Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện và xác định đúng vị trí của nó

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển lào (ldb) (Trang 106 - 109)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Phát triển Lào

3.2.6. Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện và xác định đúng vị trí của nó

*Xây dựng chiến lược Marketing

Với vai trò là một công cụ quản lý và điều hành hoạt động NH, giúp cho NH phát huy được tối đa các nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh để phát triển bền vững, hoạt động đem lại hiệu quả cao, phòng ngừa được những rủi ro để đảm bảo an toàn, công tác Marketing có ảnh hưởng trực tiếp, giúp cho Ban lãnh

đạo NH lựa chọn các mục tiêu hoạt động và các giải pháp quan trọng nhất, thực hiện các mục tiêu phát triển đó.

Trong khi đó hoạt động NH luôn đỏi hỏi tính dài hạn và ổn định, hoạt động NH không phải là những phi vụ và là những cam kết có thời hạn với khách hàng. Việc đầu tư cho phát triển hoạt động của NH cũng hết sức tốn kém và đòi hỏi thời gian hoàn vốn tương đối dài do đầu tư chủ yếu là công nghệ cao. Chính vì vậy NHPT Làocần phải xây dựng chiến lược Marketing dài hạn, ổn định và tiên tiến để phục vụ tốt nhất cho sự phát triển lâu dài.

Công tác Marketing nếu không có chiến lược hoặc chiến lược không vững chắc, không ổn định và không tiên tiến sẽ hạn chế rất nhiều tới hiệu quả hoạt động của NH. Yêu cầu đối với chiến lược Marketing dài hạn, ổn định và tiên tiến bao gồm: (i) Lựa chọn được lĩnh vực đầu tư và thị trường có tiềm năng phát triển, ổn định, lâu dài; (ii) Lựa chọn được nền khách hàng có tiềm năng;

(iii) Lựa chọn được các sản phẩm dịch vụ cần thiết để cung cấp ra thị trường;

(iv) Lựa chọn được nền tảng công nghệ hoạt động đáp ứng được các yêu cầu phát triển sản phẩm, cung ứng sản phẩm và hoạt động quản lý; (v) Lựa chọn được các kênh phân phối sản phẩm; (vi) Lựa chọn được mức giá, chi phí cho sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp; (vii) Lựa chọn chiến lược tiếp thị; (viii) Xác định nhu cầu về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho các mục tiêu phát triển; (ix) Xác định được mức độ rủi ro cho phép trong tất các các hoạt động của NHPT Làovà mức độ rủi ro của các sản phẩm sẽ cung cấp.

Chất lượng Marketing đáp ứng được những đòi hỏi trên sẽ giúp Ban lãnh đạo NH xác định đúng đắn định hướng phát triển phù hợp với môi trường kinh doanh và điều kiện thực tế của NH, phân bổ các nguồn lực cần thiết cho các mục tiêu phát triển một cách hiệu quả và điều hành các hoạt động của toàn chi nhánh theo các mục tiêu đã đề ra.

Từ việc xác định được chiến lược Marketing có tính chất lâu dài, ổn định

và tiên tiến sẽ tạo điều kiện để công tác Marketing của NHPT Làoxây dựng những chính sách, kế hoạch, chương trình, các biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả việc phát triển các thị trường mục tiêu và các lĩnh vực đầu tư ưu tiên, thu hút và phát triển nền khách hàng tiềm năng, xây dựng nền tảng phát triển các sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và khách hàng với chi phí cạnh tranh. Phát triển mạng lưới hoạt động và mạng lưới kênh phân phối sản phẩm khác, lường trước được những rủi ro trong các mặt hoạt động và các sản phẩm dịch vụ để có giải pháp điều tiết, hạn chế những tổn thất có thể xảy ra trong mức độ cho phép.

* Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động Marketing tại Hội sở và các chi nhánh trực thuộc

Nhiệm vụ của bộ phận Marketing là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra. Trong quá trình tổ chức thực hiện Marketing sẽ có những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến. Vì vậy, bộ phận Marketing phải tổ chức kiểm tra thường xuyên và định kỳ để khẳng định các mục tiêu đề ra, nội dung công việc đã và đang phải thực hiện là đúng định hướng và quy định.

Thông qua công tác kiểm tra từng bước phát hiện ra những sai lệnh cần xử lý, đảm bảo hiệu quả của hoạt động Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của NHPT Làotrên thị trường.

Việc kiểm tra hoạt động Marketing thường tập trung vào các chỉ tiêu:

doanh số hoạt động, thị phần chiếu lĩnh, việc sử dụng các khoản chi phí cho hoạt động Marketing, việc chấp hành các quy định của chi nhánh trực thuộc về bộ nhận diện thương hiệu, bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hang của chi nhánh và của giao dịch viên, chấp hành giờ giấc làm việc, khả năng tư vấn, hướng dẫn khách hàng; kiểm tra các chính sách hàng khác của các chi nhánh... Trong mỗi trương hợp, kiểm tra đều phải tìm rõ nguyên nhân và chủ động đưa ra các giải pháp, kiến nghị để xử lý kịp thời.

* Hiện đại hóa hệ thống thu thập và xử lý thông tin

Để có hệ thống thông tin có chất lượng, làm cơ sở đưa ra các chính sách, biện pháp Marketing hiệu quả, phù hợp, nâng cao hiệu quả cạnh tranh thì cần phải hoàn thiện và phát triển hệ thống thu thập và xử lý thông tin theo hướng hiện đại, tập trung vào các nội dung:

- Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của thông tin trong hoạt động kinh doanh, không chỉ đối với cán bộ lãnh đạo mà còn đối với toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng.

- Xây dựng quy chế của công tác thu thập, xử lý, lưu trữ và khai thác thông tin trong quản lý điều hành phải khoa học, phù hợp với hành lang pháp lý trong hoạt động NH nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng các chuẩn mực thông tin đầu vào, các quy trình xử lý thông tin để có thông tin đầu ra phục vụ tốt nhất cho việc ra quyết định ở các cấp trong hoạt động kinh doanh.

- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin giỏi, đủ trình độ thu thập, xử lý thông tin phục vụ cho việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh NH hiện đại

Đặc biệt lưu ý trong việc thu thập, xử lý thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng để có những định hướng, biện pháp nhanh nhạy, kịp thời trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển lào (ldb) (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)