Thực trạng tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên đại bàn thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG

3.1. Bối cảnh nghiên cứu

3.1.2. Thực trạng tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thông thường, ngay từ đầu năm, cục thuế và chi cục thuế thường quán triệt các đội thuế liên phường/ xã về công tác rà soát, lập bộ môn bài, hộ khoán, kiểm tra, khảo sát và điều chỉnh doanh thu, mức thuế đối với hộ khoán. Thường xuyên rà soát địa bàn, rà soát các hộ mới ra kinh doanh, hộ miễn, hộ nghỉ, hộ bỏ kinh doanh để quản lý kịp thời. Đặc biệt chú trọng những HKD trọng điểm, các mô hình kinh doanh theo chuỗi, các thương hiệu lớn, phấn đấu quản lý doanh thu, mức thuế sát với tình hình thực tế kinh doanh và hướng đến giảm nợ đọng thuế mới phát sinh và tích cực đôn đốc thu hồi nợ cũ5. Không những thế, Cục thuế, Chi cục tại thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, khai thác dữ liệu từ các NHTM, các nhà cung cấp ứng dụng cho thuê nhà, bán hàng qua mạng đối

5 Báo cáo tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2022 của Cục thuế thành phố Hà Nội

với cá nhân kinh doanh phát sinh thu nhập từ Google, Youtube, Facebook...đôn đốc, hướng dẫn các cá nhân, HKD kê khai và thực hiện thu thuế.

Tuy nhiên, kết quả thu thuế, thực trạng TTT của HKD trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua như sau:

Thứ nhất, kết quả thu thuế với HKD chỉ ra vẫn còn một số lượng HKD nhất định chưa TTT. Trong đó, thực trạng TTT với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khu vực NQD trong năm 2020 đã chỉ ra thực trạng một số lượng nhất định HKD trên địa bàn thành phố chậm nộp thuế (chưa TTT)

Bảng 3.1: Kết quả thu thuế từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh của Cục thuế Hà Nội, năm 2020

Đơn vị tính: đồng

Stt Nội dung Số lũy kế nộp NSNN

12 tháng

Số quyết toán nộp NSNN năm 2020

1 Thu từ hộ gia đình và cá nhân

kinh doanh khu vực NQD 1.374.189.201.192 1.377.847.079.871 1.1 Thuế giá trị gia tăng 1.351.780.054.690 1.355.077.410.640

Tiền chậm nộp thuế giá trị gia tăng từ hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước khác còn lại

13.079.185.595 12.951.065.430

1.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt 12.815.424.570 12.788.923.092

Tiền chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa sản xuất kinh doanh trong nước khác còn lại

211.804.073 212.266.691

1.3 Thu khác 9.593.721.932 9.980.746.139

Nguồn: Báo cáo quyết toán nộp ngân sách, Cục thuế Hà Nội, năm 2020

Thứ hai, công tác quản lý thuế với HKD vẫn có những hạn chế như vẫn còn hộ đang thực hiện quản lý theo doanh thu, mức thuế chưa phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh cần tiếp tục rà soát quản lý kịp thời trong thời gian tới; chưa tổ chức điều tra, khảo sát thực tế đối với các HKD có thu nhập thấp không phải nộp thuế khoán…

dẫn đến bỏ sót nguồn thu. Ví dụ, như trong báo cáo của một Chi cục thuế ở Hà Nội đã chỉ ra:

...bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý thuế HKD rất phức tạp, tốn nhiều công sức, số thu từ HKD vẫn chưa tương xứng với kết quả kinh doanh thực tế của các HKD, công tác quản lý thu thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa quản lý đầy đủ các HKD trên địa bàn, dẫn đến thất thu nhiều, hoạt động của HKD và những hành vi vi phạm pháp luật thuế ngày càng tinh vi hơn. Bên cạnh đó, vai trò của hội đồng tư vấn cấp phường chưa phát huy vai trò trong công tác phối hợp để xử lý vi phạm nợ đọng thuế của các HKD trên địa bàn.

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2021, Cục thuế Hà Nội

Thứ ba, kết quả phỏng vấn chuyên gia về thực trạng quản lý thuế với HKD chỉ ra những vấn đề về TTT như sau:

Một là, số tiền thuế nộp ngân sách chưa tương xứng với số lượng HKD. Điều này phần nào phản ánh mức độ TTT của HKD đang là vấn đề đối với cơ quan quản lý thuế về mục tiêu hướng đến sự công bằng giữa NNT. Như một cán bộ quản lý thuế đã chia sẻ:

“Nhiều HKD hiện nay quy mô, doanh thu không hề thua kém nhiều khi còn cao hơn so với doanh nghiệp, ....hiện nay cả nước có khoảng hơn 5 triệu HKD, gấp khoảng 6 lần số lượng doanh nghiệp, nhưng số thuế hàng năm mà các HKD nộp cho ngân sách chỉ ở khoảng 2% trong tổng số thu thuế. Đây là những vấn đề trong quản lý thuế đối với HKD...”

Hay như một chuyên gia cũng đồng tình với ý kiến trên khi cho rằng:

“Hiện nay có những HKD có mức doanh thu lớn hơn doanh nghiệp rất nhiều, nhưng họ không chuyển lên thành doanh nghiệp, bởi... khi hoạt động dưới hình thức HKD, họ có thể né thuế, trốn thuế dễ hơn...”

Một ý kiến khác cũng chỉ ra:

“Trên thực tế ...có những HKD có doanh thu rất lớn, quy mô như một doanh nghiệp nhưng vẫn nộp thuế khoán như những HKD nhỏ. Họ chỉ phải phải nộp mức thuế khoán ở mức thấp, trung bình từ 1,5 - 7%. Như vậy là không công bằng giữa các đối tượng nộp thuế”

Hai là, cách tính thuế với HKD bằng phương pháp khoán bộc lộ những hạn chế nhất định. Như chia sẻ của chuyên gia:

Số thuế mà HKD phải nộp sẽ bằng doanh thu khoán nhân với tỷ lệ phần trăm tính trên doanh thu. Hai chỉ số tính thuế khoán ở đấy đều mang tính chủ quan, ước tính mang tính tương đối, chứ không phải dựa trên doanh thu, hay con số

thực. Do vậy có thể nói là cách tính thuế ở đây... không đảm bảo tính khách quan, tính chính xác... kết quả sản xuất kinh doanh của các HKD.... Và thủ tục kê khai nộp thuế của các HKD rất đơn giản, các HKD nộp thuế khoán, mức thuế khoán sẽ được ổn định hàng năm, và họ chỉ kê khai theo mức thuế quy định 1 lần, nộp thuế một lần và không phải quyết toán thuế, cho nên có thể đây là những điểm chưa hợp lý của phương pháp khoán”

Đồng quan điểm đó, một chuyên gia khác cũng chia sẻ:

“Hiện nay, HKD chỉ nộp thuế khoán và mức thuế này được cơ quan nhà nước ấn định trong vòng một năm. Chính vì vậy, các HKD luôn tìm cách... để xác định mức doanh thu thấp hơn so với thực tế. Trong khi, mức thuế "khoán" cũng chỉ dựa trên doanh số bán hàng một cách "cảm tính", chứ không có sổ sách chứng minh”

Bên cạnh đó, chính vì chỉ nộp thuế theo hình thức "khoán", không cần phải có sổ sách chứng từ, nên một HKD trong một năm dù phát sinh thu nhập nhiều lên gấp đôi, gấp 3, hay thu nhập bị giảm đi cũng chỉ phải đóng một mức thuế đã được ấn định. Điều này dẫn đến thất thu cho ngân sách, hoặc/ và gây mất tính công bằng giữa những NNT. Như một cán bộ quản lý thuế đã chia sẻ về thực trạng trốn thuế ở một số HKD:

“Chẳng hạn... một HKD đang được khoán doanh thu 1 tỉ đồng/tháng, hộ bên cạnh cũng khoán 1 tỉ, nếu họ kê khai lên 1,5 tỉ, nhưng hộ bên cạnh chỉ kê khai 1 tỉ, họ sẽ thấy... "thật thà thì thua thiệt". Khi đó, họ phải nộp thuế nhiều hơn, khó cạnh tranh được với HKD khác. Trong khi nếu vẫn kê khai và nộp thuế với doanh thu như cũ thì họ cũng không bị gì”

Bên cạnh đó, tính TTT của HKD và khách hàng ở mức chưa cao. Như chia sẻ của một cán bộ quản lý thuế chỉ ra một thực trạng:

“Thay vì viết hóa đơn ... thanh toán bằng việc chuyển khoản thì cả khách hàng và HKD lại thích hình thức thanh toán bằng tiền mặt và không cần viết hóa đơn... Bởi hình thức thanh toán đó đem lại lợi ích cho cả hai bên, và đôi khi CQT cũng thiếu căn cứ để xử phạt.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc tuân thủ thuế của hộ kinh doanh trên đại bàn thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)