Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê tài chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê tài chính

2.1.4.1. Quyền của bên cho thuê

Căn cứ vào điều 17 Nghị định 39/2014/NĐ-CP (Chính phủ, 2014), bên cho thuê có các quyền sau đây:

- Quyền sở hữu đối với tài sản thuê: Đây là quyền tuyệt đối, được duy trì và bảo đảm xuyên suốt thời hạn cho thuê. Trong trường hợp bên thuê phá sản, giải thể hoặc có tranh chấp với chủ thể khác thì cũng không ảnh hưởng đến quyền này của bên cho thuê. Nói một cách đơn giản, tài sản thuê là của bên cho thuê, không phải của bên thuê, bên thuê chỉ được trao quyền sử dụng tài sản thuê nên mọi nghĩa vụ khác của bên thuê phát sinh không liên quan tới tài sản thuê.

Quyền sở hữu đối với tài sản thuê của bên cho thuê là quyền cơ bản và quan trọng nhất. Thậm chí, để nhấn mạnh và khẳng định quyền này, bên cho thuê có quyền gắn ký hiệu sở hữu vào tài sản thuê, như một biện pháp đánh dấu, bảo vệ tài sản.

- Nhóm các quyền nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của bên thuê gồm:

Quyền yêu bên thuê thực hiện biện pháp bảo đảm; quyền giám sát việc sử dụng tài sản thuê; quyền kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của bên thuê bằng việc yêu cầu bên thuê cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến bên thuê và tài sản cho thuê. Đây là các biện pháp thường thấy khi thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng. Biện pháp bảo đảm sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp bên thuê không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ đến hạn, giúp bên cho thuê vẫn có

39

thể thu hồi vốn đầu tư. Trong khi đó, quyền giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản thuê và tình hình hoạt động kinh doanh của bên thuê là một phần bắt buộc thường thấy trong quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng. Cần đảm bảo tài sản thuê được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích; đánh giá tình hình tài chính thường xuyên chính là đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên thuê từ đó có thể sớm đưa ra các giải pháp phù hợp.

- Nhóm quyền nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của bên cho thuê gồm: quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền chấm dứt hợp đồng CTTC trước thời hạn theo quy định của hợp đồng; quyền thu hồi tài sản; quyền yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp để thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuê.

Đây là nhóm quyền có tính chất thực tế, gồm những hành động mà bên cho thuê có thể tiến hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị bên thuê xâm phạm. Đối với quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, pháp luật đòi hỏi căn cứ để bên cho thuê tiến hành hai quyền này là dựa trên quy định của hợp đồng CTTC mà hai bên đã ký kết. Như vậy, hai bên khi ký kết hợp đồng cần thỏa thuận quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, các điều khoản, điều kiện quy định căn cứ chấm dứt hợp đồng để tránh tranh chấp có thể xảy ra.

- Quyền chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho bên cho thuê tài chính khác: Khi không đạt được mục đích giao kết hợp đồng CTTC, khi không đủ khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng hay đơn giản là cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, bên CTTC có thể chuyển các quyền và nghĩa vụ của trong hợp đồng CTTC cho một chủ thể khác, tất nhiên chủ thể này phải có quyền thực hiện hoạt động CTTC. Vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên thuê do tính đối xứng nên bên thuê có quyền được biết nếu như bên cho thuê thực hiện quyền chuyển nhượng này. Theo quy định thì bên cho thuê có trách nhiệm thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê, bên thuê cần phải biết chủ thể mới để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

2.1.4.2. Nghĩa vụ của bên cho thuê

40

Căn cứ vào điều 18 Nghị định 39/2014/NĐ-CP (Chính phủ, 2014), bên cho thuê có các nghĩa vụ sau:

- Đánh giá bên cung ứng, bên thuê tài chính và các yếu tố liên quan tới tài sản thuê: Có thể thấy, nghĩa vụ này của bên cho thuê không ứng với quyền của bên thuê, là nghĩa vụ mang tính chủ quan, hướng tới mục đích bảo đảm hiệu quả CTTC, củng cố an toàn cấp tín dụng của bên cho thuê. Về bản chất, nghĩa vụ này phục vụ chính lợi ích của bên cho thuê.

- Thực hiện mua hoặc nhập khẩu tài sản thuê theo hợp đồng CTTC: Bên cho thuê phải thực hiện mua tài sản cho thuê dựa trên những yêu cầu mà bên thuê đưa ra, được hai bên thống nhất và ghi nhận trong hợp đồng CTTC. Tất nhiên nhu cầu của bên thuê là đa dạng bởi có rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau đòi hỏi những loại tài sản khác nhau vì vậy, pháp luật cũng mở rộng thị trường cung ứng bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

- Thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu tài sản, mua bảo hiểm cho tài sản: Vì bên cho thuê là chủ sở hữu của tài sản thuê nên tất nhiên, bên cho thuê có nghĩa vụ đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

Dựa theo quy định về tài sản CTTC và pháp luật có liên quan7, thì những loại tài sản bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phương tiện giao thông đường sắt là những tài sản mà bên cho thuê bắt buộc phải thực hiện đăng ký quyền sở hữu. Pháp luật cũng yêu cầu bên cho thuê có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho tài sản nhưng không quy định về việc chủ thể nào được hưởng bảo hiểm tài sản.

- Vấn đề giao tài sản CTTC do bên thuê và bên cung ứng thỏa thuận nên bên cho thuê không chịu trách nhiệm khi phát sinh rủi ro, tranh chấp: Tài sản CTTC phụ thuộc vào nhu cầu của bên mua, do bên thuê lựa chọn nên để thuận tiện nhất, tài sản CTTC cùng các vấn đề liên quan đến việc giao tài sản bên do bên thuê và bên cung ứng thỏa thuận mà không có sự tham gia của bên cho

7 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định về đăng ký xe; Thông tư 21/2018/TT-BGTVT quy định về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt

41

thuê. Vì vậy, tranh chấp phát sinh giữa bên thuê và bên cung ứng về vấn đề này không thuộc phạm vi trách nhiệm của bên cho thuê.

2.1.4.3. Quyền của bên thuê

Căn cứ điều 19 Nghị định 39/2014/NĐ-CP (Chính Phủ, 2014) thì bên thuê có các quyền sau đây:

- Nhận và sử dụng tài sản thuê: Bên thuê sẽ có quyền nắm giữ và sử dụng tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê. Bên thuê khai thác công dụng của tài sản thuê để phục vụ cho mục đích của mình- hưởng lợi tức mà tài sản thuê đem lại. Đây là lợi ích mà bên thuê tài chính mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ CTTC, là quyền cơ bản và quan trọng nhất của bên thuê.

- Mua hoặc tiếp tục thuê tài sản khi kết thúc thời hạn thuê: Quyền này của bên thuê tương ứng với điều kiện pháp luật liệt kê đòi hỏi hoạt động CTTC phải thỏa mãn ít nhất một điều kiện. Vì tài sản thuê được mua theo yêu cầu của bên thuê, phù hợp nhất với mục đích của bên thuê nên việc bên thuê có quyền lựa chọn mua hoặc tiếp tục thuê tài sản tùy vào khả năng tài chính của mình đem lại lợi ích cho cả bên thuê và bên cho thuê.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại: Đây là quyền cơ bản của chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật trên cơ sở hợp đồng. Tương tự với bên cho thuê, bên thuê cũng có quyền yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại cho mình khi bên cho thuê vi phạm các quy định của hợp đồng, gây ra thiệt hại cho bên thuê.

2.1.4.4. Nghĩa vụ của bên thuê

Căn cứ điều 20 Nghị định 39/2014/NĐ-CP thì bên thuê có các nghĩa vụ sau đây (Chính Phủ, 2014):

(1) Nhóm nghĩa vụ liên quan đến tài sản thuê gồm:

- Chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn tài sản thuê và các điều kiện, điều khoản khác có liên quan đến tài sản thuê

- Sử dụng tài sản thuê theo đúng quy định của hợp đồng

42

- Chịu rủi ro, chi phí và trách nhiệm liên quan đến tài sản thuê trong thời hạn thuê

- Không được tẩy, xóa, làm hỏng ký hiệu sở hữu trên tài sản thuê do bên thuê gắn

- Không được dùng tài sản thuê để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

Trước hết, đặc điểm của CTTC là bên thuê có quyền lựa chọn tài sản thuê, bên thuê tương đối độc lập khi thực hiện quyền này vì vậy bên thuê phải chịu trách nhiệm với những lựa chọn mà mình đưa ra, ví dụ như về nhà cung cấp; chủng loại; giá cả; vấn đề giao- nhận, lắp đặt và bảo hành… Bên cho thuê không liên quan và không chịu trách nhiệm về vấn đề này. Vì tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nhưng lại do bên thuê nắm giữ và sử dụng, nên bên thuê phải thực hiện các nghĩa vụ để không xâm phạm tới quyền sở hữu của bên cho thuê đối với tài sản đồng thời sử dụng đúng mục đích mà hai bên đã ghi nhận trong hợp đồng. Mặt khác, bên thuê trực tiếp nắm giữ và khai thác lợi tức của tài sản, tức là bên thuê trực tiếp khấu hao vật lý tài sản, gây ra các hao mòn hữu hình đồng thời quản lý tài sản thuê trong thời hạn thuê.

Vì vậy, các rủi ro mất mát, hư hỏng, gây thiệt hại và các chi phí phát sinh khi sử dụng tài sản thuộc về nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê. Và hiển nhiên, tài sản thuê không thuộc sở hữu của bên thuê nên bên thuê không có quyền cũng như không đủ điều kiện để dùng tài sản thuê làm biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình.

(2) Nhóm nghĩa vụ liên quan tới tiền thuê và các chi phí liên quan: Bên thuê phải trả tiền thuê để đổi lấy quyền sử dụng tài sản thuê, đây là nghĩa vụ cơ bản của bên thuê trong CTTC. Đồng thời, vì bên thuê chịu trách nhiệm về các rủi ro mất, hư hỏng tài sản thuê nên bên thuê có nghĩa vụ thanh toán các chi phí cần thiết cho bên thuê, tương tự khi chấm dứt hợp đồng CTTC trước hạn do lỗi của bên thuê gây ra. Bên cho thuê cần phải nhận được sự bù đắp hợp lý về thiệt hại thuộc về trách nhiệm của bên thuê trong quá trình sử dụng tài sản thuê và thực hiện hợp đồng CTTC mà hai bên đã ký kết.

(3) Nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng hoạt động kinh doanh và các vấn đề liên quan tới tài sản thuê khi được bên cho thuê yêu cầu; tạo điều kiện để bên cho thuê kiểm tra tài sản thuê: Bên thuê thực hiện nghĩa vụ

43

này để phục vụ quyền kiểm tra, giám sát của bên cho thuê. Bên cho thuê chỉ có thể thực hiện quyền của mình khi có sự hợp tác thiện chí từ phía bên thuê.

Mặt khác, việc cung cấp đầy đủ thông tin và chủ động tạo điều kiện cho bên cho thuê cũng giúp bên thuê tạo dựng niềm tin, chứng minh khả năng thực nghĩa vụ và sự tuân thủ hợp đồng của mình của mình để tiếp tục sử dụng tài sản CTTC.

Cuối cùng, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, điều này đã được ghi nhận thành nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và được thể hiện rõ nét trong chế định hợp đồng. Các bên trên cơ sở tự do, tự nguyện cùng nhau bàn bạc, thống nhất ý chí đi đến thỏa thuận chung không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Vì vậy, áp dụng vào hoạt động CTTC thì ngoài những quyền và nghĩa vụ mà luật đã liệt kê, bên cho thuê và bên thuê có thể thỏa thuận với nhau những quyền và nghĩa vụ khác, ghi nhận trong hợp đồng CTTC. Lúc này quyền và nghĩa vụ mà hai bên thỏa thuận sẽ được pháp luật công nhận và có giá trị ràng buộc với hai bên.

Khi nhìn vào quy định của pháp luật và qua những phân tích trên đây có thể thấy, bên cho thuê có nhiều quyền hơn, ít nghĩa vụ hơn và điều ngược lại xảy ra với bên thuê, ứng với tính chất đối xứng quyền và nghĩa vụ của hai bên. Điều này xuất phát từ việc lượng rủi ro mà bên cho thuê có thể phải đối mặt khi tham gia vào quan hệ CTTC là cao hơn nhiều so với bên thuê, nên để đảm bảo an toàn tín dụng, pháp luật đã đưa ra các quy định để bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê, ngăn chặn tối đa khả năng gây ra rủi ro của bên thuê.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)