CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO
3.3.1. Với Chính phủ, Bộ, ngành liên quan
Do hiện nay cạnh tranh trên thị trường tài chính diễn biến khá phức tạp, thông tin tài chính không lành mạnh, xảy ra nhiều phi vụ gây thiệt hại cho Nhà nước hàng nghìn tỷ LAK, làm ảnh hưởng uy tín ngành ngân hàng. Theo tâm lý đó, người dân chỉ tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng Nhà nước…như vậy, rất khó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong đó có NHPT Làonâng
cao năng lực cạnh tranh của mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do thiếu sự kiểm tra, giám sát hiệu quả thị trường tài chính. Để giảm thiểu tình trạng này, qua đó giúp thị trường tài chính CHDCND Lào hoạt động ổn định và bền vững đòi hỏi Chính phủ phải tăng cường công tác kiểm soát thị trường tài chính, thực thi hiệu quả Luật cạnh tranh và các Luật khác liên quan đến kiểm soát thị trường tài chính.
Các Bộ, Ngành liên quan cũng cần có sự phối kết hợp hiệu quả để bảo đảm kiểm soát tốt các hoạt động kinh doanh, kinh doanh hiệu quả, từ đó tăng cường sử dụng vốn vay NH và sử dụng hiệu quả
3.3.2. Với NHNN CHDCND Lào
Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng CHDCND Lào. Trong những năm qua NHNN đã tích cực điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới, NHNN cần có nhiều điều chỉnh và hỗ trợ các ngân hàng thương mại hơn nữa để hệ thống ngân hàng CHDCND Lào có thể vững mạnh hơn:
-Một là khởi thảo và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia một cách linh hoạt, trong đó cần khuyến khích tiết kiệm, tập trung vốn nhàn rỗi đầu tư cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các NHTM và tổ chức tín dụng cạnh tranh lành mạnh, tự chủ trong kinh doanh, ngân hàng nhà nước cần dùng lãi suất đòn bẩy thúc đẩy các NHTM chú trọng huy động vốn trung và dài hạn.
-Hai là NHNN cần có những hướng dẫn cụ thể về các hình thức huy động vốn trung và dài hạn như: tiết kiệm bằng vàng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng… Cần có những quy định cụ thể về áp dụng lãi suất đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài 10 năm, 20 năm…
-Ba là thực hiện giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán qua ngân hàng để các ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn; điều chỉnh lãi suất chiết khấu thích hợp để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại khi họ gặp khó khăn về vốn…
-Bốn là thu hút các dự án chương trình quốc tế, hỗ trợ ngành ngân hàng CHDCND Lào về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ quản trị, điều hành hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn trình độ quốc tế; đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án, đánh giá dự án, phân tích rủi ro cho cán bộ ngân hàng; trang bị công nghệ ngân hàng hiện đại.
-Năm là sửa đổi cơ chế chính sách cho vay, bảo lãnh theo hướng nâng cao trình độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các NHTM, tăng thu nhập cho cán bộ ngân hàng.
-Sáu là hỗ trợ nâng cấp hệ thống thông tin quản lý cho các ngân hàng TMQD. Tuy nhiên, việc nâng cấp hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi chi phí lớn và vượt quá khả năng tài chính của NHTM quốc doanh. Bởi vậy ngân hàng nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính cho các NHTM quôc doanh để đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin và đào tạo cán bộ khai thác và xử lý theo yêu cầu quản lý.
- Bảy là thực hiện lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng với nước ngoài, bãi bỏ các quy định hạn chế hoạt động của các ngân hàng nước ngoài ở CHDCND Lào, tạo môi trường cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, thúc đẩy thị trường vốn phát triển.
-Tám là duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thích hợp bằng cách NHNN tăng cường kiểm soát việc cho ra đời các tổ chức tín dụng mới, cũng như việc mở thêm các chi nhánh và các phòng giao dịch của tổ chức tín dụng.
- Chín là tăng cường hơn nữa chức năng quản lý Nhà nước đối với các định chế tín dụng thông qua công tác thanh kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn và xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Ngân hàng, Luật các TCTD và các quy định của NHNN. Đặc biệt, nên bổ sung các quy định, điều kiện chặt chẽ hơn nữa về việc thành lập và hoạt động của các NHTMCP nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các TCTD và đảm bảo an toàn hệ thống.
- Mười là, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống NHTM CHDCND Lào, kiên quyết thực hiện các biện pháp hợp nhất, giải thể, sáp nhập, mua bán lại đối với các NHTM, TCTD yếu kém nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống NHTM. Cải tiến việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng giảm bớt những can thiệp hành chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên những nghiên cứu, phân tích thực trạng tại chương 2, tác giả đã đề xuất các giải pháp trong chương 3, các giải pháp bao gồm: Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cung ứng ra thị trường, Mở rộng và hiện đại hóa hệ thống kênh phân phối, Đẩy mạnh công tác xúc tiến hỗn hợp, Xây dựng văn hóa ngân hàng của Ngân hàng phát triển Lào, Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện và xác định đúng vị trí của nó trong hệ thống chiến lước kinh doanh, Xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, kích thích.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đồng thời, khách hàng cũng khó tính hơn trọng việc lựa chọn ngân hàng để sử dụng dịch vụ, nhất là dịch vụ ngân hàng là dịch vụ trực tiếp liên quan đến tài sản của khách hàng.
Thêm vào đó, sự cạnh tranh trên thị trường ngân hàng hiện nay diễn ra ngày càng gay gắt, do vậy, để có thể tồn tại trên thị trường thì các ngân hàng luôn luôn phải nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Ngân hàng Phát triển Lào là một ngân hàng với quy mô vừa phải, mới chuyển đổi mô hình hoạt động, thêm vào đó, uy tín của ngân hàng chưa thực sự nổi trội. Chính vì những điều đó, NHPT Lào cần có những giải pháp thiết thực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, đưa ra những khái niệm và chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của NHPT Lào và từ đó đưa ra được những thành tựu đạt được, những hạn chế cần khắc phục như thị phần tín dụng giảm, khả năng huy động chưa tốt, Từ đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHPT Lào trong thời gian tới.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Chu Văn Cấp, Phạm Quang Phan, PGS.TS Trần Bình Trọng (2008), Giáo trình kinh tế chính trị Mac – Lê nin, NXB Giáo dục và đào tạo 2. Nguyễn Thành Danh (2009), Từ điển kinh doanh Anh – Việt, NXB Thống kê
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
4. TS Dương Ngọc Dũng (2006), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter, NXB Tổng hợp HCM.
5. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam. Chiến lược và Chính sách kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội, 2006.
6. TS Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ Ngân Hàng. Nhà xuất bản Thống kê. TP.HCM.
7. TS Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng. Nhà xuất bản Tài chính. TP.HCM
8. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hiền (2007), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 5, Hà Nội.
10. TS. Nguyễn Đại La (2006), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 9, Hà Nội.
11. Nguyễn Hữu Lam. Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh. NXB Giáo dục, 1998.
12. Đoàn Đỉnh Lâm (2006), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP ở TP Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế.Trường Đại học Kinh tế.TP Hồ Chí Minh.
13. PGS. TS Dương Thị Liễu (2006), Văn hoá kinh doanh. NXB Đại học