Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán niêm yết trên sgdck tp (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK NIÊM YẾT TRÊN SGDCK TP HỒ CHÍ MINH

2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn tài chính

An toàn tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét đánh giá “sức khỏe”

của mỗi CTCK, yếu tố này thể hiện tính thanh khoản, các rủi ro và khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ của các công ty. Trong đó, chỉ tiêu tỷ lệ vốn khả dụng là công cụ giúp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát các công ty chứng khoán và đưa ra những biện pháp xử lý một cách kịp thời nhất cho từng nhóm công ty.

- Tỷ lệ vốn khả dụng

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ vốn khả dụng trung bình của các CTCK niêm yết trên HoSE giai đoạn 2018 – 2022

Nguồn: Tổng hợp từ BCTLATTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Nhìn vào biểu đồ 2.7 cho thấy tỷ lệ vốn khả dụng của các CTCK niêm yết trên sàn HoSE trong giai đoạn 2018 – 2022 có xu hướng giảm qua các năm (chỉ tăng nhẹ trong năm 2021). Mức tỷ lệ trung bình dao động trong khoảng từ 500% - 550%, đây là một tỷ lệ khá an toàn so với tỷ lệ tối thiểu được đặt ra dành cho một CTCK hoạt động ổn định (> 180%).

Theo thông tư 91/2020/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180% là những công ty hoạt động

551%

530%

514%

523%

507%

480%

490%

500%

510%

520%

530%

540%

550%

560%

2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1 2 0 2 2

không lành mạnh. Cụ thể, những công ty có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180% sẽ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt vào diện cảnh báo, dưới 150% sẽ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt vào diện kiểm soát và dưới 120% sẽ bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt. Các công ty này sẽ phải tăng tần suất báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với số lần được quy định theo yêu cầu đối với mỗi nhóm.

Tìm hiểu chi tiết tỷ lệ vốn khả dụng của mỗi CTCK niêm yết trên sàn HoSE qua bảng 2.10 sau đây:

Bảng 2.10: Tỷ lệ vốn khả dụng của các CTCK niêm yết trên HoSE 2018 - 2022

CTCK 2018 2019 2020 2021 2022

AGR 361% 362% 363% 431.47% 429.25%

APG 248.35% 194.84% 200.76% 558.96% 370.56%

BSC 617% 627% 470% 373.48% 870%

CTS 302% 237% 238.11% 235.80% 199%

FPTS 1769% 1965% 1563% 1456% 1594%

HSC 505% 566% 658% 520% 648%

TPS 413.46% 474.86% 424.12% 260.74% 187.56%

SSI 326.29% 317.56% 309.01% 357.98% 384.14%

TVB 841.11% 416.47% 570.15% 719.93% 545.76%

TVS 262% 273% 311% 244% 205%

VCSC 521% 596% 534% 400% 415%

VDSC 950% 732% 637.63% 583.76% 433.59%

VIX 306% 331% 507% 761.56% 480.79%

VND 292.60% 334.20% 411.38% 413.91% 335.52%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTLATTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Dựa vào bảng 2.10 thấy được tất cả các CTCK trong giai đoạn này đều có mức tỷ lệ vốn khả dụng đạt yêu cầu (>180%). Trong đó, TVS và CTS là hai công ty có mức tỷ lệ vốn khả dụng thấp nhất trong các công ty trên, dao động trong khoảng từ 200% - 300%. Tỷ lệ vốn khả dụng của TVS giảm trong 2 năm 2021 và 2022 do công ty tăng giá trị rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. CTS có xu hướng giảm tỷ lệ vốn khả dụng qua các năm từ mức 302% năm 2018 xuống còn 199% năm 2022 do giá trị rủi ro thị trường năm 2022 tăng gần gấp đôi so với năm 2021.

VDSC và TPS cũng có xu hướng giảm dần tỷ lệ vốn khả dụng qua các năm, đặc biệt là VDSC giảm rất mạnh từ mức 950% năm 2018 đến năm 2022 chỉ còn 433.59% chủ yếu là do tăng giá trị rủi ro thị trường qua các năm và tăng giá trị rủi ro hoạt động trong năm 2022, tuy vậy VDSC vẫn là CTCK hoạt động lành mạnh vì có tỷ lệ vốn khả dụng cao hơn nhiều so với quy định là 180%.

TPS trong 3 năm đầu của giai đoạn này luôn duy trì tỷ lệ an toàn tài chính trên 400%, đến 2021 bắt đầu giảm tỷ lệ vốn khả dụng xuống còn 260.74% do đồng thời tăng mạnh cả 3 giá trị rủi ro. Năm 2022 tỷ lệ vốn khả dụng của TPS là 187.56%

chỉ hơn mức tiêu chuẩn về đảm bảo tỷ lệ vốn khả dụng là 7.56%, nếu tiếp tục giảm theo đà này TPS có thể sẽ bị đặt vào diện cảnh báo.

Đi ngược với tất cả các CTCK trên, FPTS là công ty duy nhất có tỷ lệ vốn khả dụng luôn trên 1000%, thấp nhất là vào năm 2021 với 1456% và cao nhất là năm 2019 với 1965%. Không chỉ trong giai đoạn này mà từ trước đến nay FPTS luôn duy trì tỷ lệ vốn khả dụng ở mức rất cao và đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Theo như đúng những gì Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPTS, ông Nguyễn Văn Dũng đã chia sẻ rằng “FPTS từ bỏ lợi nhuận ngắn hạn để đổi lấy sự an toàn, bền vững”, ông cho biết rằng FPTS gần như không tự doanh, chính xác hơn là không tự doanh trên sàn mà chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết, nhằm tập trung nguồn lực và tránh xung đột lợi ích với khách hàng của mình.

Nhìn chung, nhờ công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán và tái cấu trúc các công ty chứng khoán mà hiện nay hầu hết các công ty đều được đảm bảo về yêu cầu tỷ lệ vốn khả dụng.

- Tỷ số nợ trên tài sản

Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Nghĩa là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.

Bảng 2.11: Tỷ số nợ trên tài sản các nhóm CTCK giai đoạn 2018 - 2022

Nhóm 2018 2019 2020 2021 2022

Nhóm 1 22.24% 29.17% 31.56% 33.61% 26.66%

Nhóm 2 39.18% 41.57% 51.38% 63.42% 46.54%

Nhóm 3 59.15% 60.63% 68.37% 70.59% 57.54%

Nguồn: Tác giả tự tính toán Từ bảng 2.11 thấy rằng tỷ số nợ trên tài sản của các nhóm CTCK năm 2021 là cao nhất, lí do vì đây là năm số lượng nhà đầu tư gia nhập thị trường tăng vượt trội, lượng margin đạt mức kỷ lục và được hưởng ưu đãi tốt về lãi suất. Nhìn chung tỷ số nợ trên tài sản của các nhóm CTCK có xu hướng tăng đến năm 2021 và giảm vào năm 2022, các nhóm CTCK đều có mức tỷ số nợ khá an toàn.

Trong giai đoạn 2018 – 2022, nhóm 3 luôn có tỷ số nợ trên tài sản cao nhất, hầu hết các khoản nợ của các CTCK đều đến từ khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cụ thể là vay ngắn hạn. Những công ty có tỷ số nợ trên tài sản rất lớn như VND, SSI và TVS, hầu như các công ty vào năm 2022 đều giảm tỷ số nợ trừ TVS năm 2022 đạt 81.3%, đây là một tỷ lệ rất cao thể hiện khả năng quản trị nợ của TVS chưa được tốt dễ dẫn đến việc khó khăn trong thanh toán các khoản nợ. Nhóm 1 có tỷ số nợ trên tài sản thấp nhất đặc biệt là APG, tỷ số trong các năm dao động quanh khoảng 2.5% - 3.7% (trừ năm 2021 là 14%). Bên cạnh đó có AGR, tuy cao hơn APG nhưng tỷ số nợ trên tài sản cũng khá thấp, thường dưới 10%. Tỷ số nợ trên tài sản của 2 công ty này luôn thấp hơn trung bình ngành. Nguồn vốn của APG và AGR gần như toàn bộ từ VCSH,điều này cho thấy 2 công ty này chưa sử dụng đòn bẩy tốt để đẩy mạnh hoạt động cho vay margin (đặc biệt là AGR khi có nguồn vay giá rẻ từ Agribank).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán niêm yết trên sgdck tp (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)