CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Mô hình nghiên cứu
2.3.1.1. Ảnh hưởng của các nhân tố tâm lý xã hội đến hành vi TTT
Tinh thần thuế
Tinh thần thuế được định nghĩa là động cơ nội tại để nộp thuế (Alm và Torgler, 2006), bắt nguồn từ nhận thức rằng nộp thuế là nghĩa vụ (Cummings và cộng sự, 2009).
Điều đó chỉ ra tinh thần thuế có ảnh hưởng thuận chiều với hành vi TTT (Taing và Chang, 2020; Devos, 2013; Alabede và cộng sự, 2011) và thuận chiều đến hành vi TTT tự nguyện của NNT (Malik và Younus, 2020). Tuy nhiên, một số các nghiên chỉ ra không có mối tương quan giữa tinh thần thuế và hành vi TTT Guerra và cộng sự (2018);
Fjeldstad và cộng sự (2020). Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
Giả thuyết 1 (H1): Tinh thần thuế ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT của HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chuẩn mực chủ quan
Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của NNT về cách mà hầu hết mọi người quan trọng đối với người đó cho rằng anh ta /cô ta nên hay không nên thực hiện hành vi TTT (Fishbein và Ajzen, 1975). Chuẩn mực chủ quan có mối quan hệ tích cực đến ý định và hành vi TTT (Bobek và Hatfield; 2003; Natrah Saad, 2012; Andi Nurwanah và cộng sự, 2018). Malik và Younus (2020) cũng chỉ ra chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến hành vi TTT.
Abdul Hamid (2014) chỉ ra chuẩn mực chủ quan không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi TTT. Adellia và cộng sự (2020) thì cho rằng chưa có cơ sở để khẳng định chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng đến hành vi TTT của NNT.Vì vậy, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 2 (H2): Chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT của HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội
Công bằng về thuế
Hầu hết các công dân thường đề cập đến tính công bằng khi được hỏi họ nghĩ gì về hệ thống thuế (Braithwaite, 2003; Rawlings, 2003; Taylor, 2003), vì vậy, một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là tính công bằng (Smith, 1776).
Fadjar (2012), Manchilot Tilahun (2018) chỉ ra nhận thức về tính công bằng ảnh hưởng đến hành vi TTT tự nguyện. Tuy nhiên, Deyganto (2018), Fjeldstad và cộng sự (2020)
chỉ ra TTT không tương quan với nhận thức của doanh nhân về sự công bằng. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất:
Giả thuyết 3 (H3): Nhận thức hệ thống thuế là công bằng dẫn đến gia tăng hành vi TTT của HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.3.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố thể chế đến hành vi TTT
Sự phức tạp về thuế
Tính đơn giản là một mục tiêu quan trọng trong thiết kế hệ thống thuế. Một hệ thống thuế đơn giản có thể dẫn đến giảm độ phức tạp - một trong những biến số được xác định có ảnh hưởng đến việc TTT (Jackson và Milliron, 1986).
Đối với NNT, mức độ phức tạp của thuế được xem xét từ thời điểm thực hiện và chi phí phát sinh để tuân thủ các luật thuế liên quan. James và Edwards (2008) đưa ra một lưu ý cảnh báo rằng việc đơn giản hóa luật thuế hoặc giảm chi phí thuế đơn thuần không dẫn đến việc TTT cao hơn. Hay như, Alm (2014) lập luận rằng trong các hệ thống thuế phức tạp hơn, các cá nhân khó dự đoán chính xác mức độ thực sự của nghĩa vụ thuế của họ và sự không chắc chắn cộng thêm này dẫn đến hành vi TTT nhiều hơn. Và Richardson (2006) điều tra hành vi trốn thuế ở 45 quốc gia, chỉ ra sự phức tạp là yếu tố quan trọng nhất quyết địnhđể ảnh hưởng đến hành vi TTT. Do đó, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 4 (H4): Nhận thức hệ thống thuế là phức tạp dẫn đến gia tăng hành vi TTT của HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội
Thông tin về thuế
Đôi khi NNT không cố ý không tuân thủ mà có thể là do không tìm được thông tin đầy đủ và chính xác về vấn đề thuế của họ. Devos và Zackrisson (2015) chỉ ra rằng hoạt động công bố thông tin thuế công khai có tác động tích cực đến hành vi TTT. Tuy nhiên, Taing và Chang (2020) lại chỉ ra thông tin thuế không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định TTT. Vì vậy, giả thuyết được đề xuất:
Giả thuyết 5 (H5): Khi CQT cung cấp thông tin công khai, rõ ràng, cập nhật sẽ làm tăng hành vi TTT của HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1.3. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế đến hành vi TTT
Xử phạt
Allingham và Sandmo (1972) cho rằng NNT có thể quyết định kê khai thuế để hướng đến số tiền nộp thuế đúng (bằng) hoặc ít hơn số tiền thuế phải nộp. Quyết định của họ phụ thuộc vào xác suất bị phát hiện và khả năng bị xử phạt. Cũng chính vì thế, xử phạt vẫn là những yếu tố cơ bản mà nhiều chính phủ áp dụng nhằm cải thiện sự tuân
thủ của NNT (Alm và cộng sự, 2016). Tuy nhiên , Raihana Mohdali và cộng sự (2014) chỉ ra ảnh hưởng của xử phạt/trừng phạt là không đáng kể đối với những NNT sẵn sàng tuân thủ luật thuế. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
Giả thuyết 6 (H6): Xử phạt có ảnh hưởng thuận chiều đến hành vi TTT ở HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội
Khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế
Alm, Jackson, và Mckee (1992) chỉ ra mức độ tuân thủ của NNN tăng lên với tỷ lệ kiểm tra, thanh tra thuế và tiền phạt cao hơn. Hay khả năng bị kiểm tra có thể tạo ra mức độ tuân thủ cao hơn (Blackwell 2007), đóng vai trò là động lực bên ngoài chủ yếu để tuân thủ (Kastlunger và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, một số nghiên cứu của Slemrod và cộng sự, (2001), Braithwaite (2009), và Inasius (2015) thu được những kết quả trái ngược với các kết quả trên. Vì vậy, gả thuyết nghiên cứu được đề xuất:
Giả thuyết 7 (H7): Nhận thức khả năng bị kiểm tra, thanh tra thuế tăng lên sẽ dẫn đến gia tăng hành vi TTT ở HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1.4. Các yếu tố nhân khẩu học
Giới tính
Ảnh hưởng của giới tính đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế cũng chưa có sự thống nhất. Hầu hết các trường hợp chứng minh rằng mức độ tuân thủ của phụ nữ cao hơn so với nam giới; tuy nhiên, phát hiện này không quá rõ ràng trong các phân tích khác. Các thí nghiệm về tuân thủ thuế cung cấp cùng một bằng chứng gây tranh cãi. Trong một số nghiên cứu, phụ nữ tuân thủ nhiều hơn hơn nam giới (Baldry, 1987; Brooks và Doob, 1990; Dollar, Fisman, và Gatti, 2001; Mason và Calvin, 1978;
McGee và Bose, 2007; McGee và Cohn, 2008; Mocan, 2008; Ruegger và King, 1992;
Spicer và Becker, 1980; Vogel, 1974), các nghiên cứu khác khẳng định rằng nam giới tuân thủ nhiều hơn (Barnett và Karson, 1987; McGee và Benk, 2011; McGee và Tusan, 2008; Weeks, Moore, McKinney, và Longenecker, 1999; Fadi Alasfour và cộng sự, 2016), với một số lượng đáng kể các nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa giới tính và tuân thủ thuế (McGee và An, 2006; McGee và Rossi, 2006).
Độ tuổi
Tittle (1980) lập luận rằng những người lớn tuổi (trên 65 tuổi) nhạy cảm hơn với các mối đe dọa trừng phạt, cả về xã hội và tài chính, so với các cá nhân ở các nhóm tuổi khác trên quy mô xã hội. Tương tự, Clotfelter (1983) và Dubin và Wilde (1988) cho rằng tuổi tác có liên quan tích cực đến việc tuân thủ. Fadi Alasfour và cộng sự (2016) cho rằng có sự tác động thuận chiều giữa của tuổi tác đối với việc tuân thủ thuế
của người nộp thuê, kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ cho các phát hiện của Tittle (1980), Clotfelter (1983), Dubin và Wilde (1988), Gupta và McGee (2010) và Tekeli (2011) đã khẳng định độ tuổi đó có liên quan tích cực đến việc tuân thủ thuế. Các giải thích có thể bao gồm rằng người cao tuổi nhạy cảm hơn với các mối đe dọa trừng phạt, hơn các cá nhân ở các nhóm tuổi khác trên quy mô xã hội (Tittle, 1980), và cũng gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng (Pommerehne và Weck-Hannemann, 1996) dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào phản ứng của người khác (Torgler và Murphy, 2004). Cụ thể, những người cao tuổi đã có được nhiều của cải vật chất hơn, có được vị thế cao hơn trong cộng đồng của họ và có sự phụ thuộc mạnh mẽ hơn vào phản ứng của những người khác (Torgler và Murphy, 2004). Không những thế, các phát hiện tội phạm học cũng chỉ ra rằng tuổi tác có tương quan nghịch với việc vi phạm pháp luật (Gottfredson và Hirschi, 1990; Torgler và Valev, 2010). Tuy nhiên, Warneryd và Walerud (1982) báo cáo rằng những người lớn tuổi ít tuân thủ hơn so với người trẻ tuổi.
Hay như Spicer và Lundstedt (1976); Spicer và Becker (1980) và Porcano (1988) không tìm thấy mối quan hệ nào giữa độ tuổi và hành vi tuân thủ thuế ở người nộp thuế. Tuy nhiên, Güzel, Sonnur Aktaş (2018) cho thấy dữ liệu nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân) không ảnh hưởng đến tuân thủ thuế ở người nộp thuế. Kết quả này trùng với kết quả của các nghiên cứu tương tự với các kết quả nghiên cứu trước (Kogler, Mittone, và Kirchler, 2016; Hofmann và cộng sự, 2017;
Muehlbacher, Kirchler, và Schwarzenberger, 2011).
Như vậy, ảnh hưởng của độ tuổi đến hành vi TTT của người nộp thuế chưa hoàn toàn có sự thống nhất.
Trình độ học vấn
Tài liệu về tuân thủ thuế cung cấp hỗ trợ cho mối liên hệ trực tiếp, tích cực giữa trình độ học vấn và sự tuân thủ ở người nộp thuế. Những người đóng thuế được đào tạo có thể nhận thức rõ hơn về trách nhiệm của họ và các biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng nếu họ không tuân thủ luật thuế (Chan, Troutman, và O’Bryan, 2000). Fadi Alasfour và cộng sự (2016) chỉ ra có mối liên hệ trực tiếp, tích cực giữa trình độ học vấn và sự tuân thủ ở người nộp thuế (Chan và cộng sự, 2000; Jackson và Milliron, 1986; Alan Lewis, 1982; Roth, Scholz và Witte, 1989). Có nghĩa là, mặc dù những người nộp thuế được đào tạo có thể nhận thức được các cơ hội từ việc không tuân thủ, nhưng sự hiểu biết toàn diện hơn của họ về hệ thống thuế và trình độ đạo đức cao hơn thúc đẩy thái độ của người nộp thuế thuận lợi hơn và tuân thủ cao hơn (Chan và cộng sự, 2000). Các cá nhân có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng đóng góp tích cực vào sự hiểu biết về thuế, đặc biệt là về luật và quy định về thuế (Eriksen và Fallan,
1996). Ngược lại, những cá nhân này cũng có thể chỉ trích nhiều hơn về cách nhà nước vận hành và chi tiêu ngân sách. Hơn nữa, trình độ học vấn cao hơn sẽ dẫn đến mức thu nhập tốt hơn và sẽ nâng cao kiến thức của một người về các cơ hội trốn tránh có sẵn.
Do đó, điều này cuối cùng có thể thay đổi thái độ của một người đối với việc tuân thủ thuế (Loo, 2006).
Tuy nhiên, Deyganto (2018); Güzel, Sonnur Aktaş (2018) chỉ ra chưa có cơ sở khẳng định những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ tuân thủ thuế hơn. Như vậy, ảnh hưởng của trình độ học vấn đến hành vi TTT của người nộp thuế chưa có sự thống nhất hoàn toàn.
Như vậy, với đối tượng nghiên cứu là HKD trên địa bàn TP Hà Nội, tác giả quyết định sẽ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn đến hành vi TTT của HKD trên địa bàn TP Hà Nội.
2.3.1.5. Các yếu tố khác
Thu nhập
Khi hoạt động kinh doanh có thu nhập không như kỳ vọng hoặc thua lỗ - đây là tình huống người nộp thuế gặp khó khăn về tài chính, kết quả là những người nộp thuế gặp phải các vấn đề tài chính dễ trốn thuế hơn so với những người ít bị ràng buộc hơn về tài chính (Abdul, 2001; Fadi Alasfour và cộng sự, 2016). Những người bị gặp khó khăn về tài chính có xu hướng ưu tiên các nhu cầu và nghĩa vụ tài chính của họ hơn là đóng thuế. Tuy nhiên, kết quả này mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Vogel (1974) và Warneryd và Walerud (1982), khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người không gặp khó khăn về tài chính tuân thủ thuế không cao hơn những người đang gặp khó khăn về tài chính khi họ cũng trốn thuế và mức độ trốn thuế cao hơn. Hay mức thu nhập của người nộp thuế không có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện (Deyganto, 2018).
Số năm hoạt động kinh doanh
Số năm hoạt động kinh doanh nhiều hơn dường như dẫn đến ít tuân thủ thuế hơn (Sapiei và cộng sự, 2014). Carsamer (2020) chỉ ra số năm hoạt động của các doanh nhân làm giảm việc tuân thủ thuế nhưng vốn và tuổi của doanh nghiệp có liên quan tích cực đến việc tuân thủ thuế.
Như vậy, ảnh hưởng của thu nhập, số năm hoạt động kinh doanh đến hành vi TTT của người nộp thuế chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Do đó, với đối tượng nghiên cứu là HKD trên địa bàn TP Hà Nội, tác giả quyết định sẽ xem xét ảnh hưởng của các yếu tố thu nhập, số năm hoạt động kinh doanh của HKD đến hành vi tuân thủ thuế của HKD trên địa bàn TP Hà Nội.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Các
yếu tố về thể chế
Tinh thần thuế
Chuẩn mực chủ quan
Hành vi tuân thủ thuế
Nhận thức về tính công bằng Các
yếu tố tâm lý xã hội
Mức độ phức tạp về thuế
Thông tin về thuế
Xử phạt
Khả năng bị thanh tra, kiểm tra thuế
Biến kiểm soát Tuổi; Giới tính; Trình độ Số năm hoạt động kinh doanh Thu nhập của Hộ KD
Các yếu tố
về kinh
tế
các chỉ báo như sau:
Bảng 2.2. Định nghĩa và thang đo với từng biến của mô hình nghiên cứu
STT Tên biến Thang đo gốc
Dịch sang tiếng việt Thang đo điều chỉnh
(dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia)
Định nghĩa Nguồn Nội dung thang đo
1
Tinh thần thuế
Devos (2013); Taing
và Chang (2020)
I think taxpayers should not underreport tax liability.
Tôi nghĩ người nộp thuế không nên khai báo dưới nghĩa vụ thuế.
Tôi cho rằng người nộp thuế không nên kê khai thu nhập thấp đi để nhằm giảm nghĩa vụ thuế (số thuế phải nộp)
Tinh thần thuế là “động cơ nội tại để nộp thuế xuất phát từ quan điểm đạo đức của người nộp thuế khi nhìn nhận đóng thuế là một nghĩa vụ đóng góp cho xã hội” (Cummings và cộng sự, 2009).
I will not evade paying tax even I have a chance to.
Tôi sẽ không trốn đóng thuế ngay cả khi tôi có cơ hội.
Tôi sẽ không trốn thuế, tránh thuế ngay cả khi tôi có cơ hội làm điều đó
I think paying tax is my obligation Tôi nghĩ nộp thuế là nghĩa vụ của
tôi Tôi nghĩ nộp thuế là nghĩa vụ của mình
2
Chuẩn mực chủ quan
Bobek và cộng sự
(2007)
‘Most people I know would approve of me (engaging in the cheating behavior)
Hầu hết những người tôi biết sẽ tán thành tôi [tham gia vào hành vi gian lận]
Hầu hết những người trong gia đình đều sẽ tán thành khi tôi gian lận thuế*
Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của người nộp thuế về cách mà hầu hết mọi người quan trọng đối với người đó cho rằng anh ta /cô ta nên hay không nên thực hiện hành vi tuân thủ thuế (theo Fishbein và Ajzen, 1975)
‘‘most people think it is acceptable ...,’’
'' Hầu hết mọi người nghĩ rằng nó có thể chấp nhận được ..., '' '
Hầu hết các hộ kinh doanh ở đây đều cho rằng hành vi gian lận thuế là có thể chấp nhận được*
‘‘most people think ... is a trivial offense.’’
'' Hầu hết mọi người đều nghĩ ... là một hành vi phạm tội tầm thường. "
Hầu hết mọi người ở đây đều nghĩ gian lận thuế là một hành vi phạm tội tầm thường*
Bobek và Hatfield
(2003)
Tax evasion is morally wrong in any amount
Trốn thuế là sai về mặt đạo đức với bất kỳ số tiền nào
Trốn thuế là hành vi vi phạm đạo đức dù số tiền đó không cần biết là ít hay nhiều Most people who are important to me
would think it was wrong*
Hầu hết những người quan trọng với tôi sẽ nghĩ rằng điều đó đã sai*
Hầu hết những người quan trọng với tôi đều nghĩ trốn thuế là hành động sai trái
3 Công bằng về thuế Gerbing (1988),
I believe that the tax burden among taxpayers is fairly distributed.
Tôi tin rằng gánh nặng thuế giữa những người nộp thuế được phân bổ công bằng.
Tôi tin rằng cách thức phân bổ gánh nặng thuế cho những người nộp thuế là công bằng.
STT Định nghĩa Nguồn Nội dung thang đo Dịch sang tiếng việt (dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia) Công bằng về thuế là nhận
thức của người nộp thuế rằng thuế được áp dụng với họ là công bằng (Theo Siahaan, 2012)
Sonnur
(2016) Everyone in our country pays tax at a level consistent with their income.
Mọi người ở nước ta đều đóng thuế ở mức phù hợp với thu nhập của họ.
Mọi người ở nước ta đều đóng thuế ở mức phù hợp với thu nhập của họ.
I think the tax system for the average taxpayer is fair.
Tôi nghĩ rằng hệ thống thuế đối với những người nộp thuế trung bình là công bằng.
Đối với những hộ kinh doanh, tôi nghĩ rằng hệ thống thuế là công bằng.
4
Sự phức tạp về thuế
Taing và Chang (2020)
The contents of tax declaration forms
are hard to understand. Nội dung tờ khai thuế khó hiểu. Nội dung tờ khai thuế khó hiểu.
Sự phức tạp về thuế được hiểu là nhận thức của người nộp thuế về hệ thống thuế hiện tại và họ cho rằng hệ thống thuế là phức tạp (có thể có nhiều dạng như phức tạp về tính toán, phức tạp của biểu mẫu, phức tạp về tuân thủ, phức tạp của quy tắc, phức tạp về thủ tục và mức độ dễ đọc thấp) (Natrah Saad, 2014),
The proper amount of tax that I have to pay is not easy to calculate.
Không dễ dàng tính được số thuế tôi phải nộp.
Tôi thấy không dễ dàng tính được số thuế hàng năm mà hộ của mình phải nộp The procedures for tax declarations
or tax payments are complicated.
Thủ tục khai thuế hoặc nộp thuế rất phức tạp.
Thủ tục kê khai thuế hoặc nộp thuế rất phức tạp
I spend a lot of times for paying tax. Tôi tốn rất nhiều thời gian cho việc
nộp thuế. Tôi tốn rất nhiều thời gian cho việc nộp thuế
Generally, I think the tax system in Cambodia is complicated.
Nói chung, tôi nghĩ rằng hệ thống
thuế ở Campuchia rất phức tạp. Nói chung, tôi nghĩ rằng hệ thống thuế ở Việt Nam rất phức tạp
5
Thông tin thuế
Chen (2010);
Taing và Chang (2020)
Tax officials provide clear explanations or responses to my queries.
Các quan chức thuế cung cấp các giải thích hoặc câu trả lời rõ ràng cho các thắc mắc của tôi.
Cơ quan thuế cung cấp thông tin, giải thích đầy đủ và rõ ràng những câu hỏi (thắc mắc) của tôi về thuế và các thủ tục liên quan khi thực hiện nghĩa vụ thuế
Thông tin thuế là mức độ chính xác, kịp thời và đầy đủ của thông tin về thuế mà người nộp thuế nhận được từ cơ quan quản lý thuế (Chen, 2010)
I generally receive sufficient information about my tax issues.
Tôi thường nhận được đầy đủ thông tin về các vấn đề thuế của mình.
Tôi thường nhận được đầy đủ thông tin về các vấn đề thuế của mình.
I am always given up-to-date and relevant information on tax issues.
Tôi luôn được cung cấp thông tin cập nhật và có liên quan về các vấn đề thuế.
Tôi luôn được cung cấp thông tin cập nhật và có liên quan về các vấn đề thuế.
6 Xử phạt (Wenzel,
2002;Wenzel,
If the T.O. detects tax evasion, how likely do you think are the following consequences?
Nếu T.O. phát hiện trốn thuế, bạn nghĩ hậu quả như thế nào sau đây?
Nếu một HKD bị cơ quan thuế phát hiện việc trốn thuế, ông/bà cho rằng khả năng xảy ra những hình phạt dưới đây như thế nào?