Kết quả thực hiện dịch vụ thanh toán tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2018-2020 và đến 30/6/2021

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng đối với dịch vụ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thủ đô (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THỦ ĐÔ

2.2. Thực trạng dịch vụ thanh toán tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2018-2020 và đến 30/6/2021

2.2.2. Kết quả thực hiện dịch vụ thanh toán tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2018-2020 và đến 30/6/2021

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, của ngành ngân hàng, Agribank – Chi nhánh Thủ Đô đã nhanh chóng đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh của mình về nội dung, hình thức cũng như phong cách phục vụ. Kết quả trong thực hiện dịch vụ thanh toán tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô được thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4: Doanh số thực hiện dịch vụ thanh toán tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2018-2020 và đến 30/6/2021

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2018 2019 2020 30/6/2021

Séc 735 1,035 1,326 712 Ủy nhiệm chi 72,885 143,964 191,036 118,988 Ủy nhiệm thu 33 37 41 25 Thư tín dụng 157 189 205 113 Thẻ thanh toán 17,284 27,821 39,351 24,634 Các hình thức khác 7,735 15,349 19,431 13,674 Tổng 98,829 188,395 251,390 158,144 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 -2020 và

Quý II/2021)

Doanh số thanh toán tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô tăng dần qua các năm, có sự chênh lệch đáng kể trong việc sử dụng các phương thức thanh toán.

Phương thức được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các năm là UNC.

Theo đó, tổng doanh số thanh toán năm 2018 đạt 98,829 tỷ đồng, năm 2019 đạt 188,395 tỷ đồng, năm 2020 đạt 251,390 tỷ đồng, đến 30/6/2021 đạt 158,144 tỷ đồng. Với việc tiến hành thanh toán liên ngân hàng trực tiếp bằng hệ thống thông tin riêng trên mạng máy vi tính, thực hiện quyết toán liên ngân hàng hàng ngày nên việc luân chuyển các dòng vốn qua ngân hàng nhanh hơn, không gây ứ đọng vốn.

Ngoài ra, Agribank – Chi nhánh Thủ Đô còn đảm bảo mức dự trữ hợp lý để thanh toán chi trả cho khách hàng đúng yêu cầu mà khách hàng cần. Hơn thế nữa còn giải phóng được lao động thủ công, đào tạo được đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc nhanh chóng do đó làm thay đổi căn bản về chất trong hoạt động thanh toán tại ngân hàng. Bên cạnh đó, khi đại dịch Covid-19 xảy ra buộc Ngân hàng cần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngân hàng số, đưa đến khách hàng những sản phẩm tiêu dùng không tiếp xúc để giao dịch online, hạn chế lây lan dịch bệnh, phổ biến nhất là dịch vụ thanh toán qua thẻ ngân hàng.

Bảng 2.5: Tình hình phát triển dịch vụ Internet Banking tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2018 – 2020 và đến 30/6/2021

Nội dung Thực hiện 2018

Thực hiện 2019

Thực hiện 2020

Thực hiện đến 30/6/2021

Tăng trưởng Tăng trưởng 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Số lương

khách hàng lũy kế

2,340

3,670

4,340 3,490

1,330 56.84%

670 18.26%

Số lượng giao dịch

(lần)

7,510

11,845

13,510 9,627

4,335 57.72%

1,665 14.06%

Phí (nghìn đồng)

25,350

32,106

38,192 28,712

6,756 26.65%

6,086 18.96%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 -2020 và Quý II/2021)

Thời gian đầu triển khai dịch vụ Internet Banking chủ yếu là khuyến khích khách hàng trong hệ thống Agribank. Năm 2018 Chi nhánh đã đăng ký lũy kế được 2.340 khách hàng . Đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như nắm bắt được xu hướng, việc triển khai sản phẩm Internet Banking đã đem lại được nhiều sự hài lòng cho khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng trưởng qua các năm, năm 2019 tăng 56.84% so với năm 2018. Đến năm 2020, số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ Internet Banking đã lên đến 4.340 khách hàng, tăng 18.26% so với năm 2019 và tăng gần hai lần so với năm 2018.

Quý II/2021, số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ đạt 3.490 khách hàng. Từ đó cho thấy thói quen thanh toán của khách hàng đang dần thay đổi theo chiều hướng tiếp cận với các dịch vụ thanh toán số, thanh toán không tiếp xúc, mang lại sự thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng.

Bảng 2.6: Số món thanh toán qua E-Mobile Banking giai đoạn 2018 – 2020 tại Agribank – Chi nhánh Thủ Đô giai đoạn 2018 – 2020 và đến 30/6/2021

Nội dung Thực hiện 2018

Thực hiện 2019

Thực hiện 2020

Thực hiện đến 30/6/2021

Tăng trưởng Tăng trưởng 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Số lương

khác hàng

lũy kế 870

1,060 1,470 1,027

190 21.84% 410 38.68%

Số lượng giao dịch

(lần) 1,980

2,510 2,880 2,060

530 26.77% 370 14.74%

Phí (nghìn

đồng) 6,656

9,928 10,036 10,096

3,272 49.16% 108 1.09%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 -2020 và Quý II/2021)

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking của Agribank – Chi nhánh Thủ Đô đều tăng trưởng . Năm 2018 Chi nhánh đã đăng ký lũy kế được 870 khách hàng với mức thu phí là 6,66 triệu đồng. Đến năm 2019, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này là 1.060 khách hàng tăng 21.84% so với 2018 với mức thu phí là

9,93 triệu đồng. Năm 2020, số lượng khách hàng lũy kế đạt 1.470 khách hàng, tăng 38.68% so với năm 20193. Tuy nhiên, tỷ lệ khách hàng này vẫn chiếm con số rất nhỏ trong thanh toán qua điện thoại do khách hàng vẫn còn thói quen thanh toán truyền thông qua ngân hàng. Khách hàng chủ yếu vẫn sử dụng điện thoại với dịch vụ gửi tin nhắn tự động từ phía Ngân hàng chứ chưa khai thách hết tính năng của sẩn phẩm. Đâu cũng là một hạn chế khi triển khai dịch vụ E-Mobile Banking của Agribank nói chung và của Agribank - Chi nhánh Thủ Đô nói riêng .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng đối với dịch vụ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thủ đô (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)