GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán niêm yết trên sgdck tp (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh phải được tuân thủ theo định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam và định hướng phát triển công ty chứng khoán Việt Nam. Các giải pháp phải phù hợp với trình độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, gắn liền với quá trình hội nhập quốc tế.

- Nâng cao năng lực tài chính

Đây là một trong những giải pháp quan trọng quan trọng nhất để các CTCK nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Dễ dàng nhận thấy rằng những công ty có tiếng tăm trên thị trường đều là nhưng công ty có tiềm lực tài chính lớn.

Để thực hiện các nghiệp vụ chứng khoán, các công ty phải đáp ứng đủ yêu cầu vốn pháp định đối với mỗi hoạt động, vì vậy năng lực tài chính ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTCK. Công ty có nguồn tài chính mạnh sẽ có lợi thế phát triển sản phẩm, đầu tư nhân lực, công nghệ, thương hiệu và mạng lưới. Nâng cao năng lực tài chính còn giúp các công ty đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh.

Các CTCK có thể nâng cao nguồn tài chính bằng cách khai thác tối đa tiềm năng vốn nội bộ và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như phát hành thêm cổ phiếu cho các đối tác chiến lược, sử dụng công cụ trái phiếu một cách hợp lý để cải thiện, nâng cao tiềm lực tài chính cho công ty. Đặc biệt là đối với loại trái phiếu có thể chuyển đổi với thời gian thích hợp, tốt nhất là từ 1 – 2 năm và có mức lãi suất tiệm cận với lãi suất gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cách này thường phổ biến cho các CTCK lớn có uy tín cao vì tình hình thắt chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiến cho hoạt động này gặp nhiều khó khăn.

- Cải thiện chất lượng các hoạt động

Trong các hoạt động của CTCK, hoạt động tự doanh là hoạt động đem lại nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất, hoạt động này như một con dao hai lưỡi, có thể giúp các CTCK có được khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng có thể khiến các công ty thua lỗ nặng nề. Sẽ không lạ lùng khi thấy các tin tức như tự doanh “nhấn

chìm” lợi nhuận của công ty chứng khoán, hàng loạt công ty chứng khoán báo lỗ vì tự doanh. Vậy nên, đối với hoạt động này, các công ty cần có chiến lược đầu tư rõ ràng về mục đích, yêu cầu lợi nhuận và mức giới hạn lỗ tối đa. Thực hiện toàn diện công tác quản trị rủi ro. Chuyên nghiệp hóa hoạt động này càng sớm càng tốt.

Đối với hoạt động môi giới, việc quan trọng nhất là cần tập trung đào tạo nguồn nhân sự môi giới của công ty. Nâng cao về cả chất lượng tư vấn, kỹ năng chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Tạo thiện cảm và sự uy tín trong mắt khách hàng. Ngoài ra, các công ty cần có chiến lược cụ thể để thực hiện các chính sách phù hợp đối với mỗi tệp khách hàng. Cập nhật, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm quan tâm, tư vấn khách hàng đúng yêu cầu. Nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các công cụ hỗ trợ đầu tư, cập nhật thông tin thị trường tức thì…

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới, các hoạt động còn lại của CTCK như hoạt động bảo lãnh, tư vấn và lưu ký còn ít được chú trọng. Tuy chưa chiếm nhiều tỷ trọng trong tổng doanh thu nhưng cả 3 hoạt động này có khá nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Để cải thiện chất lượng các họat động này, các công ty cần thực hiện tạo các mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp, phát triển mạng lưới quan hệ và tạo ra chuỗi dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Cải thiện trình độ chuyên môn của nhân viên, tăng cường chất lượng của các báo cáo phân tích thị trường và đầu tư.

Để nâng cao doanh thu và thị phần, các CTCK cần phát triển đồng đều các hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với công ty. Tối ưu hóa các hoạt động sẽ đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt cho các công ty chứng khoán.

- Kiểm soát chi phí các hoạt động

Chi phí là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới lợi nhuận của các công ty. Nếu doanh thu tăng mạnh nhưng chi phí cũng tăng không kém thì không khác gì việc tiền kiếm được nhiều nhưng chẳng vào túi bao nhiêu. Kiểm soát được chi phí các hoạt động sẽ đồng nghĩa với thúc đẩy gia tăng lợi nhuận cho các hoạt động đó.

Để kiểm soát chi phí, các CTCK cần hiểu được các loại chi phí, đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp với hướng phát triển từng hoạt động của công ty nhằm ngăn chặn sự lãng phí hiện tại. Thực hiện thu hẹp, cắt giảm chi phí với những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tạo ra nguồn lợi nhuận quá ít với một mức chi phí quá lớn, có thể chuyển phần tiết kiệm được qua những hoạt động trọng điểm, đưa lại nguồn lợi nhuận chính cho công ty. Các CTCK cần đặc biệt thực hiện quản trị chi phí của hoạt động lưu ký và hoạt động khác nhằm tránh tiếp tục gia tăng tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hai hoạt động này.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh

Các công ty chứng khoán cần nâng cao khả năng cạnh tranh để có một chỗ đứng vững vàng trong cuộc đua tranh giành thị phần, đặc biệt là với những CTCK vốn ngoại. Bên cạnh những biện pháp nâng cao sức mạnh nội tại, các CTCK còn cần phát triển hình ảnh của công ty, quảng bá qua các diễn đàn, trang thông tin báo mạng nhằm tăng mức độ nhận diện vừa thu hút khách hàng, vừa thu hút nguồn nhân lực tiềm năng. Phát triển kênh truyền thông chia sẻ kiến thức về chứng khoán và thông tin nhanh của thị trường trên các nền tảng mạng xã hội như tiktok, youtube, facebook… nhằm thu hút tệp khách hàng tiềm năng có nhu cầu tìm hiểu chứng khoán, nắm bắt thông tin thị trường. Ngoài ra, các CTCK còn có thể xây dựng các chương trình ưu đãi cho khách hàng mới mở tài khoản về mức phí giao dịch hoặc lãi suất margin, các chương trình quà tặng tri ân dành cho khách hàng thân thiết nhằm giữ mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

- Nâng cao nguồn vốn trí tuệ

Tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn cao luôn là ưu tiên hàng đầu của tất cả các CTCK. Một đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tầm nhìn rộng, kiến thức và kỹ năng vượt trội sẽ giúp công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh và tạo dựng được hiệu quả hoạt động lành mạnh, bền vững. Để nâng cao nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, các công ty cần tập trung vào một số giải pháp như:

Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân sự. Xây dựng các chương trình đào tạo tăng cường chuyên môn, kiến thức cho cán bộ công nhân viên, cập nhật kiến

thức về các sản phẩm mới, các công nghệ mới, hệ thống giao dịch và chuyển đổi số trên thị trường. Cập nhật và tổ chức các chương trình đào tạo người hành nghề chứng khoán. Đồng thời cung cấp các kiến thức về quy định pháp lý, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương về đào tạo, thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước về chứng khoán tham gia hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên của công ty.

Xây dựng chế độ đãi ngộ ưu đãi cho nhân viên nhằm giữ chân những nhân viên có năng lực ở lại và tiếp tục cống hiến cho công ty, có các chính sách thưởng thêm vào các dịp lễ, tết và có cả chính sách khen thưởng cạnh tranh tạo động lực phát triển cho nhân viên. Cung cấp một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, văn minh cho tất cả mọi người.

- Giải pháp cho từng nhóm CTCK

Nhóm 1 – những CTCK có tổng tài sản dưới 5000 tỷ đồng

Đối với nhóm này, nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK, với 70% thị phần thuộc về top 10 các ông lớn đồng nghĩa với việc hơn 60 CTCK còn lại cùng nhau chia miếng bánh phân mảnh 30%. Chính vì vậy các CTCK nhóm 1 cần tạo sự khác biệt cho công ty mình để có thể đạt được sự tin tưởng từ khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng thương hiệu khác biệt cho bản thân là hai việc quan trọng giúp các CTCK nhóm này đạt được sự phát triển ổn định và bền lâu, tạo dấu ấn trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, nhóm CTCK này cần phát triển hoạt động thế mạnh của công ty để in dấu thương hiệu đi kèm với chất lượng hoạt động đó thay vì cố gắng thực hiện quá nhiều hoạt động nhưng không có kết quả. Cần sử dụng các kênh truyền thông, mạng xã hội, kênh diễn đàn hay tệp khách hàng cũ để quảng cáo hình ảnh công ty nhằm thu hút khách hàng tiềm năng mở mới tài khoản và giao dịch tại công ty. Cuối cùng là nâng cao hiệu quả quản trị chi phí bằng một số cách như tối giản hóa bộ máy quản lý CTCK, cắt giảm chi phí và kiểm soát chi phí. Tránh tình trạng lãng phí cho các hoạt động không đem lại hiệu quả cao.

Nhóm 2 và nhóm 3 – những CTCK có tổng tài sản trên 5000 tỷ đồng Đối với hai nhóm CTCK này, để nâng cao HQHĐKD các CTCK nên đa dạng hóa các hoạt động của công ty, phát triển hơn nữa 2 mảng bảo lãnh và tư vấn thay vì quá tập trung vào tự doanh. Hai hoạt động này còn đang chiếm tỷ trọng khá nhỏ trên tổng doanh thu của các CTCK. Đối với hoạt động bảo lãnh, các CTCK cần có bộ phận phân tích và đánh giá chất lượng về các tổ chức phát hành để khi thực hiện hoạt động có thể giảm thiểu được tối đa các rủi ro từ các đợt bảo lãnh. Đối với hoạt động tư vấn, các CTCK cần có những sản phẩm hỗ trợ, tích hợp nhiều tiện ích để tư vấn đầy đủ được cho khách hàng, đầu tư nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng tư vấn. Đầu tư phát triển cho bộ phận phân tích về tài chính doanh nghiệp để làm tốt mảng tư vấn chào sàn, thoái vốn và tư vấn M&A. Để thu hút đa dạng khách hàng, các CTCK có thể tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm phù hợp với khẩu vị của các khách hàng khác nhau. Ngoài ra, các nhóm công ty này nên tập trung đầu tư vào công nghệ. Đây chính là vũ khí cạnh tranh của các CTCK trong thời đại mới.

Các CTCK cần nhanh chóng đổi mới, bắt kịp xu hướng để tránh bị bỏ lại phía sau.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán niêm yết trên sgdck tp (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)