, quản lý: NHNN Việt Nam thực hiện quản lý thống nhất, tập trung hoạt động Ngân hàng do đó, thẩm quyền cấp giấy phép thành lập đồng thời trực tiếp kiểm soát hoạt động của công ty CTTC đương nhiên thuộc thẩm quyền của NHNN (điều 18 Luật Các TCTD 2010).

Thứ tư, về trình tự, thủ tục thành lập công ty CTTC: do hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng nên cũng như các TCTD khác, việc thành lập công ty CTTC được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành, tuân theo trình tự thủ tục đặc biệt bên cạnh những quy định về thành lập doanh nghiệp chung. Theo quy định của các văn bản hiện hành, việc thành lập công ty CTTC gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất: Đề nghị NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Bước 1: Nộp hồ sơ: Các chủ thể muốn thành lập công ty CTTC phải thành lập Ban trù bị sau đó Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật và nộp lên NHNN

Bước 2: Thông báo tính hợp lệ của hồ sơ: trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, NHNN có trách nhiệm thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ.

Bước 3: Thẩm định và thông báo chấp thuận (hoặc không chấp thuận): trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày xác nhận hồ sơ hợp lệ, NHNN có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập công ty CTTC. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ: trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập, Ban trù bị có trách nhiệm lập và nộp các văn bản bổ sung theo quy định.

-

30

Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp (hoặc từ chối cấp) giấy phép thành lập: trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, NHNN cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp từ chối, NHNN có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Giai đoạn hai: Đăng ký doanh nghiệp, công bố thông tin và khai trương hoạt động Bước 6: Sau khi được NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động, công ty CTTC phải tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Bước 7: Công bố thông tin hoạt động: công ty CTTC phải thực hiện công bố thông tin theo quy định tại điều 25 Luật Các TCTD 2010.

Bước 8: Khai trương hoạt động: công ty CTTC phải thực hiện khai trương hoạt động theo quy định tại điều 26 Luật Các TCTD 2010; điều 10 Thông tư 30/2015/TT-NHNN quy định việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của TCTD phi Ngân hàng.

Thứ năm, về vấn đề huy động vốn của công ty CTTC: Huy động vốn có vai trò rất quan trọng đối với TCTD nói chung và công ty CTTC tài chính nói riêng, nguồn vốn là cơ sở để các TCTD thực hiện chức năng của mình- các trung gian tài chính. Nguồn vốn là nền tảng vật chất để công ty xúc tiến thực hiện hoạt động CTTC. Khả năng huy động vốn quyết định trực tiếp tới khả năng tài trợ tài sản cho thuê của công ty CTTC. Theo quy định tại điều 112 Luật Các TCTD 2010, công ty CTTC được huy động vốn thông qua:

(1) Huy động vốn từ tổ chức dưới hình thức nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;

(2) Vay từ các TCTD trong nước, ngoài nước và NHNN (3) Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân.

(Quốc hội, 2010)

Có thể thấy, so với các TCTD thông thường thì khả năng huy động vốn của công ty CTTC hạn chế hơn. Xuất phát từ đặc điểm của một TCTD phi Ngân hàng, công ty CTTC không được huy động vốn từ khách hàng cá nhân (trừ trường hợp tiếp nhận vốn ủy thác). Ở khía cạnh khác, CTTC là hình thức cấp tín dụng trung, dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu dẫn đến khả năng thanh khoản ngắn hạn thấp. Vì vậy nếu như

31

công ty CTTC huy động vốn từ cá nhân thì rủi ro mất khả năng thanh toán rất cao, đe dọa đến hoạt động của công ty và an toàn hệ thống tín dụng.

Thứ sáu, về hoạt động kinh doanh của công ty CTTC: Như đã đề cập, CTTC là nghiệp vụ kinh doanh chính của công ty CTTC khi chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng. Tuy nhiên, công ty CTTC cũng như doanh nghiệp nói chung, để đảm bảo hoạt động và giảm rủi ro cần đa dạng hóa nguồn thu. Vì vậy, bên cạnh CTTC, công ty CTTC còn có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh khác nhằm tăng nguồn thu theo quy định tại Luật Các TCTD 2010 (Quốc hội, 2010) và điều 16 Nghị định 39/2014/NĐ-CP (Chính phủ, 2014), bao gồm:

(1) Cho vay: chỉ có thể cho khách hàng là bên thuê tài chính vay vốn lưu động bổ sung

(2) Cho thuê vận hành (với điều kiện: Tổng giá trị cho thuê không vượt quá 30%

giá trị tài sản có)

(3) Tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc (4) Mua, bán trái phiếu Chính phủ

(5) Cung ứng dịch vụ ngoại hối (6) Ủy thác CTTC

(7) Làm đại lý bán bảo hiểm

(8) Cung ứng dịch vụ tư vấn cho bên thuê tài chính (9) Mua và cho thuê lại

(10) Bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC

Ngoài ra, công ty CTTC còn có thể thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác nếu được NHNN chấp thuận. Đây là một quy định nhằm tạo sự linh hoạt, mềm dẻo nhưng soi chiếu vào thực tế thì có lẽ, phần nhiều quy định này lại mang tính dự liệu, đón đầu hơn là tính thực tiễn.

Tương tự như huy động vốn, phạm vi hoạt động của công ty CTTC cũng hẹp hơn so với các TCTD khác. Ví dụ, trong khi nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ chính của các TCTD khác, đem lại phần lớn lợi nhuận thì CTTC lại chỉ được cho vay dưới hình thức vốn lưu động bổ sung, đối tượng cho vay chỉ có thể là bên thuê tài chính và vốn

32

vay phải sử dụng trực tiếp để quản lý, vận hành, sử dụng chính tài sản thuê (theo quy định tại điều 37 Thông tư 30/2015/TT-NHNN). Có thể hiểu là hợp đồng cho vay bổ sung vốn lưu động chỉ có thể phát sinh khi giữa công ty CTTC và bên thuê tài chính có ít nhất một hợp đồng CTTC đang có hiệu lực. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ tư vấn, một hoạt động khá dễ dàng để có thể thực hiện đồng thời lại không gây tác động tới bản chất hoạt động của công ty CTTC cũng như không đe dọa tới khả năng kiểm soát rủi ro hệ thống tín dụng của NHNN nhưng pháp luật vẫn hạn chế đối tượng khách hàng mà công ty CTTC có thể cung ứng dịch vụ này là bên thuê tài chính. Điều này có lẽ xây dựng từ quan điểm về mối quan hệ giữa công ty CTTC và bên thuê tài chính: trên cơ sở thực hiện hợp đồng CTTC thì hai bên hiểu biết về nhau, có mối quan hệ trực tiếp về quyền và nghĩa vụ với nhau, giữa hai bên có sự tin tưởng lẫn nhau, đặc biệt CTTC thường sẽ phải nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của bên thuê. Nên công ty CTTC có thể đưa ra những tư vấn về tài chính, đầu tư có giá trị cho bên thuê tài chính, điều này còn được đảm bảo hơn nữa bởi kết quả hoạt động kinh doanh của bên thuê ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ của bên thuê với công ty CTTC- tiền thuê. Mặt khác, có lẽ các nhà làm luật cho rằng do hoạt động chính của công ty CTTC là CTTC nên nếu công ty thực hiện hoạt động kinh doanh khác thì phải có sự liên quan đến hoạt động CTTC, đảm bảo bản chất và hiệu quả hoạt động của một công ty tài chính chuyên ngành.

2.1.1.2. Bên thuê

Quan hệ CTTC được hình thành dựa trên nhu cầu của bên thuê tài chính. Theo quy định quy định của pháp luật hiện hành thì bên thuê tài chính có thể là tổ chức, cá nhân (khoản 10 điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP). Căn cứ vào tư cách chủ thể, có thể phân bên thuê tài chính thành hai nhóm:

(1) Cá nhân, pháp nhân: Cá nhân phải có đầy đủ năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật dân sự; pháp nhân là những tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện tại khoản 1 điều 74 BLDS 2015 phải được thành lập và hoạt động hợp pháp. Hai chủ thể này đều có thể độc lập, nhân danh chính mình tham gia xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ CTTC với tư cách là bên thuê.

33

(2) Các tổ chức không có tư cách pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Khác với hai chủ thể trên, những chủ thể này không có tư cách độc lập, không thể nhân danh mình để tham gia vào quan hệ pháp luật. Vì vậy, để tham gia vào quan hệ CTTC với tư cách là bên thuê, thì hoặc thành viên của những chủ thể này tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch tài chính- tương đương với chủ thể là cá nhân.

Các tổ chức phải còn thời gian hoạt động ghi trong giấy phép, riêng đối với cá nhân nước ngoài phải còn thời hạn được phép cư trú tại Việt Nam khi tham gia quan hệ CTTC (NHNN, 2015).

Các chủ thể trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây tại khoản 1 điều 35 Thông tư 30/2015/TT-NHNN (NHNN, 2015):

b) Có phương án, dự án sản xuất, kinh doanh hiệu quả và khả thi, phương án sử dụng vốn để phục vụ đời sống khả thi và trực tiếp sử dụng tài sản thuê để thực hiện dự án, phương án đó, phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ cam kết theo hợp đồng cho thuê tài chính;

Để đảm bảo việc cấp tín dụng hiệu quả và khả năng thu hồi vốn về sau, quy định của pháp luật Ngân hàng cũng như quy định riêng của các TCTD đòi hỏi khách hàng phải có phương án hoạt động kinh doanh khả thi, phương án sử dụng tín dụng được cấp hợp lý. Mặt khác, pháp luật yêu cầu bên thuê phải trực tiếp sử dụng tài sản thuê vào hoạt động của mình, tức là pháp luật Việt Nam không chấp nhận hình thức CTTC giáp lưng, một hình thức khá phổ biến trên thế giới vì trong hình thức này bên thuê tài chính không trực tiếp sử dụng tài sản mà sẽ cho chủ thể khác thuê lại. Có lẽ quy định này nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với bên cho thuê, gắn chặt nghĩa vụ của bên thuê với quyền của bên cho thuê. Một điều kiện khác đòi hỏi bên thuê phải đáp ứng nhằm bảo đảm lợi ích của bên cho thuê đó là bên thuê phải có khả năng tài chính để thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng CTTC. Một điều hiển nhiên rằng để tự bảo vệ mình, trước khi chấp nhận CTTC, bên cho thuê sẽ kiểm tra và đánh giá khả năng tài chính của bên thuê. Rõ ràng rằng chỉ khi bên thuê có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình mà trong đó quan trọng nhất là thanh toán tiền thuê thì bên

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)