Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển lào (ldb) (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Phát triển Lào

3.2.1. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường

Phát triển sản phẩm mới là một nội dung quan trọng trong cạnh tranh của NH, bởi nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu đa dạng mới của khách hàng, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để NH xâm nhập, mở rộng thị phần, tăng doanh số hoạt động, thu lợi nhuận tối đa, tạo uy tín hình ảnh và tăng sức mạnh cạnh tranh. Để đa dạng hóa được các sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng đòi hỏi bộ phận Marketing phải phối hợp chặt chẽ với các bộ phận chức năng khác của ngân hàng trong việc tập trung thực hiện tốt các công việc sau đây:

Một là, mở rộng và phát triển các sản phẩm huy động vốn

- Tiếp tục mở rộng và triển khai các hình thức tiết kiệm dự thưởng với giải thưởng là các vật dụng sinh hoạt phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Các hình thức dự thưởng cần phải linh hoạt trong quy trịnh, có thể quay thưởng nhiều lần trong một đợt để tăng tính hấp dẫn của chương trình. Hoặc cần có giải thưởng nhất định đối với những khách hàng có số lượng phiếu dự thưởng lớn ở mỗi chi nhánh thuộc hệ thống NHPT Lào.

- Triển khai một số sản phẩm huy động tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi trướcđể tránh tâm lý trượt giá của khách hàng.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn khác nhau theo hướng gia tăng vốn huy động có kỳ hạn trên 01 năm để mở rộng quy mô đầu tư trung, dài hạn phục vụ cho việc đầu tư các dự án của khách hàng doanh nghiệp, có thêm vốn phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.

- Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn mới phù hợp với đặc thù của NHPT Làonhư: tiết kiệm an sinh (khách hàng có thể gửi tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm nhiều lần, thời gian gửi và số tiền gửi không cố định nhưng vẫn được hưởng lãi suất cao; loại hình tiền gửi này phù hợp với khách hàng là nông dân khi số tiền gửi và tiết kiệm được hàng tháng là không nhiều, phù hợp với khách hàng buôn bán...); tiết kiệm rút gốc linh hoạt (gửi tiền một lần, rút nhiều lần nhưng vẫn được hưởng lãi suất hợp lý với lãi suất thị trường tại thời điểm rút...).

- Hoàn thiện để tăng tính hấp dẫn về hình thức cụ thể của sản phẩm dịch vụ như: mẫu mã ấn chỉ đối với sổ tiết kiệm đảm bảo mỹ thuật, an toàn, dễ bảo quản, thông tin dễ hiểu cho người sở hữu.

Hai là, Đối với hoạt động cho vay

Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống hiện NHPT Làođang cung cấp cho khách hàng , cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình cho vay hiện có để giảm thời gian cấp tín dụng từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng

đến thẩm định khoản vay và giải ngân. Trong quá trình quản lý khoản vay, đi đôi với việc giám sát cần tư vấn, hướng dẫn khách hàng trong quá trình kinh doanh để bảo toàn được vốn vay.

Đưa công nghệ hiện đại vào quy trình cấp tín dụng bằng việc triển khai các sản phẩm có tích hợp quy trình cho vay như: dịch vụ Internetbanking, dịch vụ kết nối khách hàng (CMS) cung cấp cho khách hàng dịch vụ đăng ký nhu cầu vay vốn, nhu cầu giải ngân, thực hiện giải ngân, trả nợ khoản vay... thông qua mạng Internet nhằm giải thời gian khách hàng phải đến NHđể sử dụng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay với các NHTM khác trên địa bàn.

Ba là, Đối với hoạt động dịch vụ

- Trước mắt cần tập trung phát triển sản phẩm mới trên cơ sở công nghệ hiện đại như nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối để chất lượng dịch vụ ngang bằng với các NHTM hàng đầu về lĩnh vực này trên địa bàn như:

Vietcombank, Viettinbank…

- Tăng cường phát triển các loại dịch vụ theo danh mục cho phép của NHPT Làođể nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ lên 20% tổng thu nhập ròng trong thời gian tới như dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo quản và ký gửi tài sản, dịch vụ trả lương qua tài khoản...

Bốn là, Bộ phận Marketing cần nghiên cứu để tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ

* Bộ phận Marketing:Cần phải đánh giá trong danh mục sản phẩm hiện nay đang cung cấp cho khách hàng những sản phẩn nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và những sản phẩm nào chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể để hoàn thiện và phát triển sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh

tranh, theo hướng tăng cường cải tiến về quy trình thủ tục sử dụng sản phẩm dịch vụ cung ứng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

* Xây dựng và điều hành chính sách sản phẩm dịch vụ phù hợp với 3 cấp độ của sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

(i) Phần cốt lõi của sản phẩm: phải đáp ứng được nhu cầu cần thiết nhất của khách hàng, cái mà khách hàng thực sự cần mua, bán hoặc mong muốn ở ngân hàng. Do vậy, bộ phận Marketing phải khám phá được những nhu cầu mong muốn ẩn sau mỗi sản phẩm và đem bán những lợi ích đó là sản phẩm cốt lõi, chứ không phải bán những đặc điểm, hình thức bên ngoài của sản phẩm. Phần cốt lõi của sản phẩm NH phải được thiết kế trên cơ sở nhu cầu chính yếu nhất của khách hàng , đồng thời đòi hỏi đó là nó có thể thỏa mãn tốt hơn đối thủ cạnh tranh.

(ii) Phần cụ thể của sản phẩm: gồm tên gọi, đặc điểm, chất lượng, điều kiện sử dụng, cấp độ... bộ phận marketing cùng với bộ phận thiết kế phải tạo được sự khác biệt của sản phẩm cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh của các Chi nhánh trong hệ thống.

(iii) Phần phụ của sản phẩm: đòi hỏi người thiết kế có thể gia tăng thêm những lợi ích của sản phẩm bằng cách bổ sung thêm các dịch vụ trước, trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm. Đây chính là những đặc điểm khác biệt để tạo lợi thế cạnh tranh. Sự thành công của nhiều NH trên thế giới chính là bộ phận Marketing của họ đã nhận ra những nhu cầu phù hợp với từng sản phẩm, từng khách hàng của họ.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển lào (ldb) (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)