CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – KHU VỰC HÀ NỘI
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – khu vực Hà Nội
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu
Tên đơn vị: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Tên viết tắt: ACB
Tên tiếng anh: “Asia Commercial Joint Stock Bank”
Hội sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM Điện thoại: (84-28) 3839 9885
Website: www.acb.com.vn
Logo : v gbbbbbbbbbbbbbbbbbbbbb
Vốn điều lệ: 21.615.584.600.000 (Bằng chữ: Hai mươi mốt nghìn sáu trăm mười lăm tỷ năm trăm tám mươi bốn triệu sáu trăm nghìn đồng)
Giấy CNĐKKD: 0301452948
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) chính thức đi vào hoạt động vào 04/06/1993. Trải qua quá trình hoạt động gần 30 năm, NH đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế đất nước.
Hoạt động kinh doanh của NH rất đa dạng : Các hoạt động liên quan đến huy động và cho vay vốn; kinh doanh một số loại ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế; hoạt động chiết khấu bao thanh toán; kinh doanh chứng khoán; bảo lãnh; liên kết với đại lý bảo hiểm...và các dịch vụ ngân hàng khác.
Phạm vị hoạt động trên toàn quốc. Trụ sở của hội sở chính đặt tại 442
ngày 31 tháng 12 năm 2020, ACB có 86 CN và 285 PGD (tổng cộng 371 đơn vị ) trải đều 48 tỉnh thành trên toàn quốc. Ngân hàng có 1 hội sở chính; hệ thống máy ATM và các đại lý Western Union phủ kín trên toàn quốc. Toàn hệ thống có tổng hơn 15.000 nhân viên được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn kĩ càng.
Với sứ mệnh trở thành “ Ngân hàng của mọi nhà”, ACB đã đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ vươn lên top 5 NHTM tốt nhất Việt Nam; công cụ để ACB thực hiện mục tiêu trên đến từ 5 giá trị cốt lõi tạo nên sức mạnh bền vững mà ACB đã xác định ngay từ khi mới thành lập đó là : “Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả”.
Sản phẩm của ACB Đối với KHCN :
Sản phẩm huy động tiền gửi ( Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi online, Tài khoản tiết kiệm, ..)
Các dịch vụ Thẻ ( Thẻ tín dụng, Thẻ ghi nợ, Thẻ trả trước..)
Các dịch vụ ngân hàng điện tử ( Dịch vụ thanh toán hóa đơn, nộp thuế điện tử) Sản phẩm cho vay cá nhân ( Vay kinh doanh, Vay mua nhà, Vay tiêu dùng,…)
Đối với KHDN :
Sản phẩm huy động, các dịch vụ tài chính ( Tiền gửi thanh toán, Dịch vụ chi lương, Dịch vụ chuyển tiền nhanh, Dịch vụ chi theo lô, Thông quan 24/7, Dịch vụ trung gian thanh toán, …)
Các sản phẩm tài trợ thương mại ( Tài trợ xuất nhập khẩu, Dịch vụ thanh toán quốc tế,…)
Các sản phẩm tín dụng ( Tín dụng ngắn hạn, Tín dụng trung-dài hạn; Bảo lãnh; Bảo hiểm phi nhân thọ …)
Sản phẩm liên quan ngoại hối và vốn
Cơ cấu tổ chức của ACB :
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Á Châu
3.1.2. Đặc điểm nền kinh tế khu vực Hà Nội
Hà Nội là vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, tập trung nhiều ngành nghề đa dạng. Giai đoạn từ năm 2018 - 2020, nền kinh tế khu vực Hà Nội trải qua nhiều biến chuyển. Dịch Covid-19 tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế, nhưng trong năm 2020, kinh tế Hà Nội vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao. Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của ngành dịch vụ tăng 3,29%, công nghiệp tăng 4,91%, xây dựng tăng 8,9%, nông nghiệp tăng 4,2%. Ngoài ra, khu vực Hà Nội có vị trí thuận lợi, tập trung đông dân cư, mạng lưới sản xuất và cung ứng dịch vụ dồi dào, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi nên thu hút đông đảo các DN thành lập. Khu vực Hà Nội chiếm khoảng 30% trong tổng số 758.610 DN trên cả nước.
Hà Nội là địa bàn có tiềm năng và tốc độ phát triển kinh tế cao của cả nước.
Tập trung phát triển mạnh một số ngành như: xây dựng - xây lắp, thương mại hàng tiêu dùng, du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logistics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý... Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán, các dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ văn hóa, thể thao ngày càng được hiện đại hóa và mở rộng. Khu vực Hà Nội với tốc độ phát triển kinh tế cao cùng sự tập trung đa dạng các ngành nghề và khu công nghiệp đã trở thành thị trường kkhai thác KH tiềm năng của các NHTM. Thống kê năm 2020, khu vực Hà Nội có tổng số 1.918 CN/PGD của 46
gay gắt trong ngành do sự tập trung đông đảo của các NHTM trên khu vực. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và phát triển của các công ty công nghệ tài chính (fintech), sức ép cạnh tranh với các NH châu Âu khi mở cửa hội nhập thị trường làm tăng áp lực cạnh tranh cho các NHTM trong khu vực Hà Nội, trong đó có Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB - khu vực Hà Nội 3.1.3.1. Đặc trưng cơ bản của Ngân hàng TMCP Á Châu - khu vực Hà Nội
Do định hướng tăng trưởng tín dụng ban đầu về phát triển ngành trọng điểm theo vùng, Ngân hàng TMCP Á Châu trên cả nước chia làm 7 vùng. Theo khu vực địa lý vùng, mỗi vùng sẽ tập trung phát triển các ngành đặc trưng. Cụ thể :
+ Khu vực Hồ Chí Minh: Tập trung phát triển các ngành sau: Xây dựng - xây lắp, thương mại hàng tiêu dùng, dược y tế, nhựa bao bì, may mặc, cơ khí chế tạo, sắt thép, bất động sản, giáo dục, giải trí, theo đó tập trung khu vực vùng ven, FDI và khu công nghiệp.
+ Khu vực Hà Nội : Tập trung phát triển các ngành sau : Xây dựng - xây lắp, thương mại hàng tiêu dùng, dược y tế, may mặc, theo đó tập trung vào khu công nghiệp.
+ Khu vực Nam Hà Nội: Tập trung phát triển các ngành sau: Xây dựng - xây lắp, thương mại hàng tiêu dùng, dược y tế, may mặc (FDI)
+ Khu vực Đông Bắc Bộ. Tập trung phát triển các ngành sau: Xây dựng - xây lắp, kho bãi – logistic (khu vực Hải Phòng), sắt thép, theo đó tập trung phân khúc khách hàng FDI và khu công nghiệp tại khu vực Hải Phòng
+ Khu vực Miền Trung: Tập trung phát triển các ngành sau Dịch vụ (khu vực Đà Nẵng, Khánh Hòa), xây dựng - xây lắp, dược y tế, thủy sản (khu vực Đà Nẵng, Khánh Hòa).
+ Khu vực Đông Nam Bộ: Tập trung phát triển các ngành sau: Xây dựng - xây lắp (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu), may mặc (FDI), kho bãi – logistic, cơ khí chế tạo, sắt thép (FDI, bất động sản, sản xuất đồ nội thất, hóa chất, cao su.
+ Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: Tập trung phát triển các ngành sau Thương mại hàng tiêu dùng, may mặc, sản xuất đồ nội thất, xây dựng, hóa chất, sản xuất kim loại, thuỷ sản, theo đó tập trung vào khu công nghiệp.
Tại vùng Hà Nội, ACB chia làm 7 cụm, mỗi cụm sẽ bao gồm các CN/PGD.
Việc phân chia thành các cụm sẽ tăng khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Tại khu vực Hà Nội, Ngân hàng TMCP Á Châu đã có đến 55 CN/PGD trải đều khắp các quận. Theo tổng kết, mỗi năm ACB khu vực Hà Nội sẽ thành lập thêm trung bình 2-3 CN/PGD. Do đó, dự báo năm 2021 số lượng CN/PGD của ACB sẽ còn tiếp tục tăng. Điều đó cho ta thấy sự phổ biến rất rộng rãi của ACB trên TP Hà Nội.
Như vậy, ACB khu vực Hà Nội đã định hướng tăng trưởng tín dụng vào các ngành nghề phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề kinh tế tại khu vực Hà Nội.
Tuy nhiên, ACB phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác trên khu vực như : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; Ngân hàng quân đội; Ngân hàng Ngoại thương; Ngân hàng Quốc tế...Do đó, mỗi đơn vị ACB - khu vực Hà Nội cần không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ để trở thành NH có uy tín, tăng niềm tin từ phía KH. Trong những năm gần đây, ACB luôn được đánh giá rất cao về chất lượng dịch vụ, về kết quả kinh doanh.
3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức khái quát của Ngân hàng TMCP Á Châu - khu vực Hà Nội Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức khái quát của CN/PGD ACB
Chức năng của các phòng ban trong cơ cấu tổ chức : Giám đốc
Phó giám đốc
Bộ phận vận hành : + Phòng giao dịch + Phòng vận hành
Bộ phận kinh doanh : + Phòng cá nhân + Phòng doanh nghiệp
Giám đốc : là người đứng đầu đơn vị, có trách nhiệm phụ trách quản lý CN/PGD Ngân hàng. Là người có điều hành hoạt động của đơn vị theo kế hoạch, định hướng; là người trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch và kiểm tra.
Phó Giám đốc : hỗ trợ Giám đốc, được ủy quyền thay Giám đốc ký kết các văn bản khi Giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phòng khách hàng doanh nghiệp : giao dịch với KHDN, để huy động lượng vốn lớn cho NH bằng VNĐ và ngoại tệ. Cung cấp các nghiệp vụ tín dụng, thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu KH. Trực tiếp gặp gỡ, tiếp thị và bán chéo các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các DN và chủ DN.
Phòng khách hàng cá nhân : giao dịch với các khách hàng là cá nhân, để huy động lượng vốn ổn định cho NH bằng VNĐ và ngoại tệ. Cung cấp các nghiệp vụ tín dụng, thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu KH. Trực tiếp gặp gỡ, tiếp thị và bán chéo các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các KHCN.
Phòng vận hành : phối hợp với phòng kinh doanh để triển khai các sản phẩm trực tiếp đến với KH. Giữ vai trò quan trọng trong việc tạo sự gắn kết, thiện cảm đối với KH đến trực tiếp NH giao dịch.
3.1.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu – khu vực Hà Nội
a. Tình hình huy động vốn
Bảng 3.1: Tình hình nguồn vốn của ACB - khu vực Hà Nội giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị: Triệu đồng) (Nguồn : Tác giả tổng hợp)
Biểu đổ 3.1: Tình hình nguồn vốn của ACB - khu vực Hà Nội giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị : Triệu đồng)
(Nguồn : Tác giả tổng hợp) Nhìn chung, giai đoạn 2018 – 2020 tổng nguồn vốn của ACB - khu vực Hà Nội có xu hướng tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động bao gồm : Các khoản nợ Chính phủ và NHNN, Tiền gửi và vay các TCTD khác, Tiền gửi của KH, Phát hành GTCG. Vốn huy động có xu hướng tăng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của cả khu vực Hà Nội (>90%). “Vốn khác” trong cả 3 năm
40,499,775 46,219,409 49,447,417
2,699,985 4,621,941 2,825,567
43,199,760 50,841,350 52,272,984
0 20,000,000 40,000,000 60,000,000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Vốn huy động
Vốn khác Tổng Chỉ
tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch
2018-2019 2019-2020
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọn g
(%) Số tiền Tỷ trọn g
(%) Số tiền Mức tăng
(%) Số tiền
Mức tăng (%) Vốn
huy động
40.499.77 5
93,7 5
46.219.4 09
90,9 1
49.447.
417
94,5 9
5.719.6
33 14,12 3.228.009 6,98 Vốn
khác 2.699.985 6,25
4.621.94 1 9,09
2.825.5 67 5,41
1.921.9
56 71,18
(1.796.37 4)
(38,87 ) Tổng
43.199.76
0 100
50.841.3 50 100
52.272.
984 100
7.641.5
89 17,69 1.431.635 2,82
Năm 2018 tổng nguồn vốn là hơn 43 nghìn tỷ. Trong đó, lượng vốn huy động chiếm hơn 40 nghìn tỷ, Vốn khác chiếm rất nhỏ chỉ hơn 2,5 nghìn tỷ tức 6,25% tổng nguồn vốn. Quy mô vốn huy động lớn trong năm 2018 là bởi trong năm tỷ giá tăng mạnh kéo theo sự tăng nhanh của lãi suất. Do lãi suất tiền gửi tăng tác động tích cực đến lượng vốn huy động trong năm. Năm 2018 các NHTM nói chung và ACB nói riêng đã rất thành công trong việc phát hành trái phiếu để huy động vốn. Nhờ việc huy động từ trái phiếu, ACB có được nguồn vốn khá lớn từ nhà đầu tư.
Năm 2019 tổng nguồn vốn là hơn 50 nghìn tỷ đồng, tăng 17,69% so với 2018. Trong đó, lượng vốn huy động chiếm hơn 46 nghìn tỷ và tăng 14,12% so với 2018. Vốn khác có xu hướng tăng mạnh, chiếm hơn 4,6 nghìn tỷ, tăng lên đến 71,18% so với năm 2018. Năm 2019, chính sách tỷ giá USD/VND ổn định. ACB tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá để huy động .
Năm 2020 tổng nguồn vốn là hơn 52 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng rất nhỏ gần 3%
so với 2019. Trong đó, lượng vốn huy động đạt hơn 49 nghìn tỷ và tỷ trọng có xu hướng tăng ( chiếm 94.59%) nhưng tốc độ tăng lại rất chậm, chỉ tăng 6.98 % tương ứng mức tăng hơn 3,2 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn khác trong năm 2020 giảm rất nhiều so với 2019, giảm hơn 1,7 nghìn tỷ đồng tương ứng 38,87%. Đây là một mức giảm đáng kể nhưng ít ảnh hưởng đối với hoạt động tại ACB. Năm 2020, ACB - khu vực Hà Nội có tiền gửi phần lớn được huy động từ KH cá nhân (chiếm 79%).
Như vây, giai đoạn từ 2018 - 2020 nguồn vốn của ACB - khu vực Hà Nội có chiều hướng tăng và tăng trưởng đều đặn trong cả giai đoạn. Nguồn vốn tăng nhiều từ 2018-2019, đến năm 2020 tốc độ tăng chậm hơn. Trong tổng nguồn vốn, lượng vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn và quy mô ổn định, đảm bảo uy tín của ngân hàng, đảm bảo khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho KH.
b. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng nguồn vốn của ACB - khu vực Hà Nội
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Mức độ tăng trưởng (%) 2019/2018 2020/2019 Doanh
số cho
vay 38.421.203 44.783.424 51.913.165 16,56 15,92
Doanh số thu
nợ 33.463.629 35.137.763 36.644.587 5,00 4,29
Dư nợ
cuối kỳ 28.372.581 35.137.763 42.272.149 23,84 20,30
(Nguồn : Tác giả tổng hợp) Nhìn chung, giai đoạn 2018 – 2020, “Doanh số cho vay” của ACB tăng đều qua các năm. Năm 2018 đạt hơn 38 nghìn tỷ đồng, đến năm 2019 đạt hơn 44 nghìn tỷ tức tăng 16,56% so với năm 2018. Năm 2020, doanh số cho vay tăng, đạt hơn 51 nghìn tỷ đồng, tăng 15,92% so với năm trước đó. Trong giai đoạn này, ngoài cho vay cá nhân, ACB quan tâm nhiều hơn đến việc cho vay DNVVN.
“Doanh số thu nợ” của ACB cũng tăng qua từng năm. Năm 2019, doanh số thu nợ đạt hơn 35 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2018. Năm 2020, doanh số thu nợ cũng tăng 4,29% so với năm trước đó, đạt mức hơn 36 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng ổn định khoảng 5% mỗi năm. Lý giải cho việc “doanh số thu nợ” tăng là do NH đã nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, thêm vào đó nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng mạnh cũng tạo điều kiện cho DN có thể hoàn trả vốn vay cho NH.
Tổng dư nợ tại ACB - khu vực Hà Nội cũng diễn ra theo xu hướng tương tự như doanh số cho vay. Năm 2019 dư nợ đạt hơn 28 nghìn tỷ đồng, tăng 23,84% so với năm 2018. Năm 2020, dư nợ cuối kỳ đạt hơn 42 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2019.
Như vây, giai đoạn từ 2018- 2020 Tình hình sử dụng nguồn vốn của ACB - khu vực Hà Nội được thể hiện rõ qua các chỉ tiêu : Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, Dư nợ cuối kỳ. Các chỉ tiêu có chung chiều hướng tăng trưởng đều trong giai đoạn 2018-2020 thể hiện hoạt động sử dụng vốn của các đơn vị đang được triển
so với năm 2019. Lý do là bởi hậu quả của dịch Covid cuối 2019 đã gây ảnh hưởng đến tình hình tín dụng tại ACB, mức tăng trưởng dư nợ bị chậm lại.
Hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 3.3: Hiệu suất sử dụng vốn tại ACB - khu vực Hà Nội giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng dư nợ 28.372.581 35.137.763 42.272.149
Tổng nguồn vốn huy
động 40.499.775 46.219.409 49.447.417
Hiệu suất sử dụng
vốn (%) 70 76 85
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Nhìn chung, ”Hiệu suất sử dụng vốn” có sự tăng trưởng ổn định qua các năm tăng từ năm 2018 đến năm 2020. Năm 2018 chỉ tiêu này là 70%, đến năm 2019 tăng lên 76% và đến năm 2020 hiệu suất tăng lên 85%. Nguyên nhân là do từ năm 2018 đến năm 2020, tổng nguồn vốn huy động tuy có xu hướng tăng, nhưng tốc độ tăng của Tổng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của Vốn huy động. Điều đó chứng tỏ ACB – khu vực Hà Nội đã sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả và hoạt động tín dụng tại mỗi đơn vị tăng trưởng khá tốt từ 2018 đến 2020.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh ACB - khu vực Hà Nội giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
2019/2018 2020/2019
Số tiền
Mức độ tăng
(%) Số tiền
Mức độ tăng (%) Tổng
doanh
thu 8.511.774 10.541.329 12.681.645 2.029.555 23,84 2.140.316 20,30 Tổng
chi phí 7.660.597 9.592.609 11.667.113 1.932.012 25,22 2.074.504 21,63 Lợi
nhuận 851.177 948.720 1.014.532 97.542 11,46 65.812 6,94
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)