Cơ cấu DNVVN có quan hệ tín dụng với ACB

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp á châu – khu vực hà nội (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – KHU VỰC HÀ NỘI

3.2. Tình hình cấp tín dụng đối với DNVVN tại ACB - khu vực Hà Nội

3.2.1. Cơ cấu DNVVN có quan hệ tín dụng với ACB

Bảng 3.5: Cơ cấu DNVVN chia theo loại hình doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ACB - khu vực Hà Nội giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị: công ty)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%)

Doanh nghiệp NN 900 11,94 1.044 11,04 1.158 10,63

Công ty TNHH 2.700 35,83 3.390 35,85 3.984 36,56

Công ty cổ phần 3.360 44,59 4.350 46,00 4.890 44,88

Doanh nghiệp có

vốn đầu tư NN 576 7,64 672 7,11 864 7,93

Tổng 7.536 100 9.456 100 10.896 100

Từ bảng, ta thấy trong giai đoạn từ 2018-2020 số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ACB - khu vực Hà Nội có sự tăng đều đặn qua các năm. Trong tổng số các DNVVN được ACB – khu vực Hà Nội tài trợ vốn, CTCP có số lượng nhiều nhất (trên 3000 công ty) và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ( trên 44%). Năm 2018, cả khu vực Hà Nội có 3360 CTCP, chiếm tỷ trọng 44,59% trong tổng cơ cấu, đến năm 2019 đạt 4350 công ty tức tăng lên 46%, và đến năm 2020 số lượng tăng lên đến gần 5000 công ty, tỷ trọng giảm nhẹ xuống 44,88%. Trong giai đoạn này, CTCP phát triển mạnh mẽ, kinh doanh đa dạng lĩnh vực tạo điều kiện cho ACB cung cấp các SPTD.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH là loại hình DN có số lượng và chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu DNVVN ( trên 35%). Số lượng Công ty TNHH trong 3 năm 2018, 2019, 2020 tương ứng là : 2700, 3390, 3984 công ty. Số lượng khá lớn và tăng đều qua 3 năm. Số lượng KHDN tăng do khu vực Hà Nội là địa điểm kinh doanh rất thuận lợi, bên cạnh đó các chính sách ưu đãi cho DNVVN trong thời gian gần đây của ACB đã thu hút đông đảo các công ty vay vốn tại NH.

Trong tổng cơ cấu, “Doanh nghiệp NN” và “ Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN” số lượng tuy tăng đều nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đặc biệt là “Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN” ( tỷ trọng <8%). Chiếm tỷ trọng nhỏ là do đa số công ty không đủ điều kiện cho vay, đồng thời ACB chủ yếu cấp tín dụng liên quan hoạt động SXKD và dịch vụ mang tính cổ phần nên các “Doanh nghiệp NN” khó khăn trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Ngoài ra, số lượng “Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN” trên địa bàn Hà Nội chưa nhiều nên kéo theo số lượng DN có quan hệ tín dụng với NH còn hạn chế.

3.2.1.2. Cơ cấu DNVVN chia theo ngành kinh tế

Bảng 3.6 : Cơ cấu DNVVN chia theo ngành kinh tế có quan hệ tín dụng với ACB - khu vực Hà Nội giai đoạn 2018-2020

(Đơn vị: Công ty)

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%) Kinh doanh

Bất Động

Sản 360 4,78 450 4,76 606 5,56

Thương mại 1.800 23,89 2.496 26,40 3.150 28,91

Dịch vụ 1.320 17,52 1.590 16,81 1.650 15,14

Các ngành khác (xây

dựng,y tế) 1.560 20,70 1.680 17,77 2.100 19,27

Sản xuất

kinh doanh 2.496 33,12 3.240 34,26 3.390 31,11

Tông 7.536 100 9.456 100 10.896 100

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Từ bảng, ta thấy các DNVVN chia theo từng ngành kinh tế có số lượng tăng trong giai đoạn 2018 - 2020. Nhìn chung, ACB – khu vực Hà Nội tập trung chủ yếu vào các ngành : Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất kinh doanh …

Trong các ngành, ngành “Sản xuất kinh doanh” và “Thương mại” có số lượng DN tăng đáng kể. Ngành SXKD chiếm số lượng và đạt cơ cấu trong tổng tỷ trọng lớn nhất thể hiện 3 năm liên tiếp đạt tỷ trọng lớn hơn 30%. Ngành Thương mại có tỷ trọng cao thứ 2 trong cơ cấu tổng DNVVN, tỷ trọng dao động từ 24%- 29%.

Bên cạnh đó, ngành Dịch vụ cũng có số lượng DNVVN tăng đều trong giai đoạn 2018-2020, tuy nhiên có sự giảm nhẹ về tỷ trọng. Năm 2018 có 1320 công ty, tỷ trọng 17,52%, đến năm 2019 tỷ trọng giảm còn 16,81%, và đến 2020 số lượng công ty tuy tăng lên 1650 công ty nhưng tốc độ tăng chậm nên tỷ trọng giảm còn 15,14%. Cuối năm 2019, đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid nên các DN thuộc ngành Dịch vụ có xu hướng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, điển hình như ngành Du lịch … DN phải dừng hoạt động khi dịch bệnh căng thẳng nên việc bổ sung vốn kinh doanh cũng bị dừng lại, dẫn đến tốc độ tăng số lượng DN trong năm 2019-2020 rất chậm.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành Kinh doanh bất động sản có quan hệ tín dụng với ACB qua các năm từ năm 2018 đến năm 2020 tăng rất ít, mỗi năm tăng khoảng 100 công ty, chiếm tỷ lệ khoảng 5% trong tổng cơ cấu tổng số DNVVN. Nguyên nhân ngành Kinh doanh bất động sản chiếm tỷ lệ thấp là do có xu hướng tài trợ của ACB với DNVVN ngành này bị thu hẹp lại do tính rủi ro cao, các DN khó đáp ứng điều kiện vay của ACB. Các ngành khác ( xây dựng, y tế…) có xu hướng tăng qua các năm, tăng đặc biệt vào năm 2020 đạt 2100 công ty, tức tăng 25% so với 2019. Nhóm ngành này ít chịu ảnh hưởng dịch bệnh Covid, việc kinh doanh diễn ra ổn định và nhu cầu vốn kinh doanh đều nên số lượng DN có QHTD với ACB cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp á châu – khu vực hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)