Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty tnhh ống thép hòa phát (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

1.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.7. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định

Quyết định kinh doanh là lựa chọn một phương án kinh doanh có hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh doanh của DN từ nhiều phương án kinh doanh khác nhau.

Quyết định kinh doanh gắn liền với những hành động và kết quả kinh doanh trong tương lai. Bởi quyết định knh doanh sẽ không bao giờ thay đổi được quá khứ, nó chỉ được kiểm chứng trong tương lai. Do đó, các quyết định của nhà quản trị hiện tại chính là kết quả và hệ quả cho những nhà quản trị kế thừa. Khi lựa chọn quyết định kinh doanh, nhà quản trị phải xem xét đến nhiều mục tiêu khác nhau như sự cực đại về doanh số, về lợi nhuận, giảm thiểu chi phí, tăng chất lượng phục vụ, sự tồn tại và ổn định của DN…

Quyết định kinh doanh thường ảnh hưởng đến nhu cầu tài chính khác nhau, ảnh hưởng đến các nhu cầu kinh doanh khác nhau. Nếu căn cứ vào thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi quyết định kinh doanh, có thể chia quyết định kinh doanh thành hai loại:

Biến động định

phí SXC = Định phí SXC thực tế - Định phí SXC dự toán

- Quyết định kinh doanh ngắn hạn: là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi dưới một năm. Ví dụ như quyết định về sự tồn tại hay giải thể một bộ phận kinh doanh trong kỳ kế hoạch, quyết định về sự chọn lựa các phương án kinh doanh của DN.

- Quyết định kinh doanh dài hạn: là quyết định kinh doanh mà thời gian hiệu lực, thời gian ảnh hưởng và thực thi thường trên một năm. Ví dụ như quyết định đầu tư tài sản cố định, xây dựng các phương án kinh doanh dài hạn…

1.2.7.1. Sử dụng thông tin CPSX thích hợp trong việc ra quyết định ngắn hạn Quyết định ngắn hạn có hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn về kinh tế và tiêu chuẩn về tính kịp thời của cá quyết định ngắn hạn. Tiêu chuẩn về kinh tế: là tiêu chuẩn tiên quyết, đòi hỏi các nhà quản trị các cấp trong nội bộ DN hết sức năng động, linh hoạt và nhạy bén trong mọi tình huống của những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN, với phương châm tiết kiệm vốn, chi phí SXKD thấp, hiệu quả kinh tế cao. Tiêu chuẩn về tính kịp thời của các quyết định ngắn hạn: thể hiện khi thời cơ đến, các nhà quản trị DN phải biết chớp thời cơ, giải quyết những vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD đúng lúc, nhằm đem lại lợi ích kinh tế cao cho DN.

Dựa trên việc phân tích đánh giá thông tin chi phí sản xuất thích hợp, nhà quản trị có thể đưa ra một số quyết định sau:

- Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài: Phần lớn các sản phẩm của DN sản xuất ra bao gồm nhiều chi tiết hợp thành. Việc quyết định mua ngoài hay tự sản xuất các chi tiết, cụm chi tiết về cơ bản cần quan tâm đến việc dảm bảo chất lượng của chi tiết, sản phẩm và đảm bảo được tiến độ sản xuất của DN hay không. Đồng thời, các nhà quản trị cần xem xét việc so sánh và phân tích chênh lệch giữa CPSX và giá mua của chi tiết, sản phẩm. Trước khi đi đến quyết định tự sản xuất hay mua ngoài, nhà quản trị cần loại bỏ các chi phí chìm như chi phí khấu hao, định phí sản xuất chung phân bổ vì đây là những thông tin không thích hợp đối với quá trình ra quyết định. Thay vào đó, nhà quản trị nên chú trọng vào các thông tin về biến phí, chi phí cơ hội.

- Quyết định tiếp tục sản xuất hay bán ngay thành phẩm: Các nhà quản trị căn cứ vào thông tin CPSX mà kế toán quản trị cung cấp dựa vào kết quả so sánh giữa

thu nhập tăng thêm với chi phí tăng thêm do tiếp tục chế biến. Nếu thu nhập tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm thì ra quyết định tiếp tục chế biến rồi tiêu thụ.

Ngược lại, nếu thu nhập tăng thêm nhỏ hơn chí phí tăng thêm thì nhà quản trị DN có thể quyết định bán ngay thành phẩm, không tiếp tục chế biến.

- Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận; đây là một quyết định thường gặp ở các DN tổ chức kinh doanh có nhiều bộ phận, ngành hàng khác nhau, nhằm xem xét có nên tiếp tục kinh doanh bộ phận hoạt động không hiệu quả hay không. Quyết định loại bỏ hay ngừng sản xuất một bộ phận, sản phẩm là một trong những quyết định phức tạp nhất mà nhà quản trị phải thực hiện vì nso chịu tác động của nhiều nhân tố. Để xác định thông tin thích hợp cần phân tích thông tin đã thực hiện, thông tin dự toán và các thông tin khác. Từ đó, phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa các phương án để nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời nhất.

- Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn hàng: Quyết định này thường gặp trong trường hợp DN nhận được thêm các đơn đặt hàng với mức giá thấp hơn giá thông thường ngoài những sản phẩm mà DN tiêu thụ. Việc phân tích thông tin thích hợp phụ thuộc và năng lực sản xuất của DN. Nếu đơn hàng nằm trong phạm vi năng lực sản xuất bình thường của DN thì DN sẽ dựa vào biến phí của đơn hàng để quyết định. Nếu đưn hàng vượt quá năng lực sản xuất hiện tại thì cần cân nhắc chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn lực của DN cho đơn hàng. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, vừa tận dụng nguồn lực kinh doanh, vừa tăng doanh thu, đảm bảo hiệu quả hoạt động.

- Quyết định về giá bán sản phẩm: đây là quyết định phức tạp đối với nhà quản trị vì nó phụ thuộc và nhiều yếu tố bao gồm cả trong nội bộ (chi phí sản xuất, lợi nhuận mong muốn,…) và bên ngoài DN (quan hệ cung cầu, tình hình thị trường,..).

Quyết định về giá bán đều dựa trên nguyên tắc giá bán phải luôn đủ để bù đắp cho tất cả các CPSX đã bỏ ra và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận lâu dài.

1.2.7.2. Sử dụng thông tin chi phí sản xuất thích hợp trong việc ra quyết định dài hạn

Các phương pháp ra quyết định dài hạn của quản trị DN tuy mỗi phương pháp giữa chúng có sự khác nhau về nội dung và ý nghĩa kinh tế, nhưng đều có tác dụng

nhất định đối với quản trị DN trong việc lựa chọn phương án tối ưu để ra các quyết định đầu tư dài hạn của DN. Giữa các phương pháp có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau nhằm giúp nhà quản trị DN có quyết định sáng suốt, thúc đẩy quá trình SXKD của DN phát triển bền vững. Quyết định đúng đắn thể hiện sự nhạy bén của DN trong chiến lược phát triển SXKD theo cơ chế thị trường; là căn cứ quan trọng để nhà quản trị đưa ra các quyết đinh ngắn hạn chính xác, hợp lý nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng của các nguồn lực hiện có hay còn đang tiềm ẩn của DN. Các quyết định này có thể là quyết định về mua sắm máy móc thiết bị mới, quyết định thay thế cải tạo máy móc thiết bị cũ, quyết định đầu tư sản xuất, quyết định thực hiện dự án mới…Đối với các quyết định dài hạn, nhà quản trị cần tính toán dòng thu, dòng chi của từng dự án, sau đó sử dụng các phương pháp (hiện giá thuần-NPV; tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian-IRR; kỹ hoàn vốn; tỷ lệ sinh lời giản đơn…) để đưa ra quyết định có đầu tư dự án hay không, dự án nào là phù hợp để DN đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

KTQT chi phí sản xuất là nguồn thông tin quan trọng hỗ trợ cho quản trị DN.

Những thông tin mà KTQT chi phí sản xuất cung cấp là những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định của các nhà quản trị.

Chương 1 đã hệ thống hóa và nâng cao lý luận về kế toán quản trị chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp như khái niệm, bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán quản trị chi phí sản xuất. Từ đó, đi sâu vào nghiên cứu nội dung cơ bản về kế toán quản trị chi phí sản xuất như phân loại chi phí sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng chịu phí, lập dự toán các chi phí,…

Trên cơ sở đó, chương sau sẽ nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Chi nhánh Công ty TNHH Ồng thép Hòa Phát.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại chi nhánh công ty tnhh ống thép hòa phát (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)