CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
2.3.2. Nh ững hạn chế và nguyên nhân
Các quy trình huy động vốn được xây dựng khá chặt chẽ và nghiêm ngặt, song việc phân công thực hiện chưa có sự chuyên trách cho từng mảng nghiệp vụ dễ đưa đến sự chủ quan và thiếu tính kiểm soát.
Nhiều khâu trong quá trình giao dịch còn mang tính chất kiêm nhiệm, cụ thể: Do quy trình giao dịch một cửa, tuy nhiên việc giao dịch viên vừa thực hiện thu, chi tiền mặt vật lý,vừa thực hiện tư vấn cho khách hàng, vừa thực hiện tác nghiệp trên hệ thống, có thể dẫn đến nhiều sai sót, nhiều nghiệp vụ có thể không chuyên trách, và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bộ phận văn thư chịu trách nhiệm chính về việc quản lý con dấu chi
nhánh, có nghĩa vụ trực tiếp đóng dấu và vào sổ theo dõi sử dụng con dấu của cơ quan. Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều, số lượng chứng từ sử dụng con dấu của chi nhánh quá lớn, phòng văn thư chỉ có 1 nhân sự thuộc bộ phận Tổ chức hành chính, do vậy con dấu thường xuyên để trong trạng thái nhân viên tự đóng , điều này gây rủi ro rất nhiều nếu có trường hợp cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong quá trình huy động nguồn tiền gửi.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài chưa có chế độ đãi ngộ thực sự hấp dẫn và phù hợp đối với nhân viên nhân viên để kịp thời động viên, tạo động lực tốt để đội ngũ này thực sự toàn tâm, toàn ý trong công việc.
Phòng kiểm tra KSNB hiện tại là Phòng Quản lý rủi ro thuộc quyền kiểm soát của chi nhánh, điều này có nguy cơ dẫn đến rủ ro kiểm soát, tức là báo cáo kiểm tra không đầy đủ, không đúng, không kịp thời hoặc không đưa ra được biện pháp ngăn chặn và giải quyết phù hợp. Chức năng, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động chưa được thực hiện.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài chưa sâu sát các mối quan hệ với các sở, ban ngành liên quan, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,.. để nắm bắt được tình hình biến động của thị trường kể cả lãi suất tiền gửi và tỷ giá,…
Thứ hai, về đánh giá rủi ro:
- Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài do mô hình một kiểm soát viên kiểm soát tại chỗ cho các giao dịch viên, nghiệp vụ vừa nhiều, khách hàng lại đông, vừa kiểm soát vừa hỗ trợ giao dịch viên tư vấn, tiếp thị khách hàng, giải quyết phàn nàn của khách hàng, đôi lúc khách quá đông kiểm soát còn phải hỗ trợ giao dịch viên kiểm đếm tiền, do đó việc kiểm soát tại chỗ các giao dịch chưa thật sự hiệu quả, nhiều khi còn xảy ra các sai sót.
- Hạn chế trong công tác thu thập hồ sơ khách hàng.
- Chưa xây dựng được cơ chế áp dụng mức lãi suất linh hoạt, thả nổi cho từng đối tượng khách hàng.
- Hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát.
- Phòng kiểm tra KSNB chưa thực sự nắm bắt hết về tất cả các phần hành nghiệp vụ nên chất lượng kiểm tra chưa cao.
Thứ ba, về hoạt động kiểm soát:
- Các quy định nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phú Tài về hoạt động huy động vốn chưa cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân đối với việc kiểm tra giám sát. Việc kiểm tra kiểm soát tại chỗ của kiểm soát viên nhiều khi còn mang tính hình thức, chưa thật sự sâu sát vào từng nghiệp vụ cụ thể.
- Hoạt động kiểm tra kiểm soát của chi nhánh mà cụ thể là Phòng Quản lý rủi ro còn mang tính chất chung chung, đại khái, chỉ thực hiện kiểm tra kỹ các vấn đề đã sảy ra sai sót và đã được phát hiện.
- Công tác giám sát quá trình huy động vốn còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên và các bước thực hiện còn đè nặng lên trọng trách của giao dịch viên hơn là kiểm soát viên, nên ý thức kiểm soát viên chưa cao trong quá trình kiểm soát. (ví dụ, Cùng mở tài khoản thanh toán để huy động nguồn tiền gửi không kỳ hạn về cho chi nhánh hoặc cùng huy động món tiền gửi lớn về cho chi nhánh, cùng tác nghiệp trên hệ thống với hai cấp: cấp 1, giao dịch viên nhập liệu trên chương trình, cấp 2 là kiểm soát viên kiểm soát toàn bộ các bước thực hiện và phê duyệt, nhưng khi phát hiện lỗi, và ghi nhận lỗi, kiểm tra kiểm soát tại chi nhánh đa phần ghi nhận lỗi cho người tác nghiệp đó là giao dịch viên, còn kiểm soát viên thì lại bỏ qua, có thể là do sự cả nể nhau trong công việc, do đó làm giảm tính hiệu quả trong quá trình kiểm soát.
Thứ tư, về thông tin và truyền thông:
- Mặt dù Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Phú Tài được áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong xử lý nghiệp vụ và quản trị ngân hàng nhưng hệ thống báo cáo về hoạt đông huy động vốn tương đối nhiều, và khả năng xử lý những báo cáo này còn tuỳ thuộc vào trình độ nhân viên sử dụng chúng. Báo cáo có kịp thời hay không, dữ liệu có chuẩn xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu nhập liệu từ ban đầu của người khai báo đó là giao dịch viên, Nếu dữ liệu ban đầu sai, dẫn đến các báo cáo không còn đúng nữa.
- Sự truyền đạt thông tin trong hệ thống BIDV còn chưa hiệu quả. Sự thay đổi về các hình thức huy động, lãi suất huy động, đối tượng cần phải huy động, các sản phẩm, gói sản phẩm trong từng thời kỳ, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngân hàng có thể được cập nhật, sữa đổi thường xuyên nhưng những người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ lại không có điều kiện để cập nhật chúng một cách kịp thời.
Thứ năm, về giám sát:
- Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra giám sát ngân hàng như thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phòng kiểm tra KSNB, kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước... chưa đồng bộ. Công tác thanh tra kiểm tra của Hội sở chính với chi nhánh còn chồng chéo, trùng lắp, gây lãng phí thời gian và không hiệu quả. Trong khi đó các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ của quá trình huy động vốn chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa được đánh giá lại một cách độc lập khách quan
- Công tác giám sát về hoạt động huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn bởi sự ra đời của nhiều ngân hàng tư nhân với mức lãi suất cao và các hình thức khuyến mãi thường xuyên đã thu hút khách hàng dân cư, nên việc áp lãi suất huy động cũng như việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ bị hạn chế trong thực tế phát sinh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quát về chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, giới thiệu thực trạng KSNB hoạt động huy động vốn tại chi nhánh.
Cụ thể:
- Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài bao gồm: Lịch sử hình thành phát triển; chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức hoạt động; đặc điểm tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý có ảnh hưởng đến KSNB.
- Giới thiệu về hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài, bao gồm: giới thiệu sơ lược về các sản phẩm đang được áp dụng để huy động vốn tại chi nhánh, những kết quả huy động vốn đạt được trong 4 năm gần đây; thực trạng KSNB hoạt động huy động vốn tại chi nhánh.
Việc tìm hiểu đầy đủ về thực trạng KSNB đối với hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài có thể là cơ sở để tiến hành đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại các nhược điểm của KSNB đối với hoạt động huy động vốn, những kết quả đạt được và những hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp và các kiến nghị phù hợp, hữu ích nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Tài có thể được làm rõ ở chương 3.