Ki ến nghị với Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 104 - 116)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.2. Ki ến nghị với Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Thứ nhất, củng cố và hoàn thiện trung tâm công nghệ thông tin, hỗ trợ công tác truyền thông cũng như cập nhật các phần mềm tiên tiến phục vụ nhu cầu chuyên môn của hệ thống. Cập nhật liên tục thông tin phòng ngừa rủi ro, phòng chống rửa tiền lên chương chương trình. Cập nhật kịp thời danh sách khách hàng đen, các đối tượng khách hàng bị hạn chế mở tài khoản lên ngay chỗ giao dịch viên mở tài khoản cho khách hàng, và có thông báo ngay trên màn hình để giao dịch viên biết để từ chối khách hàng.

Đồng thời, trung tâm công nghệ thông tin tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện nhiều báo cáo để hỗ trợ giao dịch viên trong quá trình phục vụ theo nhu cầu khách hàng. Nghiên cứu các báo cáo cần thiết hỗ trợ bộ phận kiểm tra KSNB phát hiện nhanh nhất những sai phạm trong hệ thống, nhằm giúp giảm áp lực do thiếu nhân sự kiểm soát.

Thứ hai, bộ phận điện toán tại chi nhánh luôn là đầu mối về công nghệ thông tin, tiếp thu những công nghệ tiên tiến, những chương trình cập nhật từ trung tâm công nghệ thông tin và hướng dẫn cập nhật tự động hay hỗ trợ cập nhật thủ công tới từng phòng ban tại chi nhánh một cách kịp thời, tránh tình

trạng để máy tính không truy cập được, làm gián đoạn giao dịch của khách hàng, gây phản cảm, mất hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng.

Thứ ba, Tổ chức các đoàn kiểm tra, phúc tra thường xuyên tại chi nhánh trong diện hoạt động hiệu quả thấp hoặc có nhiều sai sót, từ đó báo cáo, đánh giá và đề xuất ban lãnh đạo có những biện pháp xử lý phù hợp. Định kỳ hàng quý hoặc 6 tháng chi nhánh có thể giao chuyên trách cho bộ phận hậu kiểm kiểm tra toàn bộ quy trình sắp xếp ISO, kiểm tra chữ ký mẫu dấu giữa hồ sơ giấy và hồ sơ máy, đặc biệt là những món tiền gửi có giá trị lớn. Chi nhánh đưa ra quy định về các hình thức xử phạt khi cán bộ vi phạm tuỳ theo mức độ và ảnh hưởng đến khách hàng.

Thứ tư, Tập trung đề án giám sát từ xa: tiếp tục phối hợp với trung tâm công nghệ thông tin hoàn thiện chương trình giám sát nhằm giúp cho công tác kiểm tra KSNB phát hiện nhanh, kịp thời các sai sót , vi phạm trong toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng của BIDV nhằm quản lý rủi ro hệ thống hiệu quả.

Thứ năm, Chú trọng việc đầu tư trồng người , bên cạnh việc đầu tư trang thiết bị máy móc tốt, chương trình công nghệ mới, tiên tiến. Thì việc đầu tư con người cũng không kém phần quan trọng. Do đó ngân hàng phải thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ kể cả giao dịch viên, kiểm soát viên, lãnh đạo,.. mà đặc biệt hơn cả là đào tạo chuyên sâu cho cán cán bộ chuyên trách về nghiệp vụ kiểm tra KSNB bộ của đơn vị.

Thứ sáu, Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra KSNB , nhằm hạn chế rủi ro trong cả quá trình huy động nguồn tiền gửi, BIDV cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận kiểm toán nội bộ ở hội sở chính và phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được tách bạch bởi chi nhánh hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn khách quan, độc lập, không chịu bất cứ áp lực chi phối nào .

Cuối cùng,Theo ý kiến tác giả: nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tiền gửi nói riêng và nhiều hoạt động khác nói chung của BIDV Phú Tài, phòng Quản lý nội bộ nên bố trí nhân sự, sắp sếp công việc phù hợp cho bộ phận văn thư nhằm mục đích quản lý được con dấu của chi nhánh, đóng đúng, đóng đủ lên các chứng từ giao dịch hợp lệ, hợp pháp. Tránh trường hợp để con dấu cơ quan bị lợi dụng gây rủi ro thiệt hại cho ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động huy động nguồn tiền gửi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Với những lý luận chung được trình bày ở Chương 1 và thực trạng KSNB hoạt động huy’động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Phú Tài được trình bày ở Chương 2. Trong chương 3 này, tác giả đã tiến hành làm rõ một số nội dung:

- Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của KSNB hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Phú Tài.

- Tác’giả cũng đã trình bày đầy đủ các căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Phú Tài.

- Ngoài ra, tác giả còn trình bày đầy đủ các giải’pháp hoàn thiện KSNB tại hệ’thống BIDV và BIDV Phú Tài nói riêng trên các phương diện: Môi trường kiểm soát; thủ tục kiểm soát, đánh giá rủi ro; giải pháp về thông tin và truyền’thông, giải pháp về hoạt động’giám sát. Đặc biệt là phân chia trách nhiệm hợp lý đến từng cán bộ. Việc lựa chọn giải pháp nào còn phải cân nhắc

giữa’chi phí thực hiện và hiệu quả mà nó có thể mang lại sao cho phù hợp

nhất với tình hình của’chi nhánh.

KẾT LUẬN CHUNG Đóng góp về mặt lý luận

- Tác giả đã làm rõ được lịch sử quá trình hình thành và phát triển của KSNB qua các giai đoạn từ đầu hiện tại.

- Làm rõ định nghĩa và vị trí quan trọng của hệ thống KSNB.

- Hệ thống lý luận về KSNB đối với hoạt động huy động vốn trong các ngân hàng và’đặc điểm của hoạt động huy’động vốn có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB.

Đóng góp về mặt thực tiễn từ kết quả nghiên cứu của luận văn

- Tác giả đã’đi khảo sát rồi đánh giá thực trạng KSNB hoạt động huy động’vốn tại BIDV CN Phú Tài; đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại các nhược điểm của KSNB hoạt động huy động vốn tại BIDV Phú Tài.

- Tác giả đã đề’xuất các giải pháp’hoàn thiện KSNB hoạt động huy động vốn tại BIDV nói chung, BIDV CN Phú Tài nói riêng trên các phương diện:

Môi trường kiểm soát; ’đánh giá rủi ro; ’hoạt động kiểm soát; ’giám sát và thông tin và truyền thông

Mặc dù các’vấn đề được đề tài đưa’ra còn mang tính khái’quát cao nhưng tác giả cũng hy vọng rằng đề tài có thể góp phần không nhỏ hoàn thiện và tăng cường ’Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - CN Phú Tài trong thời gian tới’và có tính khả thi’trong việc ứng dụng vào thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài, nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Kim Anh (2018), Nghiên cứu trao đổi bình luận bàn về kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, truy cập http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/ban- ve-kiem-soat-noi-bo-va-hieu-qua-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep- 138421.html

[2] Bộ môn Kiểm toán – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2009), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuấn bản Lao động - xã hội, Hồ Chí Minh.

[3] Ths. Ngô Văn Chiến (2017), tác động và lộ trình của việc áp dụng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam, truy cập http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh- kinh-doanh/tac-dong-va-lo-trinh-cua-viec-ap-dung-chuan-muc-basel- ii-tai-viet-nam-115479.html, ngày 17/06/2017.

[4] Võ Minh Duy (2018), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động thẻ ATM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.

[5] Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiền gửi tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

[7] Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[8] Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao Động Xã Hội.

[9] Phan Trung Kiên (2014), Giáo trình Kiểm toán, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[10] Đặng Thị Mỹ Liên (2018), Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt

động huy động vốn tại Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo - Ngân hàng TMCP Công ThươngViệt Nam- chi nhánh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.

[11] Lê Thị Thanh Mỹ (2017), Bải giảng môn học Kiểm soát nội bộ nâng cao, Đại học Quy Nhơn, Quy Nhơn.

[12] Alejandro cremades (dịch giả: Trần Thị Bích Nga) (2018), Huy động vốn: Khó mà dễ (cách thuyết phục đánh gục nhà đầu tư), Nhà xuất bản thế giới, công ty phát hành saigonbooks

[13] Ngân hàng TMCP Đầu tư Việt Nam Chi nhánh Phú Tài (2006), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 12/06/2006, Thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài.

[14] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, Chi nhánh ngân hàng Nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 18 tháng 05 năm 2018, Hà Nội.

[15] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định 333/QĐ-HĐQT ngày 07/08/2007, Ban hành Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[16] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định 226/QĐ-HĐQT ngày 11/04/2008, Ban hành Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[17] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Quyết định số 6440/QĐ-NHBL ngày 14/10/2014, Quy định nghiệp vụ nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[18] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định số 3690/QĐ-TTDVKH ngày 28/06/2013, Quy định tổ chức giao dịch tại

bộ phận giao dịch khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[19] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2014), Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

[20] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định số 7460/QyĐ-BIDV ngày 30/11/2018, Quy định quản lý rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[21] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định số 7360/QĐ-KHDN ngày 25/11/2012, Quy định chính sách chăm sóc khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[22] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định 2569/QĐ-HĐQT ngày 26/12/2013, Ban hành quy chế về chế độ đối với cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[23] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định 16583/BIDV-ALCO ngày 20/12/2018, quy định về việc Cẩm nang quản lý thông tin khách hàng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[24] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Công văn số 1524/BIDV - NHBL ngày 09/02/2018, Ban hành Cẩm nang nghiệp vụ tiền gửi của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[25] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2017), Quyết định số 9699/QĐ-BIDV ngày 28/12/2017, Quy định xử lý một số vấn đề pháp lý liên quan đến tiền gửi, tài sản gửi của khách hàng.

[26] Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2017), Quyết định số 840/QĐ-VCB-TH&CĐKT ngày 30/06/2017, Quy định mở và sử

dụng tài khoản tiền gửi thanh toán trong hệ thống ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

[27] Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (2019), Thông tư số 02/2019/TT- NHNN ngày 28/02/2019, Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

[28] Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (2015, 2016, 2017,2018) Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh và định hướng phát triển năm tiếp theo.

[29] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2018), Quyết định 928/QĐ-BIDV ngày 27/11/2018, Ban hành quyết định ủy quyền ký các hợp đồng, chứng nhận tiền gửi phát sinh trong hoạt động huy động vốn, hoạt động cung cấp dịch vụ tại chi nhánh.

[30] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012), Công văn 6228/CV-NHBL3 ngày 28/12/2012, Hướng dẫn tác nghiệp, nghiệp vụ nhận tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[31] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2013), Công văn 7360/QĐ-KHDN ngày 25/11/2013, Quy định về Chính sách chăm sóc khách hàng Tổ chức tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

[32] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2014), Công văn 6824/CV-NHBL ngày 29/10/2014, Quy định về Chính sách chăm sóc khách hàng Cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[33] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài (2019), Thông báo 01/TB – BIDV.PT ngày 02/01/2019, Thông báo về

Chương trình chăm sóc khách hàng năm 2019 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài.

[34] Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2006), Quyết định 68/QĐ-HĐQT ngày 10/07/2006, Quyết định về việc mở chi nhánh Phú Tài của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[35] Nguyễn Thị Hồng Nhung (2017), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quy Nhơn.

[36] Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

[37] Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015, Hà Nội.

[38] Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), sửa đổi, bổ sung một số điều luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14, Hà Nội.

[39] Trần Thị Giang Tân (2016), Giáo trình Kiểm Soát Nội Bộ, NXB kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[40] Tạp chí Ngân hàng số 24 (2016), đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM Việt Nam và một số khuyến nghị, truy cập 24http://tapchinganhang.com.vn/danh-gia-he-thong-kiem-soat-noi-bo- cua-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-va-mot-so-khuyen-nghi.htm, ngày 10/02/2017.

[41] Tạp chí tin học ngân hàng số 84 (2014), tổng quan Basel II, truy cập https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh _chitiet?, ngày 27/03/2014.

[42] Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước về việc Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài .

[43] Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[44] TS.Bùi Quang Tín (2016), áp dụng Basel II ngân hàng được gì, truy cập http://cafef.vn/ap-dung-basel-ii-ngan-hang-duoc-gi-

20161115093534965.chn, ngày 15/11/2016.

[45] Giáp Hồng Vân (2014), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bình Định, Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Đà Nẵng.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Chức vụ

01 Lê Bá Duy Giám đốc

02 Nguyễn Văn Hoàng Phó giám đốc 03 Trần Nam Thông Phó giám đốc

04 Châu Minh Hiếu Trưởng Phòng Quản lý rủi ro 05 Nguyễn Thanh Trà Phó phòng Quản lý rủi ro

06 Nguyễn Thị Ái Linh Chuyên viên KTKS nội bộ về huy động vốn 07 Nguyễn Đình Tuấn Trưởng Phòng Quản lý nội bộ

08 Nguyễn Thị Kim Oanh Phó Phòng Quản lý nội – Phụ trách kế toán thu chi

09 Trần Thị Bảo Vân Phó Phòng Quản lý nội- Phụ trách Kế hoạch Tổng Hợp

10 Châu Thị Hà Trưởng phòng giao dịch khách hàng 11 Nguyễn Thị Ngọc

Thương

Phó phòng giao dịch khách hàng

12 Hồ Lâm Sơn Giám đốc PGD Phù Cát

13 Lê Quỳnh Kim Hà Giao dịch viên phòng giao dịch khách hàng 14 Trần Thị Thu Thảo Giao dịch viên phòng giao dịch khách hàng 15 Nguyễn Thị Kim Loan Chuyên viên phòng Quản lý nội bộ

16 Nguyễn Hồng Hải Trưởng phòng quản trị tín dụng 17 Phạm Thị Hoàng Tâm Phó phòng quản trị tín dụng

18 Nguyễn Thị Nhàn Chuyên viên phòng quản trị tín dụng 19 Nguyễn Thị Thu Hà Giao dịch viên Phòng giao dịch Phù Cát 20 Cao Thu Hằng Kế toán viên chi tiêu nội bộ

Một phần của tài liệu Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú tài (Trang 104 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)