CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK NIÊM YẾT TRÊN SGDCK TP HỒ CHÍ MINH
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng hoạt động
2.2.1.1. Mức độ đóng góp vào doanh thu của từng hoạt động
Những chỉ tiêu đóng góp vào tổng doanh thu của các CTCK bao gồm doanh thu từ hoạt động tự doanh, môi giới, lưu ký, bảo lãnh, tư vấn và hoạt động khác.
Mức độ đóng góp của từng chỉ tiêu thay đổi qua các năm, xem xét hoạt động kinh doanh nào giữ vị thế chủ đạo của các CTCK qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh thu từng hoạt động của các CTCK niêm yết trên sàn HoSE giai đoạn 2018 – 2022
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 2022
DT tự doanh 64.22% 71.76% 73.11% 65.19% 69.39%
DT môi giới 31.13% 20.40% 20.68% 27.67% 21.71%
DT bảo lãnh 0.36% 0.66% 0.90% 1.37% 1.29%
DT lưu ký 0.80% 1.50% 1.14% 1.08% 2.88%
DT tư vấn 3.13% 4.93% 3.54% 3.76% 3.59%
DT khác 0.37% 0.76% 0.63% 0.93% 1.14%
Tổng 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Qua bảng 2.3, có thể thấy rằng hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới năm nào cũng luôn đóng vai trò chủ chốt, có đóng góp lớn nhất vào nguồn thu nhập cho các CTCK niêm yết trên HoSE. Tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động qua các năm không có sự khác biệt quá lớn, khá ổn định. Trong đó, hoạt động tự doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên tổng doanh thu của các CTCK (khoảng 64% - 73%). Tỷ trọng hoạt động môi giới dao động trong khoảng từ 20% - 31%. Hoạt động chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 là hoạt động tư vấn, dao động quanh ngưỡng 3% - 4%. Những hoạt động còn lại chiếm khoảng 1% - 2%. Tỷ trọng doanh thu lưu ký và doanh thu khác có xu hướng tăng dần, tỷ trọng doanh thu hoạt động bảo lãnh và tư vấn năm 2022 giảm nhẹ so với 2021. Tỷ trọng doanh thu môi giới năm 2022 giảm 6% so với 2021.
Để so sánh mức độ đóng góp chi tiết hơn, dựa theo tiêu chí tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2022, chia 14 CTCK niêm yết trên sàn HoSE thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Các CTCK có TTS < 5000 tỷ đồng (VDSC, AGR, APG, TVB) + Nhóm 2: Các CTCK có TTS từ 5000 đến dưới 10000 tỷ đồng (TVS, VIX, TPS, BSC, FPTS, CTS)
+ Nhóm 3: Các CTCK có TTS > 10000 tỷ đồng (SSI, VND, HSC, VCSC) Bảng 2.4: Tỷ trọng doanh thu từng hoạt động của các nhóm CTCK
Nhóm 1 2018 2019 2020 2021 2022
DT tự doanh 68.9% 62.8% 71.5% 61.8% 64.8%
DT môi giới 25.9% 17.3% 22.4% 33.8% 28.6%
DT bảo lãnh 0.3% 0.4% 2.0% 2.8% 2.7%
DT lưu ký 2.2% 1.8% 1.5% 0.6% 1.0%
DT tư vấn 2.0% 17.3% 2.2% 0.5% 2.2%
DT khác 0.7% 0.4% 0.4% 0.5% 0.7%
Tổng 100% 100% 100% 100% 100%
Nhóm 2 2018 2019 2020 2021 2022
DT tự doanh 79.0% 75.2% 71.3% 64.0% 63.4%
DT môi giới 15.7% 12.1% 14.9% 20.8% 14.4%
DT bảo lãnh 0.7% 0.6% 1.3% 1.0% 1.5%
DT lưu ký 1.4% 3.5% 2.4% 3.3% 9.1%
DT tư vấn 3.0% 8.5% 9.5% 9.9% 10.9%
DT khác 0.2% 0.2% 0.5% 0.9% 0.6%
Tổng 100% 100% 100% 100% 100%
Nhóm 3 2018 2019 2020 2021 2022
DT tự doanh 58.8% 71.5% 73.9% 66.0% 72.0%
DT môi giới 36.8% 23.4% 22.6% 29.5% 24.0%
DT bảo lãnh 0.3% 0.7% 0.7% 1.3% 1.1%
DT lưu ký 0.5% 0.8% 0.7% 0.3% 0.6%
DT tư vấn 3.3% 2.6% 1.5% 1.9% 0.9%
DT khác 0.4% 1.0% 0.7% 1.0% 1.4%
Tổng 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Qua bảng 2.4 nhìn chung có thể thấy rằng nhóm 1 là nhóm có tỷ trọng doanh thu tự doanh thấp nhất (trung bình 66%), tỷ trọng doanh thu môi giới qua các năm khá cao, năm 2021 hơn 33.8%. Các hoạt động còn lại có tỷ trọng không đáng kể,
chủ yếu là doanh thu từ 2 hoạt động bảo lãnh và tư vấn, còn hoạt động lưu ký và hoạt động khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2019, tỷ trọng doanh thu hoạt động tư vấn của nhóm 1 tăng đột biến hơn 15%. Lý do là vì doanh thu hoạt động tư vấn tài chính của APG năm 2019 tăng cao.
Nhóm 2 có xu hướng giảm tỷ trọng doanh thu tự doanh và tăng tỷ trọng doanh thu tư vấn, lưu ký. Trong đó, từ năm 2019 tỷ trọng doanh thu tư vấn ở nhóm này khá cao (8.5% - 11%). Tỷ trọng doanh thu hoạt động lưu ký năm 2022 tăng vọt lên hơn 9%. Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh và doanh thu khác không đáng kể. Tỷ trọng doanh thu môi giới của nhóm 2 không cao như hai nhóm còn lại, thường không quá 20%.
Nhóm 3 là nhóm tập trung hoạt động tự doanh và môi giới nhất, từ 2019 tỷ trọng doanh thu tự doanh nhóm 1 thường giữ quanh khoảng 70%, và tỷ trọng doanh thu môi giới luôn lớn hơn 20%. Tỷ trọng hoạt động tư vấn có xu hướng giảm.
Những hoạt động còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ dao động quanh ngưỡng 1%.
Nhìn chung, những công ty dẫn đầu trong mảng hoạt động tự doanh đều là những CTCK lớn, có tổng tài sản hơn 10000 tỷ đồng như SSI, VND, VCSC và HSC. Tiếp ngay sau đó là những công ty có tổng tài sản từ 5000 – dưới 10000 tỷ đồng như TPS, VIX, TVS, CTS, BSC, FPTS. Tuy FPTS thuộc nhóm này nhưng doanh thu tự doanh lại thấp hơn so với VDSC của nhóm cuối cùng là nhóm có tổng tài sản dưới 5000 tỷ đồng. Trừ VDSC có sự khả quan trong doanh thu tự doanh thì 3 công ty còn lại khá ảm đạm so với những CTCK trên.
Hầu như các CTCK đều có tỷ trọng doanh thu lệch hẳn về hoạt động tự doanh nhưng với FPTS thì thời gian gần đây, tỷ trọng doanh thu hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới khá cân bằng.
Doanh thu hoạt động môi giới dẫn đầu vẫn là những ông lớn VND, SSI, VCSC, HSC. Những công ty có doanh thu môi giới thấp đặc biệt là APG và TVS, trung bình doanh thu 5 năm từ 2018 – 2022 không vượt quá 50 tỷ đồng.
VND và VIX là 2 CTCK dẫn đầu doanh thu trong hoạt động bảo lãnh, một số CTCK nhiều năm không có doanh thu hoạt động bảo lãnh hoặc có thì cũng rất ít như FPTS, TVB, APG, HSC.
2.2.1.2. Tăng trưởng doanh thu từng hoạt động
Mục này sẽ tập trung phân tích tăng trưởng doanh thu của hai hoạt động chính chiếm vị thế chủ đạo trong tổng doanh thu của các CTCK hiện nay là hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới.
- Tăng trưởng doanh thu tự doanh
Đây là hoạt động thể hiện năng lực đầu tư của các CTCK và là hoạt động chủ chốt nhất, đem về nguồn doanh thu chính cho công ty.
Biểu đồ 2.4: Doanh thu tự doanh của các nhóm CTCK giai đoạn 2018 - 2022
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Nhìn vào biểu đồ 2.4 cho thấy doanh thu tự doanh của nhóm 3 luôn cao hơn rất nhiều so với 2 nhóm còn lại, đặc biệt là nhóm 1. Đồng thời, nhóm 3 là nhóm duy nhất có doanh thu tự doanh tăng qua các năm. Giai đoạn năm 2020 đến 2021 là giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng vượt trội, kéo theo đó là sự thành công của các CTCK, cả 3 nhóm các CTCK đều có doanh thu tự doanh tăng liên tiếp trong 2 năm này.
Nhóm 1 Nhóm 2
Nhóm 3
2018 2019 2020 2021 2022
452,634 455,461 623,304 1377,534 990,662
2543,962 1905,840 2620,847
4955,697 4911,487 5473,801 5606,651
7741,519
14279,407 14563,034
Đơn vị: Triệu đồng
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Bảng 2.5: Tăng trưởng doanh thu tự doanh của các nhóm CTCK Nhóm 2019/2018 2020/2019 2021/2020 2022/2021
Nhóm 1 0.62% 36.85% 121.01% -28.08%
Nhóm 2 -25.08% 37.52% 89.09% -0.89%
Nhóm 3 2.43% 38.08% 84.45% 1.99%
Tổng -5.93% 37.87% 87.63% -0.72%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Bảng 2.5 thể hiện mức độ tăng trưởng của doanh thu tự doanh từng nhóm CTCK. Trong cả giai đoạn từ 2018 – 2022, năm 2019 chỉ riêng nhóm 2 sụt giảm doanh thu tự doanh và giảm khoảng 25.08%. Năm 2020 cả 3 nhóm đều tăng trưởng dương, từ nhóm 1 đến nhóm 3 có mức tăng trưởng lần lượt là 36.85%, 37.52% và 38.08%. Năm 2021 là năm tăng trưởng mạnh mẽ nhất với tốc độ tăng trưởng của nhóm 1 là 121.01%, nhóm 2 là 89.09% và nhóm 3 là 84.45%. Doanh thu tự doanh cao nhất trong năm 2021 thuộc về CTCK SSI với hơn 4600 tỷ đồng, tuy nhiên SSI không phải là công ty có sự tăng trưởng đột biến nhất mà đó chính là công ty VND, năm 2020 doanh thu tự doanh của VND hơn 1500 tỷ đồng, ngay lập tức đến năm 2021 VND đã vượt qua ngưỡng 4100 tỷ đồng, tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, vào năm 2022 với doanh thu tự doanh là hơn 5200 tỷ đồng, VND đã chấm dứt chuỗi top 1 doanh thu tự doanh của SSI trong tổng 14 CTCK niêm yết trên SGDCK TP HCM.
Năm 2022 thì cả nhóm 1 và nhóm 2 đều cùng sụt giảm doanh thu tự doanh với tỷ lệ lần lượt là -28.08% và -0.89%. Nhóm 3 là nhóm chưa hề sụt giảm doanh thu tự doanh trong giai đoạn này, mức tăng ít nhất là vào năm 2022, chỉ đạt 1.99%. Việc tăng trưởng doanh thu hoạt động tự doanh các CTCK năm 2022 đều sụt giảm nhiều so với năm 2021 một phần là do sau thời gian tăng trưởng nóng, thị trường bắt đầu vào giai đoạn điều chỉnh, biến động của thị trường và một số yếu tố vĩ mô khác đã phần nào tác động đến sự sụt giảm này.
- Tăng trưởng doanh thu môi giới
Đây là một trong các hoạt động phổ biến nhất của CTCK và nắm vai trò chủ chốt đem lại doanh thu cho công ty chỉ sau hoạt động tự doanh. Cuộc đua tranh giành thị phần môi giới luôn là cuộc đua nổi tiếng và khốc liệt nhất khiến cho doanh thu mảng môi giới có rất nhiều biến động qua các năm.
Biểu đồ 2.5: Doanh thu môi giới các nhóm CTCK giai đoạn 2018 – 2022
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Nhìn vào biểu đồ 2.5 thấy doanh thu môi giới của các nhóm CTCK phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thị trường, năm 2019 khi thị trường tăng trưởng chậm lại doanh thu môi giới của cả 3 nhóm cùng giảm, giai đoạn 2020 – 2021 khi thị trường tăng trưởng tốt, doanh thu môi giới của cả 3 nhóm cùng tăng. Đến 2022, thị trường khó khăn thì doanh thu hoạt động môi giới của cả 3 nhóm cũng cùng giảm.
Bảng 2.6: Tăng trưởng doanh thu môi giới các nhóm CTCK
Nhóm 2019/2018 2020/2019 2021/2020 2022/2021
Nhóm 1 -26.28% 55.92% 285.21% -42.09%
Nhóm 2 -39.64% 79.29% 194.08% -30.73%
Nhóm 3 -46.53% 28.89% 170.03% -24.02%
Tổng -44.84% 37.19% 181.52% -26.81%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Dựa vào bảng 2.6, có thể thấy rằng năm 2021 doanh thu môi giới của các nhóm CTCK đều tăng đột biến, nhóm 1 tăng mạnh nhất với 285.21%, nhóm 2 tăng 194.08% và nhóm 3 tăng 170.03%. Lí do là vì số lượng nhà đầu tư tăng mạnh,
Nhóm 1 Nhóm 2
Nhóm 3
2018 2019 2020 2021 2022
170,180 125,465 195,622
753,548
436,409 506,754 305,869 548,396
1612,703
1117,065 3429,242
1833,652 2363,358
6381,746
4849,014
Đơn Vị: Triệu đồng
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
thanh khoản thị trường cổ phiếu bùng nổ, giao dịch bình quân đạt giá trị hơn 25960 tỷ đồng/phiên.
Năm 2019 và 2022 doanh thu môi giới của cả 3 nhóm đồng thời giảm sút so với năm trước. Thị trường chứng khoán 2 năm này đều khá ảm đạm, thanh khoản thị trường thấp. Năm 2019 còn chịu ảnh hưởng đến từ việc cạnh tranh thị phần khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 128 cho phép bỏ mức sàn phí giao dịch khiến nhiều CTCK tham gia cuộc chạy đua “zero fee”, dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ chia cắt thị phần đồng thời sụt giảm doanh thu môi giới, chi phí bỏ ra lớn cũng phần nào khiến lợi nhuận bị bào mòn đáng kể. Năm 2022, TTCK chịu áp lực lớn từ thị trường quốc tế với xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước lớn để kiềm chế lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu.
2.2.1.3. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu từng hoạt động
Đây là một trong những công cụ đo lường và theo dõi hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty. Tỷ lệ này thể hiện với một đồng doanh thu tạo ra thì cần bao nhiêu đồng chi phí. Nên nếu tỷ lệ chi phí trên doanh thu càng thấp chứng tỏ hiệu quả kinh doanh và quản lý chi phí càng tốt.
Bảng 2.7: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của các nhóm CTCK
Tỷ lệ chi phí/doanh thu Nhóm Trung bình giai đoạn 2018 - 2022 Hoạt động tự doanh
Nhóm 1 47%
Nhóm 2 49%
Nhóm 3 36%
Hoạt động môi giới
Nhóm 1 50%
Nhóm 2 63%
Nhóm 3 60%
Hoạt động bảo lãnh
Nhóm 1 25%
Nhóm 2 3%
Nhóm 3 14%
Hoạt động lưu ký
Nhóm 1 102%
Nhóm 2 70%
Nhóm 3 98%
Hoạt động tư vấn
Nhóm 1 25%
Nhóm 2 45%
Nhóm 3 47%
Hoạt động khác
Nhóm 1 390%
Nhóm 2 37%
Nhóm 3 199%
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK niêm yết trên HoSE Nhìn vào bảng 2.7 thấy rằng tỷ lệ chi phí trên doanh thu thấp nhất là của hoạt động bảo lãnh. Để tạo ra một đồng doanh thu cho nghiệp vụ bảo lãnh, nhóm 2 tốn ít chi phí nhất chỉ 0.03 đồng chi phí, nhóm 3 tốn 0.14 đồng chi phí và nhóm 1 tốn 0.25 đồng chi phí. Vậy nhóm 2 là nhóm có hiệu quả nhất.
Tỷ lệ chi phí trên doanh thu cao nhất là của hoạt động khác, chủ yếu là của nhóm 1 và nhóm 3 còn nhóm 2 thì có tỷ lệ khá thấp vì theo BCTC của các CTCK trong nhóm 2 thì hầu như các công ty đều không có phần chi phí hoạt động khác nên khi nhóm 1 và 3 có tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động khác rất cao thì nhóm 2 lại có tỷ lệ khá thấp. Để tạo ra một đồng doanh thu cho hoạt động khác, nhóm 1 tốn đến 3,9 đồng chi phí và nhóm 3 tốn 1,99 đồng chi phí chứng tỏ 2 nhóm này phải bỏ ra chi phí nhiều hơn hẳn so với doanh thu nhận về được.
Hoạt động lưu ký là hoạt động có tỷ lệ chi phí trên doanh thu chỉ xếp sau hoạt động khác, việc thu lời từ hoạt động này cũng không cao lắm, nhóm 1 tốn 1.02
đồng chi phí, nhóm 3 tốn 0.98 đồng chi phí thì các công ty này khó có thể sinh lời nhiều. Nhóm 2 tiếp tục đạt hiệu quả tốt nhất trong 3 nhóm này, tốn 0.7 đồng chi phí để có được 1 đồng doanh thu.
Như vậy nhóm 2 là nhóm CTCK đạt hiệu quả nhất trong 3 nhóm ở 3 hoạt động là bảo lãnh, lưu ký và hoạt động khác. Nhóm 1 đạt hiệu quả nhất ở hoạt động tư vấn và môi giới. Cuối cùng, trong hoạt động tự doanh, nhóm đạt hiệu quả nhất là nhóm các ông lớn – nhóm 3, đây cũng là hoạt động chiếm mức đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu của các CTCK niêm yết trên HoSE giai đoạn 2018 – 2022.