HO ẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

1.3. HO ẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

1.3.1.Khái niệm và vai trò của hoạt động huy động tiền gửi

* Khái niệm tiền gửi tiết kiệm cá nhân:

Theo quy chế về tiền gửi tiết kiệm ( Ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài

khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

1.3.2. Các hình thức huy động vốn trong Ngân hàng nói chung 1.3.2.1. Tiền gửi không kỳ hạn

Sản phẩm tiêt kiệm không kỳ hạn dành cho đối tượng KH cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục đích an toàn và sinh lời nhưng không chọn hình thức tiền gửi này chủ yếu vì mục đích an toàn và tiện lợi. Đối với NH, loại tiền gửi này KH muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ đẻ chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do đo NH thường chi trả lãi rất thấp cho loại hình tiền gửi này.hiết lâp được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai.

1.3.2.2. Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn được thiết kế dành cho KH cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vì mục đích an toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn hình thức gửi tiền này là lợi tức có được theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng KH này. Lãi suất được trả cho tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn cao hơn lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. Ngoài ra mức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm ( VND, USD, EUR…) và tùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi.

Với hình thức này, KH chỉ được phép rút tiền đúng kỳ hạn như đã cam kết. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút KH gửi tiền thì NH cho phép KH được rút tiền trước kỳ hạn nếu có nhu cầu, nhưng khi đó KH sẽ chỉ được trả lãi suất theo tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại :

- Căn cứ vào kỳ hạn gửi : tiền gửi kỳ hạn 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12

tháng hoặc lâu hơn đến 24 hoặc 36 tháng. Hiện nay, để tạo điều kiện cho KH, nhiều NH còn có cả tiền gửi kỳ hạn theo tuần.

- Căn cứ vào phương thức trả lãi: tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ ( tháng hoặc quý ).

- Căn cứ vào loại tiền gửi : tiền gửi VNĐ, tiền gửi USD, EUR,gửi vàng….

1.3.2.3. Các loại tiết kiệm khác

Hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm an khang, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm tích lũy tương lai. Với những nét đặc trưng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn đổi mới và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của đổi thủ cạnh tranh.

1.3.2.4.Phát hành giấy tờ có giá

Khái niệm : Giấy tờ có giá là chứng nhận của NHTM phát hành về huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các NHTM và người mua bao gồm : kỳ phiếu NH, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu

1.3.3. Rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi 1.3.3.1. Rủi ro lãi suất

Biểu hiện rủi ro lãi suất liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi :

+ Quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn huy động không phù hợp với quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn đầu tư tài sản, dẫn đến hậu quả là khi lãi suất biến động làm giảm thu nhập lãi ròng cận biên và giá trị ròng vốn chủ sở hữu.

+ Lãi suất huy động sẽ tăng nhanh hơn lãi suất đầu tư tài sản hoặc giảm chậm hơn lãi suất đầu tư tài sản.

1.3.3.2. Rủi ro thanh khoản

Các NH luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất toán và luôn

tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. NH có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản, biểu hiện là:

+ Cơ cấu quy mô của vốn huy động không phù hợp với quy mô tài sản + Tính cơ động và mức độ ổn định cuả nguồn vốn huy động không cao + Khả năng tiếp cận với thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn do mất uy tín với KH đặc biệt là KH truyền thống và với các cơ quan quản lý.

1.3.3.3. Rủi ro tỷ giá

Mục đích cuối cùng của các NHTM trong việc đẩy mạnh lãi suất huy động các loại ngoại tệ thực chất vẫn là huy động nguồn Việt Nam đồng (VNĐ). Có hai cách để các NHTM chuyển nguồn huy động các ngoại tệ thành VNĐ. Cách thứ nhất là các NHTM bán các ngoại tệ này để có tiền VNĐ, hay nói cách khác NHTM sẽ tạm thời âm trạng thái ngoại tệ ngoài USD và sẽ chịu rủi ro về biến động tỷ giá. Bởi khi người gửi tiền rút tiền, các NHTM sẽ mua lại ngoại tệ đã bán trước đó trả cho người gửi tiền theo tỷ giá tại thời điểm mua . Cách thứ hai là đem thế chấp ở các NHTM giảm căng thẳng thanh khoản tránh được rủi ro tỷ giá nhưng lại phải trả một khoản lãi suất khá lớn.

Các loại rủi ro trên vừa là hệ quả của hoạt động huy động tiền gửi vừa có bản chất là rủi ro bảng cân đối tức là các rủi ro phát sinh do tương quan nội tại giữa tài sản và nợ thể hiện trên bảng cân đối kế toán của NHTM.

1.3.3.4. Rủi ro tác nghiệp

Những rủi ro phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ tiền gửi là hậu quả của những sai lệch, trục trặc phát sinh từ con người, hệ thống, quy trình hoặc những sự kiện bên ngoài. Đây là một loại rủi ro thuần túy thuộc hoạt động huy động tiền gửi.

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)