ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán niêm yết trên sgdck tp (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK NIÊM YẾT TRÊN SGDCK TP HỒ CHÍ MINH

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

2.3.1. Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2018 – 2022 là giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ lẫn sự khó khăn của cả thị trường chứng khoán. Trong 21 năm thành lập của TTCK Việt Nam, năm 2021 là năm các CTCK thu được lợi nhuận cao vô cùng. Tính đến cuối năm 2022,

số lượng tài khoản của nhà đầu tư chứng khoán trong nước đã vượt 6.8 triệu tài khoản, chiếm tới 6.8% tổng dân số Việt Nam. Chỉ riêng 2022, số lượng tài khoản mở mới đã lớn hơn của cả giai đoạn từ 2016 – 2021. Số lượng tài khoản giao dịch nhà đầu tư mở tại các CTCK tăng đều qua các năm. Thanh khoản thị trường cũng vì thế mà tăng nhanh đem lại nhiều cơ hội cho các CTCK.

Nhìn chung, lợi nhuận và doanh thu của các CTCK có xu hướng tăng so với trước đây, đặc biệt tăng mạnh ở năm 2021, các CTCK đều có sự tăng trưởng vượt bậc, tuy giảm sút vào năm 2022 nhưng hầu hết các công ty vẫn có lãi, nhóm 2 và nhóm 3 không có công ty nào lỗ.

Doanh thu hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới năm 2021 tăng trưởng chóng mặt đã mang đến nguồn lợi nhuận khủng chưa từng có cho các CTCK trong giai đoạn này.

Thời gian gần đây các công ty đã bắt đầu cân đối, giảm tỷ trọng 2 hoạt động tự doanh và môi giới tuy không nhiều nhưng đã phần nào chú tâm đến các hoạt động còn lại khác như hoạt động tư vấn, bảo lãnh và lưu ký. Nhóm 2 là nhóm tăng tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn và hoạt động lưu ký nhiều nhất trong ba nhóm.

Nhóm 1 tăng tỷ trọng doanh thu bảo lãnh, nhóm 3 không có thay đổi gì đáng kể.

Doanh thu hoạt động tự doanh chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất và tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động này thấp hơn so với hoạt động môi giới, lưu ký và hoạt động khác, thể hiện tính hiệu quả trong việc quản lý chi phí hoạt động này. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động bảo lãnh là thấp nhất trong các hoạt động thể hiện sự kiểm soát tốt các khoản chi phí cho hoạt động này của các CTCK.

Tỷ lệ an toàn tài chính của các CTCK đều đạt yêu cầu và ổn định hơn nhiều so với giai đoạn trước, chỉ tiêu tỷ lệ vốn khả dụng trung bình của các CTCK niêm yết trên sàn HoSE từ 2018 – 2022 dao động trong khoảng 500% - 550%, khá cao so với yêu cầu được đề ra và không có công ty nào dưới mức tiêu chuẩn (180%). Đặc biệt, có công ty FPTS trong suốt giai đoạn này, năm nào cũng có tỷ lệ vốn khả dụng hơn 1500% và một số công ty như BSC, HSC, TVB cũng luôn giữ mức tỷ lệ vốn khả dụng khá cao. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện “sức khỏe” tài chính của các CTCK.

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

Tuy doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng nhưng tăng không đồng đều, những nhân vật đóng góp chủ chốt đều là các ông lớn như SSI, VND, VCSC và HSC, trong những CTCK còn lại thậm chí còn có công ty lỗ như APG và VDSC, cả hai công ty này đều thuộc nhóm những CTCK có tổng tài sản dưới 5000 tỷ đồng.

Chứng tỏ chất lượng hoạt động của các CTCK chưa đồng đều.

Năm 2022 khi thị trường gặp khó khăn, các CTCK bắt đầu lộ điểm yếu, quá tập trung vào hoạt động tự doanh và môi giới nên khi thị trường lao đao, các CTCK sẽ chịu nhiều ảnh hưởng, vì tự doanh phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường.

Doanh thu hoạt động môi giới giảm mạnh vì thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK. Phần lớn doanh thu đều dựa vào 2 hoạt động này, các hoạt động còn lại chưa thực sự có sự khởi sắc.

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động lưu ký và hoạt động khác rất cao mà doanh thu của hai hoạt động này lại thấp. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động khác của nhóm 1 là cao nhất, lên tới 390% thể hiện sự quản lý chi phí của các công ty còn hạn chế nhiều.

Tỷ suất sinh lời trung bình của các CTCK nhóm 1 rất thấp, năm 2022 cả 3 chỉ tiêu ROA, ROE, ROS đều mang giá trị âm, nhóm 3 có tỷ suất trung bình cao nhưng chưa thể hiện đúng tiềm lực của một số CTCK ví dụ như SSI, là một công ty có tổng tài sản, vốn, lợi nhuận sau thuế lớn nhất nhưng ROE lại nhỏ hơn một số CTCK khác. ROA của các nhóm còn khá thấp, chứng tỏ chưa tận dụng được hết khả năng của nguồn lực tài sản.

Tỷ lệ an toàn tài chính của các CTCK tuy cao nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó có VDSC giảm tỷ lệ vốn khả dụng rất nhanh, nhưng vẫn đang an toàn còn các công ty như CTS, TVS và TPS thì đang có xu hướng giảm xuống khá sát mức tiêu chuẩn về đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính, dễ dẫn đến việc bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt vào diện cảnh báo.

Nguyên nhân của những hạn chế trên bao gồm:

Thứ nhất, sự hạn chế về tiềm lực tài chính, đây chính là lý do tạo nên sự chênh lệch lớn giữa các CTCK, quy mô tài sản thấp nên HQHĐKD của các công ty cũng còn nhiều hạn chế, khó mở rộng các hoạt động kinh doanh yêu cầu nguồn vốn lớn.

Thứ hai, các CTCK còn quá tập trung vào hoạt động tự doanh, môi giới mà lơ là các hoạt động còn lại. Vì cả 2 đều là hoạt động chịu ảnh hưởng mạnh từ thị trường nên dễ dẫn đến việc hay gặp rủi ro khi thị trường biến động.

Thứ ba, chưa quản lý chi phí hiệu quả, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của các hoạt động như hoạt động khác, hoạt động lưu ký và hoạt động môi giới còn cao, nếu không kiểm soát tốt sẽ làm giảm HQHĐKD của công ty. Cần có đội ngũ quản trị tốt hơn.

Thứ tư, sự cạnh tranh đến từ các CTCK nước ngoài với lợi thế về nguồn vốn dồi dào và chi phí rẻ. Cuộc chiến tranh giành thị trường sẽ sớm loại bỏ những công ty đã có chỗ đứng nhưng không chịu thay đổi bắt kịp xu hướng thị trường.

Thứ năm, đội ngũ nhân sự còn hạn chế, trình độ về chuyên môn chưa thực sự vững vàng, tỷ lệ nguồn nhân lực có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và các chứng chỉ quan trọng khác còn ít.

Ngoài ra trong giai đoạn này, các CTCK còn phải chịu ảnh hưởng từ những yếu tố vĩ mô như tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Covid 19, xung đột chính trị Nga – Ukraine gây đứt gãy chuỗi cung ứng, Trung Quốc đóng cửa thực hiện Zero Covid, lạm phát tăng cao, FED tăng lãi suất và chính sách thắt chặt tiền tệ của nước ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán niêm yết trên sgdck tp (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)