Phân tích chỉ tiêu đánh gía chất lượng tín dụng cho DNVVN tại ACB - khu vực Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp á châu – khu vực hà nội (Trang 70 - 78)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB) – KHU VỰC HÀ NỘI

3.4. Đánh giá chất lượng tín dụng cho DNVVN tại ACB - khu vực Hà Nội

3.4.1. Phân tích chỉ tiêu đánh gía chất lượng tín dụng cho DNVVN tại ACB - khu vực Hà Nội

3.4.1. Phân tích chỉ tiêu đánh gía chất lượng tín dụng cho DNVVN tại ACB - khu vực Hà Nội

Bảng 3.19 : Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng DNVVN tại ACB - khu vực Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020

(Đơn vị : Triệu đồng)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dư nợ tín dụng DNVVN Triệu đồng 18.442.178 22.839.546 29.590.504

Tổng dư nợ tín dụng Triệu đồng 28.372.581 35.137.763 42.272.149 Nợ quá hạn DNVVN Triệu đồng 372.532 525.310 757.517 Doanh số thu nợ DNVVN Triệu đồng 20.747.450 23.839.546 24.918.319 Doanh số cho vay

DNVVN Triệu đồng 23.052.722 26.870.054 31.147.899 Nợ xấu( nhóm 3- nhóm 5 ) Triệu đồng 234.216 308.335 402.431

Chỉ tiêu dư nợ tín dụng % 65,00 65,00 70,00

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng

tín dụng % 123,84 129,56

Hệ số thu nợ % 90,00 88,72 80,00

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn % 2,02 2,30 2,56

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu % 1,27 1,35 1,36

(Nguồn : Tác giả tổng hợp) Chỉ tiêu “ Dư nợ tín dụng “: Đối với ACB – khu vực Hà Nội chỉ tiêu này chiếm tỷ lệ 65% trong năm 2018 và 2019, 70% năm 2020. Tỷ lệ này tương đối cao, cho thấy quy mô dư nợ tín dụng của DNVVN trong tổng dư nợ của khu vực khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây ACB đã định hướng

Việt Nam tuy gặp nhiều khó khăn bởi sự ảnh hưởng dịch bệnh, ảnh hưởng từ nhiều yếu tố của nền kinh tế nhưng ACB đã tăng cường hoạt động cấp tín dụng thông qua các chính sách ưu đãi đối với DNVVN, chính vì vậy nhiều DNVVN đã “đáp ứng đủ điều kiện cho vay” góp phần tăng trưởng tín dụng.

Chỉ tiêu” Tốc độ tăng trưởng tín dụng”: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng trưởng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của ACB – khu vực Hà Nội. Tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ. Quan sát bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng đối với DNVVN trong 3 năm có xu hướng tăng, dư nợ của năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là năm 2019 dư nợ tăng 23,84% so với năm 2018, đến năm 2020 tăng 29,56%

so với năm 2019.

Chỉ tiêu “Hệ số thu nợ ”: Hệ số thu hồi nợ trong 3 năm của ACB đều trên 80%, tuy nhiên có xu hướng giảm nhẹ, cho thấy khả năng thu hồi nợ của ACB tương đối tốt, khả năng trả nợ của KH ở mức chấp nhận được. Năm 2018 chỉ tiêu này đạt 90%, năm 2019 giảm nhẹ còn 88,72% , đến năm 2020 giảm tiếp còn 80%.

Để duy trì và phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng đòi hỏi bản thân ACB cần có sự nỗ lực hơn nữa, cần kết hợp chặt chẽ giữa việc huy động vốn, gia tăng doanh số cho vay và thu nợ nhằm giúp cho dòng vốn của NH được luân chuyển liên tục có hiệu quả và đảm bảo an toàn.

Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ quá hạn” : Tỷ lệ này cũng phản ánh rõ hiệu quả tình hình hoạt động tín dụng của ACB - khu vực Hà Nội, qua 3 năm tỷ lệ này càng tăng, cụ thể năm 2018 tỷ lệ này là 2,02% đến năm 2019 là 2,30% và năm 2020 lên đến 2,56%. Nợ quá hạn đối với DNVVN tại ACB càng cao cho thấy CLTD xu hướng càng thấp, tỷ lệ này tăng đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa từ nhiều phía: Ban lãnh đạo, các CBTD góp phần cải thiện tình trạng “nợ quá hạn”.

Chỉ tiêu “Tỷ lệ nợ xấu” : Qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ nợ xấu đối với DNVVN ở ACB ở mức chấp nhận được, tuy nhiên lại có xu hướng tăng qua 3 năm.

Năm 2018 đạt 1,27%, năm 2019 đạt 1,35%, đến năm 2020 tiếp tục tăng lên đến 1,36%, chỉ tiêu” tỷ lệ nợ xấu” càng cao càng chứng tỏ độ kém an toàn tín dụng đối với phân khúc KH DNVVN của ACB càng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này hiện ở mức chấp nhận được, cần có biện pháp cải thiện tốt hơn hoặc duy trì ở mức hiện tại.

3.4.2. Kết quả đạt được

Sau khi tìm hiểu về khối KHDN thuộc phân khúc DNVVN, khám phá ra tiềm năng của nhóm KH này, Ngân hàng TMCP Á Châu nói chung và ACB – khu vực Hà Nội nói riêng cùng với sự cố gắng của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên đã không ngừng được mở rộng “ hoạt động tín dụng” đối với DNVVN về quy mô cũng như chất lượng. Sau thời gian hoạt động, ACB - khu vực Hà Nội đã đạt được những thành quả đáng kể. Hoạt động tín dụng của hệ thống các đơn vị ACB - khu vực Hà Nội được đánh giá là khá tốt, góp công sức lớn trong việc tạo nên lợi nhuận chung cho cả Hệ thống ngân hàng Á Châu. Hiệu quả hoạt động của ACB - khu vực Hà Nội được thể hiện qua những kết quả sau:

Thứ nhất, Trong giai đoạn từ 2018-2020 “Doanh số cho vay” , “Dư nợ cho vay” đối với KH là DNVVN đều tăng rất mạnh. ACB chuyển dịch cho vay KHDN lớn sang KH DNVVN, tập trung phát triển thị trường bán lẻ, đa dạng hóa các gói sản phẩm. ACB đã áp dụng hiệu quả các phần mềm công nghệ hiện đại, thiết kế các gói sản phẩm dịch vụ NH thỏa mãn nhu cầu KHDN. Do đó, các DNVVN đã tăng mạnh về số lượng giao dịch với NH, thu hút đông đảo các KH là DNVVN sử dụng dịch vụ NH. Ngoài ra, ACB chú trọng vào việc giữ mối quan hệ với KH hiện hữu, và tập trung phát triển mở rộng thêm lượng KH mới, qua đó từng bước mở rộng thị trường. Trong tương lai, ACB được dự định sẽ còn phát triển hơn nữa về số lượng KHDN.

Thứ hai, ACB đã thực hiện đa dạng hóa cơ cấu dư nợ đối với DNVVN, qua đó các rủi ro được phân tán một cách tối đa. Cơ cấu dư nợ xét về kỳ hạn, ACB tập trung vào “Dư nợ ngắn hạn” để giảm thiểu rủi ro trong việc thu hồi nợ từ KH, tuy nhiên trong năm gần đây ACB đã có xu hướng mở rộng đối với “Cấp tín dụng trung dài hạn” nhằm tăng lợi nhuận, khai thác mọi nhu cầu vốn vay từ phía KH : vay đầu tư TSCĐ, vay vốn kinh doanh... Ngoài ra, cơ cấu dư nợ xét theo ngành kinh doanh, ACB có xu hướng tập trung vào các ngành đang phát triển trên khu vực Hà Nội : SXKD, thương mại dịch vụ …phù hợp với định hướng CSTD tại ACB, đảm bảo khả năng trả nợ từ phía KH qua đó tăng sự an toàn cho khoản vay.

Tóm lại, Hoạt động tín dụng bộ phận DNVVN tại Ngân hàng Á Châu - khu vực Hà Nội có sự tăng trưởng rõ ràng qua từng năm và mức tăng trưởng tương đối ổn định. Tại ACB chất lượng khoản cho vay luôn được nhận xét là tốt bởi mỗi khoản cấp tín dụng đều mang lại lợi nhuận cao cho NH và đảm bảo an toàn tín dụng. Trước tình hình dịch bệnh diễn ra căng thẳng, DNVVN gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, nguồn vốn tín dụng NH càng trở nên quan trọng có thể quyết định đến “sự sống còn” của công ty. Đối với KH là các DNVVN, ACB cần thiết kế, tận dụng tối đa các sản phẩm dịch vụ NH đáp ứng mọi nhu cầu từ phía KH qua đó thu hút được các KH uy tín tạo dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với NH.

3.4.3. Hạn chế và nguyên nhân 3.4.3.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, ACB - khu vực Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng đối đòi hỏi ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên phải cải thiện để “nâng cao chất lượng tín dụng”, đáp ứng nhu cầu KH và mang lại lợi nhuận cao cho NH. Cụ thể :

Một là, Nợ xấu có sự tăng lên cao trong năm 2020, tỷ lệ đạt 1,36%. Dịch Covid-19 xảy ra vào cuối năm 2019 đã gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát hoạt động tín dụng của ACB. Các DNVVN làm ăn thua lỗ gây ảnh hưởng đến năng lực tài chính. ACB đứng trước nguy cơ không thu hồi được nợ, tín dụng tăng trưởng chậm lại, nợ xấu tăng cao. Do đó, ACB cần kịp thời làm việc tiếp xúc với các KH để có phương án xử lý phù hợp, tránh việc KH bị nhảy nhóm nợ. Các biện pháp có thể thực hiện : cơ cấu thời hạn nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi,… Việc nợ quá hạn tăng nhanh là dấu hiệu cần NH quan tâm đặc biệt. Nếu không kịp thời đề ra biện pháp cải thiện tình hình nợ xấu thì NH sẽ đứng trước nguy cơ mất vốn, giảm uy tín đối với KH và nhà đầu tư.

Hai là, Thời gian giải quyết bộ hồ sơ vay vốn của ACB khá lâu. Thời gian xử lý kéo dài từ 7 tới 14 ngày do trải qua nhiều khâu thủ tục chặt chẽ : nhận hồ sơ, viết hồ sơ, thẩm định, định giá tài sản, đăng ký công chứng, trình hồ sơ qua các cấp phê duyệt. Do đó, trong nhiều trường hợp ACB chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của KH. Vì vây, ACB cần có các biện pháp cải thiện thời gian cấp tín dụng, rút ngắn

thời gian từng khâu nhưng vẫn đảm bảo kịp thời và hiệu quả. ACB nên bố trí thời gian nhận và viết hồ sơ còn 1 ngày; thẩm định, định giá công chứng tài sản chiếm tối đa 3 ngày, trình hồ sơ 1 ngày, rút ngắn toàn bộ quá trình xuống còn 5 ngày.

Ba là, ACB định giá giá trị TSBĐ chưa cao. Mặc dù, tỷ lệ cấp tín dụng dựa trên TSBĐ tại ACB khá cao, chiếm tới 70% - 95%. Tuy nhiên, bộ phận thẩm định tài sản tại ACB định giá giá trị TS chỉ chiếm khoảng 70% giá trị thị trường. Tại Hà Nội khu vực Đông Anh, Hoài Đức định giá TS chỉ chiếm từ 60% giá trị thị trường.

Như vậy, tỷ lệ cho vay tại ACB tuy an toàn nhưng tương đối thấp. Để cải thiện điều đó, ACB cần tăng cường các cuộc khảo sát thực tế, áp dụng những phương pháp tính toán giá trị TS phù hợp để giảm sự chênh lệch với giá thị trường, thỏa mãn nhu cầu KH.

ACB định giá giá trị TSBĐ chưa cao, cần tiếp tục hoàn thiện hơn, nhất là về nghiệp vụ tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả khi thực hiện các quy định.

3.4.3.2. Nguyên nhân

Các tồn tại, hạn chế của ACB - khu vực Hà Nội xuất phát từ nguyên nhân chủ quan từ phía NH, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân từ phía KH. Phía KH, do KH không đáp ứng điều kiện vay vốn từ ACB; tình hình kinh doanh gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH. Một phần khác của nguyên nhân đến từ bản thân ACB do các kẽ hở trong chính sách tín dụng, CBTD chưa phát huy hết năng lực, quy trình TD còn khắt khe …

Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

Một là, Tại ACB việc áp dụng quy trình tín dụng yêu cầu DNVVN phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ cấp tín dụng tại ACB phải vượt qua những điều kiện rất khắt khe thì mới có thể thành công trong việc duyệt Hồ sơ từ cấp phê duyệt. Các thủ tục cấp tín dụng tại ACB khá phức tạp và thời gian NH xử lý một bộ hồ sơ từ khi chuẩn bị đến khi giải ngân thành công thì khá lâu... Mặc dù điều đó nhằm mục đích giảm thiểu tối đa rủi ro cho NH, tuy nhiên ACB cần cải thiện tình hình, rút ngắn thời gian xử lý nhằm tạo sự thuận lợi cho các KH đủ uy tín có

những trải nghiệm tốt khi sử dụng dịch vụ tín dụng tại ACB, góp phần tăng dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng của NH.

Hai là, Tại ACB việc vay vốn chủ yếu dưới hình thức thế chấp TSBĐ, TSBĐ lại yêu cầu đáp ứng những điều kiện: chỉ nhận TS nhóm 1,2,4 và TS phải có giá trị thẩm định cao …điều đó đã tạo cản trở cho các DN có nhu vốn vay từ NH. Nhiều DNVVN có phương án vay vốn tốt, kinh nghiệm quản lý lâu năm nhưng do ACB có điều kiện khắt khe về TSBĐ nên đã không thể lập hồ sơ vay vốn được. Mặc dù tại CSTD tại ACB có quy định về việc cho vay tín chấp, vay tín chấp một phần … nhưng khi triển khai các CN/PGD ACB lại rất ít áp dụng. Vì vậy, cả NH và các khách hàng DNVVN đều rất ít cơ hội hợp tác với nhau.

Ba là, Vấn đề xuất phát từ kỹ năng nghiệp vụ của CBTD. ACB nổi tiếng với nguồn nhân lực trẻ, môi trường năng động, sáng tạo … tuy nhiên đó có thể là điểm yếu cho ACB nếu CBTD không chủ động, tích cực học hỏi từ những CBTD đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Nguồn nhân lực trẻ sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chưa nhạy cảm với các tình huống đa dạng từ phía KH dẫn đến thẩm định KH chưa toàn diện, nguy cơ đưa ra các đánh giá chủ quan … gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một là, Các DNVVN mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, khả năng quản lý còn hạn chế, việc sử dụng vốn vay từ NH thiếu hiệu quả. Khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn thì khả năng thích ứng còn kém dẫn đến làm ăn trì trệ, tình hình tài chính eo hẹp ảnh hưởng đến “thiện chí”, “khả năng trả nợ” của KH dẫn đến NH gặp khó khăn khi thu hồi nợ và làm giảm “chất lượng tín dụng” của NH.

Hai là, Việc DNVVN đã sử dụng vốn vay sai mục đích cam kết với NH. Vì cần vốn để sử dụng mà nhiều KH đã cố tình gian dối với CBTD, tạo ra phương án kinh doanh hợp lý, bất chấp sử dụng vốn NH để làm việc khác …Điều này gây rủi ro không thu hồi được nợ rất lớn cho ACB, ảnh hưởng uy tín và “chất lượng tín dụng” của NH.

Ba là, Uy tín của các DNVVN còn thấp. Ngày nay, số lượng DN tăng rất lớn tuy nhiên không nhiều DN xây dựng được thương hiệu, cạnh tranh tốt trên thị trường. Việc cấp tín dụng tại ACB đòi hỏi cao về uy tín tín dụng, khả năng trả nợ từ phía KH, do đó đòi hỏi DNVVN có nhu cầu vay vốn cần phải tạo uy tín tốt trên thị trường, dẫn đến những DN mới rất khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ACB.

Nguyên nhân khách quan

Một là, Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tín dụng của ACB. Dịch bệnh diễn ra khiến cho các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh thậm chí phải “đóng cửa” để tuân thủ quy định phòng chống dịch của nhà nước. Điều đó đã làm giảm nhu cầu vay vốn kinh doanh của DN. Trước tình hình đó, ACB đã giảm lãi suất cho vay, chấp nhận chịu ảnh hưởng về doanh thu và lợi nhuận của NH. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, cung ứng dich vụ, khiến DN đang vay vốn làm ăn thua lỗ, kinh doanh không hiệu quả nên không có khả năng trả nợ cho NH.

Hai là, Trên thị trường xuất hiện rất nhiều NHTM uy tín : Vietcombank, Techcombank, MB, BIDV… đây đều là những đối thủ cạnh tranh cần chú ý của ACB. Khách hàng DNVVN có xu hướng tin dùng những NH có vốn nhà nước bởi họ tin tưởng về sự an toàn, uy tín của NH, đặc biệt là ho ưa thích sử dụng dịch vụ tín dụng tại các NH này vì NHNN có những ưu đãi riêng về lãi suất …Trước sự cạnh tranh gay gắt cùng với việc bị phụ thuộc vào quyền lựa chọn của KH dẫn đến hoạt động tín dụng của ACB nguy cơ gặp nhiều khó khăn.

Ba là, Chính sách của NHNN chưa thực sự có hiệu quả trong việc giảm nợ xấu của các NHTM. Các quy định, văn bản, thông tư còn chồng chéo và rắc tối gây cản trở NH trong quá trình thực thi. Pháp luật chưa thực sự có hiệu quả trong nhiều trường hợp dẫn đễn tâm lý lười trả nợ hoặc không có ý định trả nợ của khách hàng.

Trước thực tế cạnh tranh khốc liệt trong thị trường NH cùng mục tiêu trở thành “ Ngân hàng của mọi nhà”, ACB cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện những hạn chế, phát triển dịch vụ để phục vụ KH một cách toàn diện nhất góp phần

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong nội dung chương 3, Tác giả đã trình bày những thông tin khái quát về ACB như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, cũng như các thông tin liên quan tới hoạt động tín dụng giai đoạn 2018-2020. Từ số liệu và phân tích, tác giả đã chỉ ra những thành tích đạt được và những hạn chế cần hoàn thiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những thiếu sót này. Vì vậy, để nâng cao “chất lượng tín dụng “ cần xem xét vấn đề toàn diện, nghiêm túc đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải.

Sau đây, khóa luận sẽ đưa ra những giải pháp cho ACB cũng như đề xuất kiến nghị đến NHNN và các ban lãnh đạo NH với mục đích nâng cao CLTD của cả hệ thống ACB.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp á châu – khu vực hà nội (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)